daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 11 – Trung học phổ thông

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................v
MỤC LỤC.........................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.................................................................3
6.Các quan điểm nghiên cứu..............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6
8. Cấu trúc luận văn...........................................................................................7
NỘI DUNG ........................................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH
THÀNH KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11......9
1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................9
1.1.1. Một số vấn đề trong dạy học địa lí..........................................................9
1.1.2. Bản đồ giáo khoa...................................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................30
1.2.1. Phân tích chương trình Địa lí lớp 11 THPT ..........................................30
1.2.2. Tâm sinh lí học sinh lớp 11 tác động đến quá trình dạy học địa lí .......34
1.2.3. Thực trạng và định hướng rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh.......36
Chương 2: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................42
2.1. Mục đích rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11.......42
2.2. Những yêu cầu về việc sử dụng bản đồ trong dạy học đia lí lớp 11........42
2.2.1 .Yêu cầu đối với giáo viên......................................................................43
2.2.2 Yêu cầu đối với học sinh........................................................................44
2.3. Hình thức rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 45
2.4. Rèn luyện một số kĩ năng sử dụng bản đồ cần thiết trong quá trình
dạy học địa lí 11 ..............................................................................................48
2.4.1. Kĩ năng đọc bản đồ................................................................................48
2.4.2. Mô tả địa phương bằng bản đồ..............................................................51
2.4.3. Kĩ năng xác định vị trí đối tượng ..........................................................54
2.4.4. Kĩ năng đo đạc bản đồ...........................................................................56
2.4.5. Kĩ năng suy giải bản đồ.........................................................................57
2.5.6. Kĩ năng so sánh, đánh giá bản đồ..........................................................59
2.6.7. Kĩ năng vẽ lát cắt địa hình.....................................................................59
2.7.8. Kĩ năng sử dụng bản đồ ngoài thực địa.................................................60
2.5. Hệ thống bản đồ lớp 11 và kĩ năng sử dụng tương ứng...........................61
2.5.1. Hệ thống bản đồ sử dụng trong dạy học địa lí 11 .................................61
2.5.2. Kĩ năng sử dụng bản đồ tương ứng .......................................................62
2.6. Xây dựng một số giáo án dạy học địa lí 11 nhằm hình thành và tăng
cường kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh ...................................................67
2.6.1. Giáo án số 1...........................................................................................67
2.5.2. Giáo án 2: Dạy học thực hành...............................................................75
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................................80
3.1. Mục đích thực nghiệm..............................................................................80
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm...........................................................................80
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................................80
3.4. Phương pháp thực nghiệm........................................................................80
3.5. Nội dung thực nghiệm..............................................................................82
3.5.1. Giáo án thực nghiệm .............................................................................82
3.5.2. Tiến trình thực nghiệm ..........................................................................82
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................84
3.6.1. Về mặt định lượng.................................................................................84
3.6.2. Kết quả định tính ...................................................................................86
KẾT LUẬN......................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................90
PHẦN PHỤ LỤC.............................................................................................................92
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Địa lí dạy học trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh (HS)
những biểu tượng, khái niệm địa lí, giúp HS hiểu được thế giới khách quan đã
và đang diễn ra xung quanh chúng ta, mối liên hệ tác động qua lại giữa các hiện
tượng, sự vật,...
Trong quá trình dạy học môn Địa lí, ngoài truyền thụ các kiến thức về địa
lí thì việc giúp HS làm việc với bản đồ và khai thác tri thức từ bản đồ là rất
quan trọng và cần thiết. Theo Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô - K.A
Salishev: “Mọi nghiên cứu về địa lí đều xuất phát từ bản đồ và kết thúc cũng
bằng bản đồ” đã nói lên tầm quan trọng của bản đồ đối với Địa lí.
Bản đồ là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi để rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy Địa lí cho HS một cách độc
lập, sáng tạo. Phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí KT – XH thế
giới lớp 11 - THPT là rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học, làm tăng hứng thú học tập của các em. Đó chính là một trong
những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo
phương pháp tích cực, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, trong thực tế các trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay
thì việc sử dụng BĐGK chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Đa số các giáo
viên (GV) mới chỉ dừng lại ở mức độ coi BĐGK là phương tiện để minh họa các
kiến thức trong bài. Việc sử dụng các loại BĐGK để khai thác kiến thức cho HS
còn chưa được quan tâm đúng mức; vì vậy việc dạy học chưa đạt được hiệu quả,
chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó. Mặt khác, điểm nổi bật trong đổi mới
chương trình dạy học lớp 11 hiện nay là hệ thống SGK mới đã được đưa vào sử
dụng, trong đó có SGK Địa lí. So với SGK cũ, SGK Địa lí mới có ưu thế hơn
hẳn về kênh hình, trong đó có hệ thống BĐGK. Do đó, phương pháp dạy học
cũng cần có sự thay đổi theo cho phù hợp.
Trước tình hình đó để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói
chung và dạy học Địa lí KT – XH thế giới nói riêng, phù hợp với xu thế phát
triển của nhà trường nhằm giúp cho HS hình thành, rèn luyện kĩ năng sử dụng
bản đồ nhằm học tập tốt hơn môn Địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt trong giai
đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí
lớp 11 – THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để thấy được tầm quan trọng của bản đồ đối quá trình dạy học
Địa lí, tính tất yếu và hiệu quả sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí. Đồng thời
đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng bản đồ
cho HS lớp 11 trong quá trình học tập môn Địa lí.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng sử
dụng bản đồ trong dạy học Địa lí.
- Hệ thống hóa một số kĩ năng cần rèn luyện cho HS trong học tập Địa lí.
- Nghiên cứu những biện pháp cụ thể để hình thành và rèn luyện kĩ năng
sử dụng bản đồ cho HS.
- Ứng dụng các nội dung nghiên cứu của đề tài vào dạy học Địa lí 11 để
chứng minh tính hiệu quả cần thiết trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng
bản đồ cho HS một cách hợp lí.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về chuyên môn: Nghiên cứu về kĩ năng sử dụng bản đồ và quá trình hình
thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp11 THPT.
- Về không gian: Một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- Về thời gian: Năm học 2015 - 2016.
5. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Trong nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở Việt
Nam đều có đề cập đến cách thức sử dụng các thiết bị dạy học, trong đó có
phương pháp sử dụng bản đồ, ví dụ như: Đổi mới phương pháp dạy Địa lí theo
hướng dạy học tích cực hoá hoạt động của người học - Đặng Văn Đức, Nguyễn
Thị Thu Hằng, Nxb Sư phạm Hà Nội năm 2004; Phương pháp dạy học Địa lí -
Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng,
Trần Đức Tuấn, Nxb Giáo dục năm 1996; Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí
ở trung học phổ thông - Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Nxb Giáo Dục năm
2004... Nhiều báo cáo trong các tạp trí, tập san khoa học đã nêu các kết quả
nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy
học Địa lí theo hướng dạy học tích cực nói riêng và đặc biệt trong đó có phần
hướng dẫn cách thức sử dụng bản đồ Địa lí trong dạy học. Có nhiều công trình
khoa học viết riêng về cách sử dụng các thiết bị dạy học Địa lí như: Sử dụng
bản đồ - Lâm Quang Dốc, Nxb Giáo dục năm 1996; Giáo trình Phương pháp
sử dụng các phương tiện dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông - Nguyễn
Trọng Phúc, Nxb Giáo dục năm 1997; Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy
học Địa lí - Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001; Sử
dụng bản đồ và phương tiện kĩ thuật trong dạy học Địa lí - Nguyễn Trọng
Phúc, Nxb Đai học Quốc gia Hà Nội năm 1997; Lâm Quang Dốc, Nguyễn
Quang Vinh - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí lớp
10, Nxb Giáo dục năm 2007; Trong Giáo trình Bản đồ học – Nxb Đại học Thái
Nguyên, Tiến sĩ Đỗ Vũ Sơn hướng dẫn một số phương pháp sử dụng bản đồ cơ
bản như đọc bản đồ, đo đạc bản đồ, sử dụng bản đồ trong dạy học sử dụng bản
đồ ngoài thực địa,...
Trong một số luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ, cũng có đề cập đến
“phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí” như luận án phó tiến sĩ:
“Các biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS các lớp 6,7,8 phổ
thông cơ sở” của giảng viên Đặng Văn Đức. Gần đây trong quá trình nghiên
cứu nhằm đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT cũng có một số
bài viết về vấn đề sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí, như tài liệu “Chuyên đề
đổi mới phương pháp dạy học Địa lí bậc trung học” (Hà Nội 1999). Nhưng các
tài liệu cũng chỉ dừng lại ở mức đề cập đến ý nghĩa của bản đồ trong việc dạy
học Địa lí. Việc dạy các kiến thức và kĩ năng bản đồ cho HS THPT chưa có tác
giả nào nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống. Tuy vậy, các tài liệu đã nêu
chưa đi sâu nghiên cứu kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS trong dạy học riêng cho
môn Địa lí lớp 11. Hướng nghiên cứu của tác giả về hình thành kĩ năng sử dụng
bản đồ trong dạy học địa lí lớp 11 là mới.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình có liên quan, đề tài này sẽ
nghiên cứu cụ thể hơn việc “Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy
học Địa lí lớp 11 – THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí
nói chung và Địa lí lớp 11 – Chương trình cơ bản nói riêng.
6.Các quan điểm nghiên cứu
6.1 Quan điểm duy vật biện chứng
Phép biện chứng duy vật là cơ sở của mọi nhận thức khoa học. Phép
biện chứng gồm hai nguyên lí cơ bản:
- Nguyên lí về mối quan hệ phổ biến của thế giới chỉ ra cho các
nhà khoa học tính vô hạn của thế giới và tính hữu hạn của các sự kiện, hiện
tượng cụ thể và mối liện hệ phức tạp của chúng.
- Nguyên lí về tính phát triển của thế giới, theo đó nghiên cứu phải xem
xét các sự kiện, hiện tượng trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng.
Trong đề tài tác giả vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu bản
đồ trong dạy học môn địa lí trong các nhà trường.
6.2. Quan điểm cấu trúc hệ thống
Phương pháp hệ thống là con đường nghiên cứu các đối tượng phức tạp
trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận để đi sâu nghiên cứu, tìm ra
Qua tổng hợp, phân tích cho thấy điểm TB của lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng. Như vậy lớp thực nghiệm tiếp thu bài học tốt hơn lớp đối chứng,
các kĩ năng sử dụng bản đồ lớp thực nghiệm tốt hơn hẳn lớp đối chứng bởi vì
trong quá trình kiểm tra đánh giá đều yêu cầu HS vận dụng kiến thức trên bản
đồ để trả lời câu hỏi.
3.6.2. Kết quả định tính
Qua kết quả phân tích bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và đối chứng,
ý kiến xây dựng bài trên lớp, ý kiến trả lời phỏng vấn có nhận xét như sau:
- Đối với lớp thực nghiệm: Đa số HS nắm nội dung khá chính xác và đầy
đủ, lập luận chặt chẽ rõ ràng, tìm dược mối liên hệ trong sự vật, hiện tượng khi
nghiên cứu. Tính độc lập nhận thức thể hiện rõ thông qua việc trình bày khai
thác vấn đề một cách chủ động theo quan điểm của cá nhân HS. Phần lớn HS
có khả năng vận dụng tri thức đã học để giải quyết vấn đề trong nhiều tình
huống. Đặc biệt HS có khả năng vận dụng các kĩ năng sử dụng bản đồ vào
trong học tập môn địa lí, khai thác tri thức từ bản đồ. Tuy nhiên vẫn còn một số
ít học sinh chưa nắm tốt kiến thức, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát quát
hóa và vận dụng tri thức chưa được thể hiện rõ.
- Đối với lớp đối chứng: Việc tiếp thu của học sinh chưa thật tốt. Trình
bày vấn đề chưa chính xác, thiếu chặt chẽ, logic. Các em gặp nhiều khó khăn
trong khai thác tri thức từ bản đồ, vận dụng bản đồ trong học tập. Khả năng
khái quát hệ thống hóa kiến thức chưa tốt. Giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm,
kém hứng thú.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top