Download miễn phí Đề tài Hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết Đắm thuyền của đại thi hào Tagore





Về quan niệm bó hẹp trong vấn đề đẳng cấp tôn giáo có các truyện ngắn như: “Dàn hoả thiêu”, “Từ con”, “Mây và mặt trời”, “Lá số tử vi” Trong “Dàn hoả thiêu” ta thương thay cho số phận đau buồn của nàng Mahamaya. Sinh ra trong một gia đình có đẳng cấp quý tộc nhưng vì nghèo không có của hồi mồn mà đến tuổi rồi nàng vẫn chưa lấy chồng. Nàng đã đem lòng yêu mến chàng thanh niên tốt bụng Rajib nhưng lại ở đẳng cấp thấp kém hơn. Do sự hà khắc của lễ giáo mà Mahamaya bị trừng phạt bằng cách: kết hôn với người đang hấp hối và phải chịu cảnh hoả thiêu cùng người chồng vừa cưới mà đã chết. Cơn mưa bất ngờ dập tắt ngọn lửa tham lam đang chực nuốt sống người con gái bé nhỏ mà gan dạ giống như nỗi xót xa đồng cảm che lấp đi sự hà khắc của quan niệm cổ hủ. Nhưng nỗi đau lớn nhất đó là vết sẹo xấu xí trên khuôn mặt Mahamaya sau vụ hoả thiêu cùng với vết sẹo trong tim yêu Rajib khi chàng vô tình chứng kiến khuôn mặt người yêu



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bí của tôn giáo, lãng mạn của thơ ca, triết lý nhân văn hay tính giáo dục lớn… Cũng như truyện ngắn, chất hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết của Tagore rất sâu đậm, lối miêu tả nội tâm nhân vật là thủ pháp đặc sắc của ông. Yếu tố thiên nhiên trong tiểu thuyết cúng là nét đặc sắc. Thiên nhiên trở thành “như im lặng” thường đồng cảm, chứng kiến, hoà hợp với tâm trạng nhân vật trong truyện, tạo nên chất trữ tình nồng thắm.
Có lẽ tư tưởng nổi bật nhất trong tiểu thuyết Tagore là chủ nghiã nhân đạo lớn. Ở cấp độ thế giới quan, chủ nghĩa nhân đạo (còn gọi là chủ nghĩa nhân văn), “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại…”. Với hiện thực xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ cùng với những điều Tagore nhìn thấy và cảm nhận được thì những gì đi vào tiểu thuyết của ông rất chân thực phản ánh tư tưởng nhân văn sâu sắc. Con người và cuộc sống đa dạng của Ấn Độ hiện lên một cách sống động trong tiểu thuyết của Tagore.
Bên cạnh đó nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore hiện lên rất “cá tính”. Điều đó được thể hiện qua “đặc trưng về tâm lí, khí chất, tác phong, ngôn ngữ...” Nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore chủ yếu hiện lên một cách sinh động qua bút pháp miêu tả tâm lý một cách sâu sắc của nhà văn. Ta gặp nàng Binôdini sắc sảo tinh ranh luôn khao khát được yêu, nàng Asa ngây thơ trong sáng yêu hết mình (tiểu thuyết “Nàng Binôdini”) hay nàng Hemnalini thông minh yêu bằng lý trí, nàng Kamala đặt tình yêu cùng với niềm tôn thờ... (tiểu thuyết “Đắm thuyền”). đó chỉ là sự điểm qua vài nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Tagore. Nét độc đáo ở đây có lẽ là cá tính mỗi nhân vật đan lồng trong các quan hệ và tình huống phức tạp.
Yếu tố thiên nhiên cũng là một phần không thể thiếu trong tiểu thuyết Tagore. Ở đây thiên nhiên như là một bức tranh tâm trạng - một nét đồng điệu với cá tính như trong tác phẩm. Sự chuyển biến tâm trạng như (từ vui đến buồn, từ lòng căm hận đến lòng vị tha, từ xót xa đến thương cảm...) song song cùng với những nét đổi thay tinh tế của bức tranh thiên nhiên.
Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ so với sự tìm hiểu về quan niệm trong tiểu thuyết của Tagore. Nhưng có lẽ từ đây ta có thể hiểu thêm hơn nữa về R. Tagore - một thiên tài của thời đại ông mãi sống cùng với tư tưởng nhân văn trong tác phẩm của mình.
II. TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”.
Nếu nói về đề tài tình yêu trong tiểu thuyết Tagore ta không thể không nói đến “Đắm thuyền” - một tiểu thuyết được coi là xuất sắc về đề tài tình yêu của Tagore. Tác phẩm được viết trong khoảng thời gian từ 1905 - 1908 (cùng với hai tiểu thuyết “Nàng Binôdini” và “Gô-ra”). Tiểu thuyết này ra đời trong hoàn cảnh phong trào chống bọn thống trị Anh ở Ấn Độ trở nên sôi nổi. Nhưng nội dung cuốn tiểu thuyết lại là một thiên tình sử diễm lệ: đầy trắc trở mà không kém phần hấp dẫn trong mối quan hệ phức tạp cùng tình huống độc đáo giữa chàng Ramesh với nàng Hemnalini và nàng Kamala có thêm sự xuất hiện của chàng Nalinaksha - mối gỡ cho thắt nút của vấn đề.
“Đắm thuyền” (The wereck) là một trong những tiểu thuyết xuất sắc của ông viết về tình yêu. Câu chuyện khá rắc rối. Ramesh tốt nghiệp luật khoa đang yêu Hemnalini, một nữ sinh ở Calutta. Bỗng nhiên cha anh ở quê lên gọi anh về cưới vợ. Không thể trái lệnh cha, Ramesh đành quay trở về làng quê cưới một cô vợ mà anh chưa hề biết mặt. Hôm rước dâu về làng, đám cưới phải đi bằng thuyền. Giữa đường gặp bão, thuyền đắm, Ramesh bị sóng đẩy lên bờ cát nằm bất tỉnh, khi tỉnh dậy thấy một cô gái sống sót nằm gần mình. Ramesh tưởng đó là vợ, còn cô gái tên là Kamala cũng tưởng Ramesh là chồng. Hai người dắt nhau trở về làng lo tang cho cha và những người thân xong thì quay trở lại Calcutta. Sống chung với nhau vài ngày đầu, Ramesh mới phát hiện ra rằng Kamala không phải là người vợ do cha cưới cho mình.
Ramesh lâm vào tình huống thật khó xử. Nếu cứ sống với Kamala như vợ chồng thì hoá ra anh đã lừa dối một cô gái trong trắng, phụ bạc cả với tình yêu mà anh đã tự do lựa chọn. Nếu cưới Hemnalini, bỏ Kamala bơ vơ thì lương tâm cắt dứt.
Có lúc anh muốn cưới Hemnalini làm vợ và để Kamala cùng sống chung như một người bạn gái của Hemnalini, nhưng làm sao có thể khiến Hemanili tin rằng Kanala không phải là vợ anh và ngược lại làm sao cho Kamala tin rằng anh vốn không phải là chồng nàng. Đầu óc Ramesh rối như tơ vò trước một bài toán hóc búa. Ramesh cảm giác mình như con cá đã sa vào lưới, cố vùng vẫy để thoát, nhưng càng vùng vẫy càng thấy bất lực. Có lúc anh miên man trong cơn ác mộng, thấy mình đã được hoả táng, tro tàn của thân vóc khổ đau phiền muộn của mình đã hoà tan trong đất.
Nhưng do nhiều sự ngẫu nhiên, số phận những nhân vật có liên quan ràng buộc đến câu chuyện của Ramesh, cuối cùng đều được tháo gỡ.
Kamala được trả lại cho người chồng thực của mình sau bao ngày tháng trôi nổi, còn Hemnalini tưởng số mệnh bắt mình phải đoạn tuyệt với Ramesh - người mà nàng rất yêu, để cưới Nalinaksha làm chồng, thì cuối cùng cũng phải mừng vui cho cuộc tái ngộ của Kamala với Nalinaksha, và Ramesh tưởng số mệnh dẫn dắt mình xe duyên với Kamala, nhưng cuối cùng anh phải đến từ giã Kamala với một lương tâm trong trắng, thanh thản.
Ramesh tự nhủ “Mình rất vui được gặp Kamala, cuộc gặp gỡ này làm cho biến cố ấy kết thúc một cách tốt đẹp. Dù mình không thể nói, chắc cái gì đã đẩy Kamala rời bỏ ngôi nhà ở Ghazipur, nhưng giờ đây chừng ấy cũng đủ rõ là… mình không cần thiết nữa. Giờ đây không ai còn cần đến mình, trừ chính mình ra, mình phải bước vào đời sống cuộc sống chính mình. Không cần quay lưng nhìn lại”.
“Đắm thuyền” có sức thu hút tâm trí người đọc chẳng khác gì một vở kịch hay. Tagore vốn là nhà soạn kịch tài ba cho nên bút pháp của ông it nhiều ảnh hưởng đến tiểu thuyết. Ông đã tạo ra trong tác phẩm này nhiều tình huống ngẫu nhiên chằng chéo nhau khá phức tạp, nhiều tình tiết gây cho người đọc hồi hộp, chờ đón kết cục. Có nhiều chỗ ông viết như trong kịch bản, nhân vật đối thoại trực tiếp, vừa ngắn gọn, vừa sinh động.
Lời miêu tả nội tâm nhân vật qua độc thoại là thủ pháp đặc sắc trong tiểu thuyết của ông. Chúng ta theo dõi những đoạn Ramesh tự vấn, tự giải đáp những băn khoăn, những ý định của bản thân là đủ rõ. Một nét đặc sắc khác thể hiện trong “Đắm thuyền” là yếu tố thiên nhiên. Thiên nhiên vốn là người bạn tình thân thiết của Tagore, cho nên ông đã dẫn dắt người bạn tình đó đến với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết này rất dễ dàng và mật thiết. Thiên nhiên nhiều lúc là người chứng kiến, là người đồng cảm, hoà hợp trong qúa trình diễn biến tâm t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top