ducanh_pro34
New Member
Download miễn phí Luận văn Hình tượng rắn trong truyện kể dân gian Việt Nam
Thuở xưa ở Mường Chàng có một người đàn bà góa chồng từ lúc đứa con gái độc nhất
ra đời được mấy hôm. Vì thương con, thương chồng nên người đàn bà ấy nhất quyết không
lấy ai nữa, một mực ở vậy nuôi con. Bao nỗi cực nhọc vất vả đè lên vai, bà vẫn lặng lẽ chịu
đựng, không một tiếng kêu ca. Niềm vui lớn nhất của bà là đứa con gái cứ mỗi ngày một lớn
lên, càng lớn càng xinh đẹp. Bà cưng chiều con đến mức con gái đã đến tuổi lấy chồng mà bà
vẫn coi con như hồi nó còn nhỏ dại. Chẳng bao giờ bà để cho con vào rừng đào củ, hái măng
hay xuống suối xúc cá, xúc tôm một mình.
Được mẹ cưng chiều nhưng không vì thế mà con gái bà sinh ra lười nhác, hư đốn.
Ngược lại, cô càng thương yêu, quý trọng mẹ hơn. Nhiều lần cô phải trốn mẹ để được làm đỡ
cho mẹ những việc nặng nhọc như chặt cây, lấy củi, vác nước.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_hinh_tuong_ran_trong_truyen_ke_dan_gian_v.DDlCWI3wII.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57375/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồngtrong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người
vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại
thấy quả trứng đang trên tay mình. Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà
đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả,
nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống
với mọi người. Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no
ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn
kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân
bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc. Thương tiếc
chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi
tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái
để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó,
ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần
chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.
(
17. ĐỀN MUỐI
Ngày xưa, ở khúc sông Khê Đầu Thượng, ngày nay là đoạn sông chảy qua xã Ninh
Hải, huyện Hoa Lư, có một con Giải rất to. Quãng sông này có nhiều bến đò ngang là nơi
qua lại của nhiều người, làng xóm hai bên bờ rất đông vui. Hai bên triền sông có rất nhiều
bến để dân làng ra gánh nước, giặt giũ... nhất là vào hững chiều mùa hè người ta tắm cứ đông
nghìn nghịt. Nhưng từ khi có con Giải quái ác về, nó đã ăn thịt khá nhiều người. Có lần nó
nuốt chửng cả một cô gái đang rửa chân. Có lần nó đớp gọn lỏn hai em bé đang tắm. Lại có
lần, một bà cụ đi đò sơ ý đưa tay xuống sông rửa cũng bị con Giải đột ngột đớp tay lôi tuột
xuống sông ăn thịt. Quãng sông đang đông vui sầm uất, bỗng trở nên ghê sợ, không ai dám
đi qua khúc sông đầy chết chóc này nữa. Nhiều nhà ven sông đã phải dọn đi ở nơi khác. Bến
đò chẳng ai dám qua. Ông lái đò nhổ sào đi kiếm ăn nơi xa. Khúc sông trở nên hoang vắng,
tiêu điều. Nhiều người bảo nhau làng mình ở vào đúng chỗ đất miệng con tinh nên gặp tai
họa. Các cụ trong làng đã lập đền cúng, cầu cho con Giải đi nơi khác, nhưng nó vẫn không
đi. Những ngày rằm, mồng một dân làng cứ phải đồ xôi, làm lễ cúng rồi quăng lễ vật xuống
cho Giải...nhưng vẫn chẳng thấy nó đi. Có lần vào những đêm trăng sáng con Giải còn bò
hẳn lên mằm chềnh ềnh trên bãi cát bờ sông hóng gió. Dân làng không biết làm sao trừ được
con giải quái ác. Bấy giờ có một ông lão làm nghề bán muối, nhà rất nghèo, vợ ông mất sớm,
không để lại người con nào. Ông lão sống một mình trong túp lều cuối làng. Ông lão nói với
dân làng xin tình nguyện đi trừ con Giải. Dân làng thấy ông tuổi già sức yếu, ai cũng can
ngan nhưng ông lão nhất quyết xin đi. Có mấy chàng trai lực lưỡng xin đi cùng nhưng ông
lão bảo chỉ mình ông là đủ, đi đông hỏng việc. Thế rồi ông lão hàng muối nhờ lò rèn đánh
cho mấy con dao bầu sắc và nhọn. Ông lấy mấy lưỡi dao buộc chặt vào lưng và bụng. Còn
hai tay ông cầm hai dao.Vào một buổi sớm mai, ông chào bà con dân làng rồi ra bờ sông chỗ
conc Giải hay nổi lên. Ông thản nhiên lội xuống bãi sông, đưa chân khỏa nước. Thấy hơi
người, con Giải lập tức nổi lên và lao thẳng đến đớp ông lão. Ông lão thu hai tay xuôi xuống
cho gọn. Miệng con Giải to đến nổi chỉ trong chớp mắt nó đã nuốt chửng ông lão vào bụng.
Khi đã nằm gọn trong bụng con Giải, ông lão mới dùng hết sức bình sinhđâm thúc hai lưỡi
dao bầu vào bụng con Giải. Những nhất dao ấy đã làm thủng ruột gan con vật quái ác. Bị
nhiều nhát dao đâm từ trong ra, con Giải quằn quại, vật vã ầm ầm, máu chảy đỏ ngầu cả
khúc sông. Sau một hồi giãy giụa, con Giải đã bị chết và nổi bềnh lên như một khúc gỗ lớn.
Dân làng đổ ra sông lôi con Giải lên mổ bụng để cứu ông lão. Nhưng khi mổ ra, ông lão
cũng đã tắt thở, hai tay còn nắm hai con dao bầu. Mọi người vô cùng thương tiếc ông lão.
Nhân dân ở mấy làng bên cũng đến đưa đám. Đám tang ông lão đông người chưa từng thấy.
Có người còn tự nguyện để tang ông lão hàng năm. Thi hài ông được chôn cất ở ngay bên bờ
sông nơi ông giết con Giải. Dân làng còn dựng cả nột tấm bia lớn để ghi lại công ơn ông lão.
Và mọi người tự nguyện góp tiền của xây một ngôi đền thờ ở ngay bờ sông. Hằng năm, cứ
đến ngày giỗ, nhân dân quanh vùng lại đến đôt shương tưởng niệm. Ngày nay ngôi đền ấy
vẫn còn. Vì là đền thờ ông hàng muối nên dân làng gọi là Đền Muối.
(Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 5)
18. SỰ TÍCH HANG THUỒNG LUỒNG
Tục truyền rằng bên núi Tổng Đạt có một cái hang sâu thăm thẳm, ở đó có mọt con
thuông luông khổng lồ. Nó thường bò vào các xóm để bắt người và gia súc ăn thịt. Để tránh
tai họa, dân quanh vùng phải cất chòi để ở, nhưng vẫ không tránh khỏi tai họa vì thuồng
luồng thương xuất hiện bất ngờ ngay khi dân chúng đang làm rẫy. Lúc bấy giờ ở một làng
Thượng cách đó kghá xa có mọt người cùng kiệt tên là Chăm Mùng, góa vợ, chỉ có một đứa con
trai. Ông Chăm Mùng bắn ná rất giỏi. Dân chúng Vân Hòa bèn thỉnh cầu ông Chăm Mùng về
trừ quái vật và trả ơn bằng cách cấp ruộng đất cho cha con ông sinh sống. Ông Chăm Mùng
nhận lời. Rồi hai cha con ông đến Vân Hòa dựngmột cái chòi ở gần hang thuồng luồng.
Hằng ngày cha con ông đun sôi sẵn một nồi dầu đậu phụng thật to, chờ hễ thấy thuồng luồng
chui ra là giội dầu đậu phụng xuống làm cho nó bị thương, rồi bắn tên độc hạ sát. Song thật
quái lạ, từ khi có ông Chăm Mùng đến ở, thuồng luồng không dám quấy phá nữa. Dân chúng
quanh vùng được yên ổn làm ăn. Thấy vậy ông Chăm Mùng mới rời chòi vào khu rừng ở gần
đó săn bắn hươu, nai, chim, chồn làm vui. Một hôm, ông Chăm Mùng đi săn vắng nhà. Đến
gần trưa, đứa con trai ở nhà nhóm lửa nấu cơm. Nồi cơm đang sôi thì con thuồng luồng bỗng
xuất hiện, há hốc cái miệng đỏ ối, rướn cổ lên chòi như muốn nuốt chửng đưa bé. Hoảng hốt,
thằng bé bưng cả nồi cơm đang sôi liệng và miệng con thuồng luồng, rồi kêu cứu inh ỏi. Vừa
may lúc đó ông Chăm Mùng về gần đến nhà. Nghe tiếng kêu cứu, ông vội chạy tới. Thấy
thuồng luồng đang giãy giụa, ông lập tưc bồi thêm mấy mũi tên độc, kết liễu đời con quái vật
hung ác. Từ đó dân chúng Vân Hòa thoát khỏi nạn thuông luồng. Họ hết lòng cảm tạ cha con
ông Chăm Mùng và giết trâu bò, gà vịt khao ông rất linh đình. Ít lâu sau, đứa con trai ông
Chăm Mùng bị bệnh rồi chết. Buồn rầu vì thương nhớ con, lại thêm tuổi già kéo đến, ông
Chăm Mùng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Dân chúng Vân Hòa vừa thương tiếc vừa nhớ ơn
ông nên hằng năm, vào những ng...