Stanwik

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài:

HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG CHUYÊN SÂU.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung và trong trường Tiểu học nói riêng, nhà trường phải có những kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý tốt nhất là kế hoạch quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu (mỗi giáo viên chỉ dạy một hay một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau).
 Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, “dạy theo hướng phân hóa đối tượng”, trong nhà trường hiện nay thì việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu là vấn đề cần được khuyến khích và thực hiện tốt.
 Việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó khăn cần vượt qua như sau:
• Công tác chủ nhiệm:
- Giáo viên không chủ động được thời gian để giáo dục học sinh (Một số học sinh cá biệt…).
- Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn như thế nào để nâng cao chất lượng HS.
• Công tác bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên:
- Giáo viên còn lúng túng trong việc dạy chuyên sâu.
- Giáo viên dần chỉ chú trọng đến môn mình được phụ trách.
- Giáo viên bộ môn vắng, không giáo viên dạy thay.
• Công tác nâng cao chất lượng dạy bộ môn:
- Giáo viên chưa đảm bảo nội dung bài dạy trong một thời gian quy định (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toán.
• Công tác kiểm tra, chấm trả bài:
- Giáo viên dạy bộ môn phải quá nhiều.
• Công tác phụ đạo học sinh yếu:
- Đối với giáo viên bộ môn thì số lượng học sinh yếu cần phụ đạo sẽ nhiều hơn so với việc chủ nhiệm một lớp.
- Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến con em mình.

 Để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, người Hiệu trưởng phải có kế hoạch và những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cũng như trong nhiệm vụ quản lý việc dạy học theo hướng chuyên sâu.

II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Như ta đã biết việc dạy học theo hướng chuyên sâu là mỗi giáo viên chỉ dạy một hay một số ít môn học cho nhiều lớp khác nhau, để giải quyết những vấn đề được đặt ra như trên, ngay từ đầu năm học, người Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo hướng chuyên sâu cũng như thực tế trong quá trình giáo viên giảng dạy. Gửi giáo viên theo tập huấn các chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu do Phòng giáo dục tổ chức.
 Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân công giáo viên giảng dạy theo hướng chuyên sâu: Tham khảo ý kiến trong Hội đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường sở đoản của giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
 Chỉ đạo Phó hiệu trưởng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Lập kế hoạch tập huấn công tác dạy học theo hướng chuyên sâu, lên kế hoạch thực hiện chuyên đề, kiểm tra giáo viên, kiểm tra chuyên đề, thường xuyên thăm lớp dự giờ… hầu giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên.
 Chỉ đạo công tác thư viện: chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy nhất là việc dạy theo hướng chuyên sâu.
 Chỉ đạo công tác thiết bị: chỉ đạo cán bộ thiết bị trang bị đầy đủ cũng như bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy học, ĐDDH, trang bị phòng máy chiếu ứng dụng công nghệ thông tin cố định… nhằm hỗ trợ tốt công tác dạy và học.
 Thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu của ngành giáo dục nhất là vào buổi họp phụ huynh đầu năm học để từ đó họ sẽ hỗ trợ nhà trường nhiệt tình hơn.
 Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh, giúp Cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan trọng và mục đích của việc giảng dạy theo hướng chuyên sâu và làm tốt công tác chủ nhiệm đối với lớp được phân công chủ nhiệm. Đồng thời thường xuyên liên hệ trực tiếp với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học tập và hạnh kiểm của từng học sinh nhằm có hướng rèn luyện, uốn nắn kịp thời.
 Nâng cao chất lượng tay nghề giáo viên: Thường xuyên thăm lớp dự giờ, kiểm tra giáo viên; tổ chức chuyên đề dạy học theo hướng chuyên sâu trong khối Bốn và khối Năm cũng như các tiết thao giảng tại trường, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ những chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức để giáo viên có dịp học tập và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau… từ đó giúp GV không còn lúng túng trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu.
 Thường xuyên bồi dưỡng trong ý thức GV, GV tiểu học là GV được đào tạo dạy toàn cấp. Do đó, dù được phân công giảng dạy một môn hay một số môn nhưng GV vẫn không ngừng nghiên cứu chương trình khối khác, những môn học khác để tích hợp trong việc giảng dạy những môn mình đảm trách nhằm đạt kết quả cao nhất, cũng như khi được phân công giảng dạy khối khác hay môn học khác vẫn đảm bảo giảng dạy tốt.
 Nâng cao nhận thức giáo viên trong việc dạy chuyên sâu: ý thức trong việc dạy tốt phân môn mình đảm trách và làm tốt công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh trong những lớp mà mình giảng dạy theo phương châm “mỗi giáo viên bộ môn cũng là một giáo viên chủ nhiệm”.
 Trong công tác soạn giảng, yêu cầu giáo viên lên kế hoạch bài giảng cũng như nội dung bài soạn phải bám sát theo chuẩn kiến thức và kỹ năng… để trong trường hợp giáo viên vắng giáo viên khác dạy thay sẽ sử dụng dễ dàng.
 Thường xuyên nhắc nhở giáo viên bộ môn nếu có việc cần thiết phải nghỉ dạy, phải gửi trước giáo án cho BGH để BGH chuyển đến giáo viên dạy thay.
 Nâng cao chất lượng cho từng môn học: Yêu cầu giáo viên cần chuẩn bị bài giảng thật chu đáo. Các hoạt động lên lớp được vạch ra rõ ràng và chặt chẽ. Lựa chọn các phương pháp tối ưu để giảng dạy, không dàn trải cũng không ôm đồm kiến thức hầu đảm bảo lượng kiến thức cơ bản trong một lượng thời gian nhất định (35 – 40 phút), nhất là những môn như Tập làm văn, Tập đọc, Toáùn.

• Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập làm văn với trình độ của học sinh trên địa bàn phường Tân Thới Hoà hiện nay, có rất ít học sinh có lối hành văn hay, vì vậy nếu chỉ đơn thuần hướng các em hành văn bằng phương pháp giảng giải thì khó có thể hướng các em viết được những bài văn hay. Thế nên việc hướng dẫn học sinh quan sát cảnh thật việc thật bằng phim ảnh hay cảnh vật đang diễn ra trước mắt sẽ giúp các em hành văn tốt.
 Trong việc dạy học theo hướng chuyên sâu sẽ có một số GV phải chấm một lượng bài nhiều hơn những GV chỉ giảng dạy trong một lớp. Tuy nhiên, cũng không đòi hỏi người GV phải chấm 100% lượng bài mình đã đưa ra, mà người GV phải biết chọn lọc những bài trong những thời điểm cần kiểm tra lại sự tiếp thu kiến thức của HS cũng như kiểm chứng lại quá trình giảng dạy của người GV nhằm điều chỉnh việc giảng dạy cho tốt hơn. Người GV có thể chấm điểm HS trong lúc thực hành, kiểm tra miệng hay kiểm tra 10 phút, 15 phút hay luân phiên theo tổ, nhóm… như vậy sẽ giảm áp lực trong việc chẩm trả bài của người GV.
Qua một năm quản lý việc thực hiện giảng dạy theo hướng chuyên sâu, bản thân nhận thấy đạt đươc những hiệu quả thiết thực:

 Về phía giáo viên:
- Giáo viên có nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn môn học mình đảm trách.
- Việc soạn giảng của giáo viên nhẹ nhàng hơn, giáo án được giảm bớt một số môn nên đảm bảo chất lượng hơn. Giáo viên dành được nhiều thời gian hơn để tìm tư liệu hay nghiên cứu cho môn mình đảm trách.
- Cùng một nội dung, có thể thực hiện và rút kinh nghiệm cho những tiết học sau, giáo viên có thể chỉnh sửa ngay những thiếu sót của mình để có thể đạt được kết quả tốt cho các tiết kế tiếp.
- Giáo viên vững vàng hơn trong việc giảng dạy một số môn sở trường.
- Nhận được sự đồng tình và khen ngợi từ phía Cha mẹ học sinh.
Kết quả đánh giá tay nghề GV cuối năm:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với Tổ trưởng chuyên môn tại trường THPT Lý Thường Kiệt, Long Biên, Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
H quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT Lý Thường Kiệt huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Luận văn Sư phạm 0
T Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng Luận văn Sư phạm 0
M SKKN: Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tài liệu chưa phân loại 0
B Phân tích quan điểm: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học Tài liệu chưa phân loại 2
C [Free] Đề tài Hiệu trưởng với phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Đề tài Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần chúng Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài Hiệu trưởng trường tiểu học với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tài liệu chưa phân loại 0
D quản lý hoạt động đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 0
D quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng trường THPT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top