minhtrangkool
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Hình ảnh con người Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh _ hình ảnh của sự nhân từ của đức chúa
Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/-images-nopreview.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70455/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”.Hồ Chí Minh là người hiểu rõ truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trong hệ thống giá trị truyền thống của dân tộc, yêu nước là giá trị hàng đầu, là cơ sở để tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhân ngày lễ Giáng sinh ( 25- 12- 1945 ), trong Thư gửi các vị linh mục và đồng bào Công giáo Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định nguyện vọng chung của cả dân tộc:" Cách đây một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay, một vị thánh nhân là Đức Chúa Giê Su ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh cho đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần nhân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt, mà toả ra đã khắp, ngấm vào đã sâu.
Hồ Chí Minh cho rằng, người Việt Nam dù theo tôn giáo nào thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nước cũng không có gì mâu thuẫn, ngược lại còn thống nhất với nhau. Đối với tín đồ đạo Thiên Chúa, kính Chúa - yêu nước không chỉ là tình cảm, niềm tin mà còn là hành động noi gương Đức Chúa bởi:" Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ, và đưa loài người về bình đẳng, bác ái, tự do" và" Phúc Âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống, phúc đức như hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng, ruộng đất,…". Tuy nhiên Người không chỉ dừng lại ở đức tin tôn giáo và lòng yêu nước nói chung mà còn phát triển trên một trình độ cao hơn. Đó là: Đức tin tôn giáo có sự trùng hợp với mục tiêu, lý tưởng cộng sản. Người nói:" Nếu Đức Giê Su sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình vào những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người". Cũng như vậy, đối với đức Khổng Tử, Hồ Chí Minh nói:" Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta…, cũng có khả năng siêu nhân này chịu thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh trở thành người kế tục trung thành của Lênin". Đối với Hồ Chí Minh, việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới thành công của sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, Người coi trọng công tác tôn giáo, xem công tác tôn giáo là một bộ phận của công tác vận động quần chúng. Người thường xuyên thăm hỏi, động viên đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo, hướng hoạt động của họ theo phương châm sống " tốt đời, đẹp đạo"," Sống phúc âm trong lòng dân tộc", " dân tộc - đạo pháp và chủ nghĩa xã hội".
Để xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam, Hồ Chí Minh trân trọng, chắt lọc, kế thừa những giá trị quý báu của truyền thống văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, trong đó có các giá trị văn hoá - đạo đức tôn giáo. Người tự nhận mình là học trò của những vị sáng lập ra các tôn giáo lớn như : Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Giê Su, của các vị cách mạng tiền bối như Tôn Dật Tiên, C. Mác. Có lẽ vì thế mà một nhà văn - nhà báo phương Tây đã có nhận xét tinh tế về Người: "ở con người Hồ Chí Minh mỗi người đều thấy hiển hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được yêu quý nhất trong gia đình mình…Hình ảnh Hồ Chí Minh được hoàn chỉnh với sự khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của C. Mác, thiên tài cách mạng của V. I.Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong dáng dấp rất tự nhiên". Hồ Chí Minh đã gạn đục khơi trong, tiếp thu những giá trị của tôn giáo như: Đạo lý uống nước nhớ nguồn của đạo thờ tổ tiên, quan niệm nhân nghĩa của đạo Nho, từ bi của Phật, bác ái, bình đẳng của Chúa. Người nói:"Chúa Giê Su dạy: Đạo đức là bác ái, Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi, Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa". Người còn chỉ ra sự tương đồng của các tôn giáo là: "Mục tiêu cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giê Su đều giống nhau: Thích Ca và Giê Su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng chú, tự do và thế giới đại đồng". Người đánh giá cao ưu điểm của Nho giáo là trọng tu dưỡng cá nhân và Người đưa ra lời khuyên: "… chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của V.I.Lênin". Hồ Chí Minh còn chú trong khi khai thác sự hy sinh cao cả của các vị sáng lập ra các tôn giáo để nêu gương giáo dục đồng bào tôn giáo và đồng bào nói chung:" Đức Giê Su hy sinh vì muốn loài người được tự do hạnh phúc".
Hồ Chí Minh với phật giáo
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật. Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.
Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện. Thứ ba là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp.
Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng. Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc.
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể.Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp gỡ với giáo lý Phật giáo. Cốt tủy của Phật giáo là Từ bi hỷ xả, Vô ngã vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”(1).Mang khát vọng giải phóng nhân quần ra khỏi cảnh khổ đau, Thái tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cảnh sống vương giả, xuất gia tìm đạo: “Ta không muốn sống trong cung vàng điện ngọc, Ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà Ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, Ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài”Ảnh tư liệu Bảo tàng HCM - Xuân Loan sưu tầmCùng với hạnh nguyện trên đây của ...