dich_d

New Member
Download miễn phí Tiểu luận

Khái niệm văn học so sánh cho đến nay đối với giới nghiên cứu nói riêng và mọi người nói chung không phải là quá xa lạ nhưng không phải tất cả mọi người đều biết đến nó. Thậm chí ngay cả những người biết thì cũng không phải ai cũng hiểu nó một cách đầy đủ và chính xác. Vậy, văn học so sánh là gì?
Chúng ta cần biết so sánh chính là mọt trong những phương pháp nhận thức phổ biến nhất, lâu đời nhất trong lịch sử nhằm xác định sự vật về định lượng, định tính, ngôi thứ. Đó là một trong những lý do cơ bản để ra đời của môn văn học so sánh.
Điều kiện hình thành bộ môn:
Về điệu kiện lịch sử xã hội: Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, giai cấp tư sản đạt đến đỉnh cao, xã hội loài người bắt đầu chuyển từ cách sản xuất phong kiến sang cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi về kinh tế dẫn tới sự biến đổi về xã hội. Xã hội đặt ra nhu cầu phải có sự giao lưu trong đó có sự giao lưu về văn hóa. Từ đó hình thành nên khái niệm văn học thế giới, cũng là cơ sở hình thành khái niệm văn học so sánh. Điệu kiện xã hội có tính chất quyết định.
Về điệu kiện học thuật, vào thế kỷ XIX các bộ môn văn học sử phát triển mạnh. Phương pháp so sánh cũng đã được nhiều ngành khoa học áp dụng, đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh và Forclor so sánh. Hai bộ môn này kết hợp với nhau tạo thành văn học thế giới so sánh.
Như vậy lý do ra đời của văn học so sánh là nhằm xác định tính chất đối tượng. Còn điệu kiện ra đời của văn học so sánh có điệu kiện xã hội và điệu kiện học thuật.
Sự hình thành quan niệm về văn học thế giới ở trên đã kéo theo nhu cầu nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc nhằm mục đích xây dựng một bức tranh văn học của toàn nhân loại trên cơ sở những nét chung và nét riêng của các nền văn học dân tộc. Và bộ môn văn học so sánh đã ra đời.
Vậy, văn học so sánh chính là bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, ra đời do sự phân công lao động. Nó căn cứ cầu nối giữa văn học dân tộc và văn học thế giới. Nó khoa học kỹ thuật mối tiếp xúc giữa cái chung và cái riêng của các nền văn học dân tộc để đưa đến cái chung của văn học nhân loại.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy văn học so sánh khác với so sánh văn học. Nếu như so sánh văn học chỉ là một phương pháp nghiên cứu các hiện tượng văn học của một quốc gia thì văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu những hiện tượng văn học có ý nghĩa thế giới. Văn học so sánh là một bộ môn độc lập, không phải là một phương pháp thông thường.
Văn học so sánh là một bộ môn bởi nó có đối tượng riêng, mục đích riêng và phương pháp riêng.
Đối tượng của văn học so sánh gồm:
Thứ nhất,văn học so sánh nghiên cứu những mối quan hệ trực tiếp, sự tác động trực tiếp giữa các nền văn học.
Thứ hai,văn học so sánh nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng giữa các nền văn học. Từ đó tìm ra những quy luật phát triển chung và đặc thù của mỗi hiện tượng văn học dân tộc. Những mối quan hệ tương đồng có: tương đồng lịch sử (các hiện tượng có cùng thời gian) và tương đồng phi lịch sử (các hiện tượng xa cách về thời gian).
Thứ ba,văn học so sánh nghiên cứu những điểm khác biệt độc lập biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc được xác định qua phương pháp so sánh.
Mục đích của văn học so sánh vừa tìm ra cái khái quát, cái quy định chung cho tất cả các nền văn học dân tộc vừa xác minh đặc thù của các nền văn học thế giới. Tóm lại văn học so sánh nhằm tìm ra cái riêng và cái chung của các nền văn học quốc tế. Cái chung là cái có mặt trong mỗi cái riêng. Cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Quan hệ giữa cái chung và cái riêng là quan hệ luôn luôn vận động. Cái riêng có thể biến thành cái chung trong qúa trình tương tác nhằm duy trì sự ổn định của cộng đồng. Phạm trù cái riêng và cái chung thuộc về định tính chứ không phải định lượng. Việc phân biệt cái riêng và cái chung tạo ra sự tiến bộ cho văn học nhân loại. Phát triển cái riêng phải dựa trên cái chung nhưng chúng ta không tuyệt đối hóa cái riêng, không thể lấy cái riêng làm tiêu chuẩn, áp đặt cho cái chung, lấy cái riêng của một nền văn học làm tiêu chuẩn đánh giá các nền văn học khác.
Về phương pháp luận thì phương pháp luận văn so sánh nằm trong khung quy chiếu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn học nói viên.
Như trên cũng đã nói, văn học so sánh không phải là một phương pháp mà là một bộ môn nên nó có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp chủ yếu được vận dụng trong văn học so sánh là: Phương pháp thực chứng, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương pháp ký hiệu học, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học và phương pháp tâm lý học. Tùy vào đối tượng và mục đích nghiên cứu để sử dụng các phương pháp một cách phù hợp và linh hoạt để tiếp cận, nghiên cứu đối tượng đạt hiệu quả.
Với tư cách là một bộ môn độc lập, văn học so sánh ngày càng khẳng định là một bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới. Nó phủ định nhiều ý kiến ban đầu cho rằng văn học so sánh là một phương pháp của lịch sử văn học thế giới là một cách viết sử văn học thế giới, thậm chí là một phân nhánh của lịch sử văn học thế giới.
Thực tiễn đã chứng minh những lý luận của văn học so sánh đã mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn khi được vận dụng vào việc khảo cứu mối quan hệ của các nền văn học thế giới. Để hiểu rõ hơn, tiếp sau đây chúng tui xin đơn cử một hiện tượng của văn học Việt Nam và một hiện tượng văn học Trung Quốc để làm ví dụ.
Cụ thể, chúng ta sẽ đi tìm hiểu hình tượng nhân vật chủ thể trong thơ Hồ Chí Minh và hình tượng nhân vật chủ thể trong thơ Đường.
Nói đến thơ ca Hồ Chí Minh là nói tới hai mảng thơ là thơ ca nghệ thuật và thơ ca tuyên truyền. Và phần thơ đã làm nên tên tuổi của thi sĩ Hồ Chí Minh lại chính là phần thơ ca nghệ thuật. Phần lớn những bài thơ thuộc thơ ca nghệ thuật được Bác viết trong thời gian ở tù in trong “Nhật ký trong tù” và viết ở chiến khu Việt Bắc. Còn nói tới thơ Đường - thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc và di sản văn hóa của thế giới chúng ta không thể không kể tới các sáng tác của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và rất nhiều các tên tuổi khác đã tạo nên cả một nền thơ ca đã trở thành tinh hoa của văn học nhân loại.
Ta biết rằng đa phần các bài thơ trong phần thơ ca nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều viết theo phong cách Đường thi, tức là chịu ảnh hưởng từ thể thơ đến vần, luật, niêm, đối… được quy định rất chặt chẽ. Đó là cơ sở, là lý do để chúng ta so sánh. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta bàn tới không phải là tìm hiểu về nghệ thuật thơ Bác và thơ Đường mà chúng ta tìm hiểu một khía cạnh khác, đó là so sánh hình tượng chủ thể giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường qua những sáng tác của Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Tìm hiểu hình tượng chủ thể trong thơ như chúng ta biết là không thể tìm hiểu trong bản thân hình tượng đó mà chủ yếu tìm hiểu thông qua mối quan hệ của hình tượng với các yếu tố khác. Ở đây chúng tui tìm hiểu hình tượng qua hai mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với thiên nhiên và quan hệ với con người - cuộc đời.
Một điều dễ nhận thấy ngay rằng thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường đều có điểm giống nhau là thiên nhiên và con người hài hòa. Về hình thức, mối quan hệ giữa hai yếu tố này là đúng nhưng sẽ không đúng khi ta nghiên cứu con người.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nhatnuhamien

New Member
Re: Hình tượng con người - Chủ thể trong thơ Hồ Chủ Tịch và trong thơ Đường dưới cái nhìn của lý học so sánh

Đây là một tài liệu nghiên cứu tương đối sâu và đầy đủ, rất có ý nghĩa đối với những người có liên quan đến nghiên cứu văn học nghệ thuật nói chung và nghiên cứu thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rieeng.
Thank tác giả bài viết và Thank admin đã cung cấp bài viết tới bạn đọc!!!!!!!!!!1
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Hình tượng con người trong thơ Hồ Chủ Tịch và trong thơ Đường dưới cái nhìn của lý học so sánh

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top