bui_bay012

New Member

Download Hình thức văn bản, văn bản có chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng – một số vấn đề cần giải quyết miễn phí





Pháp luật của Đức và các nước thuộc gia đình pháp luật Đức dường như khắt khe hơn pháp luật của Pháp khi quy định hình thức của hợp đồng. Có thể nói rằng, pháp luật của Đức coi việc tuân thủ hình thức văn bản do luật định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Không tuân thủ hình thức văn bản có thể dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng. Tuy nhiên thực tiễn xét xử ở Đức cho thấy rằng, quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng không được áp dụng một cách máy móc mà tuỳ từng trường hợp vào hành vi của các bên. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến mua bán bất động sản toà án Đức thường xem xét hành vi của các bên có phù hợp với nguyên tắc thiện chí hay không xuất phát từ những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Năm 1947 bị đơn chia lô đất thuộc sở hữu của mình thành nhiều lô và cho một số nông dân thuê.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

HÌNH THỨC VĂN BẢN, VĂN BẢN CÓ CHỨNG THỰC LÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
TS. Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM
ThS. Lê Minh Hùng, Đại học Luật TP. HCM
Đặt vấn đề: Bộ luật Dân sự 2005, mặc dù đã có nhiều thay đổi hơn so với Bộ luật Dân sự 1995, tuy nhiên sau hơn 4 năm có hiệu lực đã bộc lộ khá nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định liên quan đến chế định quyền sở hữu và hợp đồng. Đối với chế định hợp đồng, một trong những vấn đề được giới nghiên cứu cũng như giới thực tiễn quan tâm là hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Về vai trò, ý nghĩa của hình thức hợp đồng, cụ thể ở đây là hình thức văn bản, văn bản có chứng thực, có nhiều ý kiến khác nhau trong khoa học pháp lý. Có quan điểm cho rằng, hình thức hợp đồng có hai chức năng (i) là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và (ii) là bằng chứng giao kết hợp đồng Xem Phạm Hoàng Giang, Tlđd, tr. 48.
. Một số tác giả khác lại cho rằng, “lý do hạn chế về hình thức hợp đồng rất khác nhau, tùy quan điểm của mỗi quốc gia. Nhưng tựu trung lại có ba lý do chủ yếu sau đây: để bảo toàn chứng cứ; để khẳng định “tính nghiêm túc, tính chắc chắn” của sự thể hiện ý chí các bên, và để bảo vệ trật tự pháp luật, trật tự công cộng” Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005., tr. 178-17 9.
. Theo Vũ Văn Mẫu, vai trò của hình thức hợp đồng, theo kiểu của “hình thức chủ nghĩa ngày nay” có thể tóm tắt trong bốn điểm: (1) Các hình thức trọng thể được ấn định cho một số hành vi quan trọng, cốt để các đương sự chú trọng đặc biệt việc mình sắp làm; (2) Các hình thức chứng cứ để dẫn chứng trước pháp luật (luật tố tụng trong trường hợp này chỉ chấp nhận hai cách dẫn chứng: “chứng thư hợp đồng” và “sự thú nhận của đương sự”); (3) Các hình thức cấp-tư-năng nhằm đảm bảo quyền định đoạt của những người chưa hoàn toàn có tư cách chủ thể độc lập để tự mình xác lập các giao dịch dân sự (ví dụ người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của mình); (4) Các hình thức công bố trong trường hợp có liên quan đến người thứ ba Vũ Văn Mẫu, Dân luật Khái luận, Sđd, tr. 320-1.
. Một số tác giả khác, ngoài các vai trò và ý nghĩa nói trên còn đề cập đến một số vai trò khác nữa của hình thức hợp đồng Xem Lê Minh Hùng, Sự ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 1, tháng 1/2009, tr.12 – 22.
. Từ những quan điểm nói trên, chúng tui cho rằng, hình thức của hợp đồng-cụ thể là hình thức văn bản và văn bản có chứng thực của hợp đồng đảm nhận ba vai trò cơ bản sau đây: i) là bằng chứng tồn tại của hợp đồng; ii) là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và; iii) có giá trị đối kháng với người thứ ba. Tuy nhiên chúng tui cho rằng, việc coi trọng chức năng nào trong ba chức nằng trên nên tuỳ từng trường hợp vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Trong phạm vi bài viết chúng tui muốn phân tích kỹ hơn về mối liên hệ giữa hình thức văn bản, văn bản có chứng thực với hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Trong quá trình đàm phán, thương thảo để ký kết hợp đồng mỗi chủ thể đều có ý chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi là có sự thoả thuận và hợp đồng được ký kết. Sự trùng hợp ý chí, hay nói cách khác sự thoả thuận của các bên được thể hiện bằng những hình thức khác nhau tuỳ từng trường hợp vào ý chí của họ: có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi và có thể bằng văn bản. Các hình thức thể hiện ý chí đó được gọi là hình thức của hợp đồng. Theo nguyên tắc thì các bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó được coi là một trong những nội dung của tự do hợp đồng-tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, giá trị, sự phức tạp của hợp đồng mà các bên lựa chọn hình thức phù hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau pháp luật khuyến nghị hay bắt buộc hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản, văn bản có chứng thực.
Liên quan đến hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong khoa học pháp lý của Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả cho rằng, nên quy định hình thức là một điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực trong những trường hợp cần thiết, và nếu hợp đồng không tuân thủ hình thức luật định thì có thể bị tuyên bố vô hiệu Xem: Hà Thị Mai Hiên, Sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam và vấn đề hoàn thiện chế định hơp đồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/(203) tháng 3/2005.
. Có thể nhận thấy, các tác giả theo quan điểm nói trên có vẻ như coi trọng yếu tố hình thức của hợp đồng. Rõ rằng, hợp đồng là sự thoả thuận và nếu quá coi trọng chủ nghĩa hình thức trong việc công nhận hiệu lực của hợp đồng sẽ dẫn tới sự can thiệp quá sâu của nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và làm cản trở sự phát triển của các quan hệ pháp luật tư vì đã hạn chế sự tự do ý chí của các bên. Tự do ý chí không chỉ là tự do tự nguyện thoả thuận xác lập các điều khoản của hợp đồng mà còn là tự do trong việc lựa chọn hình thức biểu hiện của tự do ý chí đó. Vì những lý do trên nên chúng tui cho rằng, khó có thể chia sẽ với quan điểm nói trên. Một số tác giả khác lại cho rằng, không nên quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, thậm chí nên bỏ hẳn các quy định về hình thức Xem: Phạm Công Lạc, Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, Báo Pháp luật Việt Nam, chuyên đề số 1-11/2004
. Quan điểm này có vẻ như coi nhẹ hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc coi nhẹ tới mức bỏ hẳn yếu tố hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc thiếu cơ chế để bảo vệ quyền lợi của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng, thiếu chứng cứ chứng minh tồn tại của hợp đồng, khó có thể bảo đảm trật tự công cộng cũng như an toàn pháp lý cho các bên và cả người thứ ba.
Pháp luật của các nước khác nhau có sự đánh giá hình thức văn bản của hợp đồng không giống nhau, có những yêu cầu về hình thức văn bản của hợp đồng, và không có pháp luật của nước nào quy định mọi trường hợp vi phạm hình thức mà pháp luật quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng-đều làm cho hợp đồng vô hiệu nhưng cũng không có hệ thống pháp luật nào miễn trừ hoàn toàn các yêu cầu về hình thức Xem: Lê Thị Bích Thọ, Hình thức của hợp đồng kinh tế và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng,
.
Pháp luật của Pháp coi trọng chức năng chứng cứ của hình thức văn bản hơn là căn cứ để xác định hiệu lực của hợp đồng, tức là thực hiện chức năng chứng cứ Xem: Konrad Zweigert, Hein Kotz, Pháp luật so sánh trong lĩnh vực luật ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phương thức huyền thoại hóa hình tượng nữ giới trong văn học cách mạng việt nam giai đoạn 1954 – 1975 Văn học 0
D Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại Văn học thiếu nhi 0
M Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản Kinh tế chính trị 0
G Hình tượng người trí thức trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới Văn học 0
A Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phân tích cú pháp tiếng Việt với hệ hình thức văn phạm Tag Khoa học Tự nhiên 0
P hình thức tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương ở THPT Luận văn Sư phạm 0
B Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 40 Luận văn Luật 0
N Hình thức Hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 Luận văn Luật 0
D Hình thức độc đáo dĩễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong làm quen văn học Tài liệu chưa phân loại 0
P Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top