doanh_vytrong

New Member

Download miễn phí Luận văn Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . . . . 1
NỘI DUNG . . .10
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ. NGUYỄN
KHẢI VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .10
1.1. Lý thuyết về hình tượng tác giả . .10
1.1.1. Tác giả và hình tượng tác giả trong văn học .10
1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học . .10
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học . .13
1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình t ượng tác giả trong văn học. . . . 16
1.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình tượng tác . 22
1.1.2.1. Ý nghĩa lý luận . . .22
1.1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn . . .23
1.2. Nguyễn Khải và truyện ngắn của ông thời kỳ đổi mới . .24
1.2.1. Vài nét về Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn .24
1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới . .28
Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN KHẢI THỜI KỲ ĐỔI MỚI . .33
2.1. Cái nhìn hiện thực tỉnh táo . .34
2.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế . . .44
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích . . .53
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU VÀ SỰ TỰ THỂ HIỆN CỦA TÁC GIẢ
THÀNH HÌNH TƯỢNG . .67
3.1. Giọng điệu trần thuật - nét đặc sắc của hình tượng tác giả trong
truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới . .67
3.1.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ . .69
3.1.2. Giọng điệu hài hước, hỏm hỉnh, tự trào . .75
3.1.3. Giọng điệu tranh biện . .80
3.1.3. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý . .88
3.2. Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng . .95
3.2.1. Lối trần thuật ở ngôi thứ ba . .97
3.2.2. Lối trần thuật ở ngôi thứ nhất . .103
KẾT LUẬN . . .112
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .115



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g chỉ mang vẻ
buồn, tê tái mà đôi lúc thiên nhiên còn hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng. Đó là
những trang văn ông viết về Hà Nội. Sự tinh tế sắc sảo trong cái nhìn nghệ
thuật của Nguyễn Khải được thể hiện rõ nét trong những đoạn miêu tả cảnh
sắc thiên nhiên Hà Nội vào thu, vào xuân:
"Dạo ấy cũng vào cuối thu, là mùa thu đẹp nhất của Hà Nội. Đạp xe dọc
đường Nguyễn Du vào buổi chiều, nhìn lên các tán lá cây chợt thấy vàng rực,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
vừa có chút nắng vừa có chút sương và gió thổi vào mặt đã hơi lạnh. Người
như nhỏ lại, mặt đường như rộng ra và các biệt thự ẩn mình trong các vòm
cây trở nên cổ kính và bí mật.." (Nghệ nhân ở làng).
"Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tui đã nhiều năm không
được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp. Một chút lạnh trong hơi
gió tạt qua mặt. Một chút mưa bụi bay lây rây như có như không. Trời hơi tối,
đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên
những sắc màu tươi tắn".
"Cảnh nhập vào thơ nhập vào hạ, gợi lên cái bâng khuâng khôn tả của
người ngắm cảnh. Phía xa có một mảng tường cũ, lở lói một cách cố ý, phủ
lên một lượt cây vẩy ốc xanh rì. Một cây mai trắng, trời càng rét hoa càng
nhiều, trắng như tuyết, không có một cái lá nào không còn một chút tục nào,
ngạo nghễ với gió bấc, nó là Hàn mai" (Đất kinh kỳ).
"Những tiếng rao hàng ăn Hà Nội vào lúc mờ sáng và lúc đêm xuống,
người giọng gắt, người giọng khàn, có giọng lại lảnh lót như hát, là những
cung bậc không có cách gì có thể quên được của một giọng Hà Nội thời thơ
ấu..." (Một giọt nắng nhạt).
Đọc văn ông người ta cảm nhận sâu sắc hương vị của Hà Nội mùa thu.
Cái se lạnh của tiết thu, cái vàng rực của chút nắng buổi chiều, sương và gió.
Mùa thu đã đẹp, mùa xuân Hà Nội còn đẹp hơn lung linh hơn bởi làn mưa bụi
lây rây. Chỉ có xa Hà Nội và khao khát mãnh liệt được trở về với Hà Nội thì
Nguyễn Khải mới có thể miêu tả về Hà Nội hay đến như vậy.
2.3. Cái nhìn giàu tính phân tích
Ngay từ khi mới bước vào nghề viết Nguyễn Khải đã xác định cho mình
sứ mệnh cao cả: Đem văn chương nghệ thuật phục vụ con người và cuộc
sống. Nếu ở những sáng tác thời kỳ đầu, cái nhìn của nhà văn về cuộc sống
còn có phần giản đơn thì ở thời kỳ sau cái nhìn ấy đã trở nên đa chiều, đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
diện. Cuộc sống trong cái nhìn của nhà văn, giờ đây, không còn là một đường
thẳng, nhất nhất đi theo một hướng mà nó toả ra muôn ngả với rất nhiều ngõ
ngách quanh co. Con người cũng không còn suy nghĩ một chiều giản đơn mà
tất cả mọi thứ đã trở nên xù xì, góc cạnh biến hoá bí ẩn. Nguyễn Khải đã tập
trung cao độ mọi tâm lực vào việc trình bày trước người đọc một dáng
cuộc sống đa chiều, phức tạp, phong phú, với những "phía khuất mặt người",
hay những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn. Xác định như thế, nên cái nhìn
nghệ thuật về cuộc sống và con người của Nguyễn Khải thời kỳ này là một cái
nhìn giàu tính phân tích.
Vẫn dựa trên nền tảng vững chắc của một cái nhìn hiện thực tỉnh táo,
sắc cạnh, có chiều sâu, những năm đổi mới, cái nhìn giàu tính phân tích về
con người và cuộc sống của Nguyễn Khải có phần thâm trầm, hồn hậu, thắm
thiết yêu thương hơn. Cái nhìn ấy xuất phát từ một tấm lòng tin yêu và tha
thiết gắn bó với cuộc đời. Nếu như trước đây, Nguyễn Khải luôn quan tâm tới
con người trong mối quan hệ với chính trị, thì giờ đây ông soi chiếu con
người trong hiện thực từ mọi góc độ: gia đình, nghề nghiệp và con người
trong mối quan hệ với chính bản thân nó. Với cái nhìn giàu tính phân tích,
Nguyễn Khải nhìn cuộc sống và con người ở chiều sâu khám phá, với khát
vọng kiếm tìm chân lý đời sống ở những tầng, những vỉa ẩn ngầm mà trước
đây vì nhiều lý do chúng chưa thể được phát hiện.
Nếu như Nguyễn Minh Châu theo đuổi những "hạt ngọc" ẩn dấu ở bề
sâu tâm hồn người thì Nguyễn Khải đi tới xác lập nhân cách con người trước
những tình thế lựa chọn của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn luôn gắn liền với
những cách nhìn, những quan niệm sống nhất định. Nhưng vấn đề không chỉ
ở chỗ con người đã lựa chọn cái gì mà còn ở chỗ anh ta lựa chọn như thế nào,
và dám sống với sự lựa chọn của mình đến đâu? Trong quan niệm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Nguyễn Khải, không phải bao giờ con người cũng tìm thấy sự hoà hợp với
thời thế, vì thế phải tìm cách ứng xử cho thích hợp.
Trước hết ta bắt gặp sự lựa chọn của những con người có nhân cách tự
do, họ có đủ quyền để tự quyết định số phận, con đường đi của đời mình như
nhân vật ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), ông Hai (Sư
già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu)... Những nhân vật lão thành cách
mạng đã từng một thời xông pha lửa đạn, giờ đây họ sẽ sống thế nào, lựa chọn
cách sống cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước ra sao ? Đó là điều
mà Nguyễn Khải quan tâm và dành nhiều tâm sức phân tích, nghiên cứu.
Cách sống của ông Ba Quốc Hội (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười) thật
đáng khâm phục. Những năm đầu sau giải phóng miền Nam, cuộc sống còn
bao bộn bề, khó khăn, không ít phiền toái. Một người có công trong kháng
chiến như ông Ba lại bị nghi vấn, bị gây khó dễ. Giải phóng miền Nam, ông
trở về quê, lên trình diện xã "chẳng giấy má mà cũng không khai báo gì hết".
Bị chủ tịch xã mới hăm lăm, hăm sáu tuổi căn vặn, hăm doạ, thậm chí ức
hiếp, bà vợ ông uất ức bảo ông trình giấy nói thật công lao với cách mạng
nhưng ông lại nghĩ khác "làm việc cho cách mạng là cái nghĩa vụ ở đời, là
theo cái lương tâm chứ không cốt làm để mai này kể công, hưởng lợi"
[21,tr.153]. Một nhân cách như thế thật đáng trân trọng. Nhà văn đã ca ngợi
ông: "Cái tiềm lực tinh thần của ông già lớn thật. Người mạnh như thế cứ rẽ
sóng, rẽ gió mà đi, có tai hoạ rủi ro nào dám bén mảng. Thoạt nghe tưởng là
có số may, nghe rồi ngẫm nghĩ chỉ những người thật mạnh mới tạo được cho
mình những may mắn đến hiếm có" [21,tr.153].
Nhân vật ông Hai (Sư già chùa Thắm và ông Đại tá về hưu) lại có sự
lựa chọn riêng. Nhân vật đã thoát ra khỏi những danh lợi phù vân rất nhẹ
nhàng, trở về với cuộc sống đời thường bên cạnh con cháu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Viết về sự lựa chọn của những con người bình thường, Nguyễn Khải
cũng thấy ở họ những nhân cách sống đẹp đẽ. Trước sự thay đổi của thời thế,
họ sống hợp thời mà không xu thời. Nhân vật Hiền (Một người Hà Nội), Bà
cô (Nếp nhà), người vợ của nhà văn Trần Dần (Người vợ)..., đều là những
người phụ nữ đáng để ta nể trọng. Họ đã vượt qua được cái hỗn tạp, xô bồ của
cuộc sống để khẳng định và ổn định một nền nếp g...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh hình tượng Mưa trong hai tác phẩm Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường và Mưa xuân của Nguyễn Bính Văn học 0
M Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải Văn học 0
D Hình tượng nhân vật quý tộc trong tác phẩm người con gái viên đại úy của alêchxan xecghêêvits puskin Văn học 0
T Dạy học đọc hiểu Sang thu của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng của tác phẩm Luận văn Sư phạm 0
V Vận dụng quan điểm hợp tác trong dạy học bộ môn phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo Luận văn Sư phạm 0
T Hình tượng tác giả trong “Chiếc thuyền ngoài xa” Văn học 0
S Từ nguyên mẫu anh đề trở thành hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Tài liệu chưa phân loại 0
P Qua một vài tác phẩm văn học hiện đại, hãy phân tích để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng Tài liệu chưa phân loại 0
M Sáng tác trang phục ấn tượng lấy ý tưởng từ màu sắc, hình dáng sứa biển Tài liệu chưa phân loại 2
A Phân tích hình tượng người cựu chiến bình được các tác giả phản ánh trong truyện ngắn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top