phamchi_dung

New Member
Download Luận văn Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học miễn phí



MỤC LỤC

MƠ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. KN dạy học
1.2.1 KN
1.2.1.1 Khái niệm về KN
1.2.1.2 Phân biệt kĩ năng và kĩ xảo
1.2.2 Quá trình dạy học
1.2.3 KN dạy học
1.2.3.1 Khái niệm về KNDH
1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNDH
1.2.4 Hệ thống KN dạy học
1.2.4.1 Nhóm KN hiểu HS
1.2.4.2 Nhóm KN thiết kế kế hoạch DH
1.2.4.3 Nhóm KN tổ chức thực hiện kế hoạch DH
1.2.4.4 Nhóm KN kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động DH
1.2.5 Cấu trúc KNDH
1.2.6 Hình thành KNDH
1.3. KN dạy học môn Toán
1.3.1 Môn Toán ở tiểu học
1.3.1.1 Mục tiêu
1.3.2.2 Đặc điểm môn Toán ở TH
1.3.2 PPDH môn Toán ở TH
1.3.2.1 Khái niệm về PPDH
1.3.2.2 Các PPDH môn Toán ở TH
1.3.2.3 PPDH các kiểu bài trong chương trình
môn Toán ở TH
1.3.3 Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH
1.3.4 Quá trình hình thành KNDH môn Toán cho SV ngành GDTH
1.4. Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH
2.1. Khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát.
2.1.2. Đối tượng khảo sát.
2.1.3. Nội dung khảo sát.
2.1.4. Phương pháp điều tra khảo sát
2.2. Phân tích kết quả.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH
2.2.2. Thực trạng nhận thức của GVTH về KNDH môn Toán
2.2.3. Thực trạng KNDH môn Toán của GVTH
2.2.4. Thực trạng rèn luyện KNDH môn Toán của SV ngành GDTH
2.3. Kết luận chương 2
Chương 3: Quy trình hình thành KNDH môn Toán
3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình
3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu
3.1.2 Nguyên tắc hệ thống
3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả
3.1.4 Nguyên tắc khả thi
3.2. Những KNDH cơ bản của môn Toán cần hình thành ở SV ngành GDTH
3.2.1 KN tổ chức giám sát hoạt động học tập cho HS
3.2.2 KN đoán và xử lí các tình huống sư phạm xẩy ra trong
giờ học Toán
3.3. Một số vấn đề cần lưu ý khi hình thành KNDH môn Toán
cho SV ngành GDTH
3.3. Quy trình hình thành KNDH môn Toán của SV ngành GDTH
3.3.1 Quy trình chung
3.3.2 Quy trình cụ thể
3.4. Thử nghiệm quy trình và kết quả thử nghiệm
3.5. Kết luận chương 3
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Có thể tiến hành dạy thực hành, luyện tập cho các lớp từ 1 đến 5 theo trình tự sau:
+ Bước 1: Giúp HS nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau .
Khi luyện tập nếu HS nhận ra được các kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì HS sẽ làm được bài. Nếu HS không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập thì GV nên giúp các em bằng những gợi ý, hướng dẫn để HS nhớ lại kiến thức và cách làm, không nên vội làm thay HS.
VD1: Sau khi học “phép cộng trong phạm vi 8”(lớp1) nếu làm các bài tập dạng 7+1=…,5+3=..thì HS dễ dàng nhớ và sử dụng các công thức đã học, nhưng với dạng bài tập phải so sánh hai biểu thức số như 7+1..2+6 thì HS phải nhận ra 7+1 và 2+6 đã gặp trong các công thức đã học: 7+1=8 và 2+6=8, do đó phải điền dấu = vào chổ chấm: 7+1=2+6.
VD2: Khi HS làm bài tập dạng “sắp xếp số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn”, GV nên hướng dẫn để HS nhận ra rằng:
- Cách làm bài tập này gần tương tự cách làm bài tập sắp xếp số tự nhiện theo thứ tự từ bé đến lớn thông qua các bước như: Xác định số bé nhất trong các số đã cho; xác định số bé nhất trong các số còn lại; tiếp tục xác định vị trí của số tiếp theo như cách làm trên cho đến hai số còn lại sau cùng; lần lượt viết số bé nhất tìm được ở mỗi bước trên thành một dãy, kể từ trái sang phải.
- cần sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân trong từng bước, và nhận ra được sự khác biệt trong quy tắc so sánh hai số thập phân với quy tắc so sánh hai số tự nhiên.
+ Bước 2: Giúp HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của từng em
GV nên yêu cầu HS làm các bài tập theo thứ tự đã có trong SGK (hay do GV sắp xếp lại), không tự ý lướt qua hay bỏ qua bài tập nào kể cả những bài tập được đánh giá là dễ. Cần lưu ý HS, các bài tập cũng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi đối tượng HS.
Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Cần khuyến khích HS làm nhanh, cẩn thận. Bên cạnh đó GV cần hổ trợ những em học kém hơn về cách làm bài. GV nên chấp nhận tình trạng trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài hơn HS khác, vấn đề ở đây GV không được nóng vội và làm thay cho những HS học kém hơn .
Trong quá trình làm bài cần tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS. Khi cần thiết có thể cho các em trao đổi trong nhóm nhỏ hay trong toàn lớp về cách giải của một bài toán. Nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm và trao đổi ở nhóm và lớp.
+ Bước 3: Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập.
Tập cho HS thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai hay không.
Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn bằng điểm rồi báo cáo lên GV.
Khuyến khích HS tự nói ra hạn chế của mình, của bạn sau khi tự kiểm tra đánh giá.
+ Bước 4: Khuyến khích HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với những cách giải đã có.
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho HS niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân (bằng khuyến khích nêu gương).
Tạo cho HS mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài học, HS vẫn không thoả mãn những gì đã đạt được. HS cần tự kiểm tra đánh giá và luôn luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.
VD: Với bài tập “tính bằng cách thuận tiện nhất: 4,2+ 3,5 + 4,5 + 6,8”. Chẳng hạn khi chữa bài HS có thể nêu cả hai cách tính sau:
Cách 1:
4,2+3,5 + 4,5 + 6,8 = 4,2 + (3,5+4,5) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= (4,2+ 6,8) +8
= 11+ 8
= 19
Cách 2:
4,2 + 3,5 +4,5 + 6,8 = (4,2 +6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11+ 8
= 19
Khi chữa bài GV nên tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để thấy cả hai cách tính trên đều sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. Mỗi cách tính có thể là thuận tiện nhất với từng đối tượng HS, do đó GV không nhất thiết yêu cầu HS khẳng định cách tính nào là thuận tiện nhất. Điều quan trọng là HS nhận được sự động viên khuyến khích của GV, của các bạn và tự HS rút ra được kinh nghiệm khi làm bài.
Với cách dạy học như thế GV không nhất thiết phải lo chọn thêm bài tập cho đối tượng HS có nhu cầu làm thêm bài tập mà có thể giúp HS khai thác sâu quá trình thực hiện một số bài thực hành có sẵn trong SGK. Đồng thời cách dạy như vậy sẽ tạo cho HS thói quen không thoả mãn với kết quả đã đạt được, tạo cho HS hứng thú tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
1.3.3 Cấu trúc KNDH môn Toán ở TH
Việc dạy học môn Toán ở tiểu học, đòi hỏi người giáo viên cần có những KNDH cơ bản sau:
- KN xác định mục tiêu, yêu cầu của một bài lên lớp cụ thể trong toàn bộ chương trình môn Toán ở tiểu học .
- KN phân tích và lựa chọn nội dung bài học cụ thể trong chương trình môn Toán. (Nắm được vị trí của mảng kiến thức đó trong toàn bộ chương trình và biết huy động kiến thức mà HS đã được học trước đó để bổ trợ cho việc nắm kiến thức mới).
- KN lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nội dung của bài học, trình độ và điều kiện học tập của HS.
- KN thiết kế các hoạt động học tập chủ yếu.(Mục tiêu của các hoạt động, cách thức tiến hành, thời gian cho hoạt động đó) .
- KN tổ chức, giám sát các hoạt động học tập cho HS. (Tổ chức các mối quan hệ giữa GV và HS giữa HS và tài liệu học, giữa HS với nhau giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới và cách thức hành động mới trong tiết học Toán ).
- KN đoán và xử lí các tình huống sư phạm có thể xẩy ra trong giờ học Toán.
- KN tổ chức quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS.
1.3.4 Quá trình hình thành KNDH môn Toán của SV ngành GDTH.
Như chúng tui đã trình bày ở phần trên, để hình thành bất kì một KNDH nào cũng cần luyện tập, cũng cố thông qua việc thực hiện các thao tác, hành động và diễn ra theo một quy trình trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hình thành KNDH môn Toán cũng vậy, quá trình hình thành nó cũng không nằm ngoài quá trình chung để hình thành bất kì một KNDH nào.
Khi bàn về quá trình hình thành KN, các nhà tâm lí đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Theo X.I.Kiêxgôp, ông phân chia việc hình thành KN cho SV thành năm bước như sau:
- Bước 1: Người SV được giới thiệu cho biết về hoạt động sẽ được tiến hành như thế nào .
- Bước 2: Diễn đạt các quy tắc lĩnh hội hay tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kĩ năng, kĩ xảo được tạo ra.
- Bước 3: Trình bày mẫu hành động. Người GV trình bày mẫu hành động với tốc độ bình thường, sau đó làm lại với tốc độ chậm, vừa làm vừa phân tích từng thao tác cho SV chứng kiến. Sau đó nguời GV làm lại một lần nữa theo tốc độ bình thường để SV quan

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

whirlwind

New Member
Re: [Free] Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học

ADD ơi cho mình link tải tài liệu với ....:)))) cần lắm ạ hj
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
C Quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì Luận văn Kinh tế 0
H Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank Luận văn Kinh tế 0
I Tình hình thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xây lắp vật tư kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
N Hình thành kỹ năng khai thác và sử dụng tài liệu trên Internet cho học sinh trong học tập Lịch sử ở trường THPT Luận văn Sư phạm 2
N Nghiên cứu các mô hình câu đơn trong tiếng Anh: thành tựu mới có thể sử dụng cho việc dạy kỹ năng nói cho thuyền viên Việt Nam Ngoại ngữ 0
X Hình thành Kỹ năng dạy học môn Toán cho Sinh viên ngành giáo dục tiểu học Tài liệu chưa phân loại 0
T Hình thành tool ứng dụng kỹ thuật Extrusion trong Dafting Tài liệu chưa phân loại 0
H Giáo trình Hình thành tool ứng dụng kỹ thuật select query và crosstab query Tài liệu chưa phân loại 0
H Giáo trình Hình thành đoạn mã ứng dụng nguyên lý sử dụng kỹ thuật lập trình trong access với PHP code Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top