Lewis

New Member

Download miễn phí Hoạch định chiến lược, dễ hay khó?





Chẳng hạn phải dự báo được tốc độ phát triển kinh tế
trong nước, thế giới (nếu chiến lược có liên quan đến
thị trường quốc tế); xu hướng của thị trường; dự đoán
chiến lược của các đối thủ; phải tính chuyện mở rộng
kinh doanh đến những ngành nghề mà công ty hiện
chưa làm; phát triển thị trường đến những nơi mà
công ty chưa bao giờ hiện diện; rồi phải tính đến khả
năng thay đổi lớn trong cơ cấu công ty Những yêu
cầu này đòi hỏi người hoạch định chiến lược phải
thỏa sáu điều kiện.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hoạch định chiến lược, dễ hay khó?
Sức khỏe hiện tại của một công ty được đo lường
qua ba chân kiềng: hoạt động kinh doanh, hệ thống
và nguồn lực. Trong khi đó triển vọng phát triển lớn
mạnh của công ty lại phụ thuộc chủ yếu vào chiến
lược.
Cần một chiến lược? Công ty hoạt động mà không có
chiến lược ví như một người đi trên đường mà không
xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông
(thị trường và đối thủ) đẩy theo hướng nào thì dịch
chuyển theo hướng đấy.
Một nhà lãnh đạo có bản lĩnh sẽ không chịu phó mặc
tương lai của doanh nghiệp như thế. Muốn vậy,
người lãnh đạo phải chủ động vạch ra một hướng đi
cho mình và thậm chí cố gắng tác động để dẫn dắt cả
thị trường đi theo hướng này. Trong bất kỳ một cuộc
đối đầu nào, đối thủ nào áp đặt được lối chơi của
mình lên đối phương, sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng
hơn.
Như vậy, chiến lược rõ ràng là một yêu cầu bắt buộc
đối với những công ty có tham vọng dẫn đầu. Vậy
những người không có tham vọng chiếm giữ vị trí dẫn
đầu liệu có cần chiến lược? Câu trả lời khẳng định là
có. Bạn vẫn cần có chiến lược nếu không muốn
bị những người khác trong đàn chèn ép và cuối cùng
bị loại khỏi cuộc chơi.
Trong thực tế, có những công ty tuy không có chiến
lược nhưng vẫn có thể phát triển. Chẳng hạn, công ty
hoàn toàn có thể phát triển trong giai đoạn đầu, khi
chưa có nhiều đối thủ, nhờ khả năng phát hiện và
nắm bắt cơ hội thị trường mà không cần có một
chiến lược.
hay công ty có thể phát triển nhờ vào một điều kiện
thị trường đặc thù, một hay nhiều lợi thế mà các
công ty khác không có (doanh nghiệp nhà nước).
Có trường hợp tuy không có một chiến lược cụ thể,
nhưng người lãnh đạo công ty lại có định hướng
chiến lược trong tư duy của mình. Người lãnh đạo
biết rõ mình cần làm gì để cạnh tranh thành công (có
chiến lược nhưng dưới dạng đơn giản).
Chiến lược là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt
động được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu
dài so với các đối thủ. Trong môi trường hoạt động
của một công ty, bao gồm cả thị trường và đối thủ, có
chiến lược sẽ giúp công ty có một cách ứng xử nhất
quán.
Chiến lược thể hiện một sự chọn lựa, một sự đánh
đổi của công ty mà giới chuyên môn thường gọi là
định vị chiến lược.
Dẫu vậy, số phận của công ty sẽ như thế nào nếu
một lúc nào đó trên thị trường bỗng xuất hiện sự cạnh
tranh, hay công ty bị mất đi những lợi thế đặc thù?
Trường hợp công ty phát triển nhờ vào tư duy chiến
lược của một cá nhân, nhưng đến một quy mô mà
bản thân người ấy không thể tự mình trực tiếp triển
khai mọi công việc (như khi công ty còn nhỏ), thì tư
duy chiến lược của một cá nhân không còn phát huy
hiệu quả. Cuộc chơi đã chuyển từ một cuộc chơi cá
nhân sang cuộc chơi đồng đội. Trong tất cả các tình
huống trên, công ty cần thích nghi với môi
trường mới và phải có chiến lược phù hợp.
Thuyết tiến hóa của Darwin cũng có thể áp dụng
trong kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, các công ty
cần biết thích nghi với sự thay đổi của chính
mình và của môi trường kinh doanh.
Xây dựng chiến lược: dễ hay khó?
Sở dĩ chúng ta cảm giác khó khăn trong việc hoạch
định chiến lược vì phải đối mặt với một số thách thức.
Chẳng hạn phải dự báo được tốc độ phát triển kinh tế
trong nước, thế giới (nếu chiến lược có liên quan đến
thị trường quốc tế); xu hướng của thị trường; đoán
chiến lược của các đối thủ; phải tính chuyện mở rộng
kinh doanh đến những ngành nghề mà công ty hiện
chưa làm; phát triển thị trường đến những nơi mà
công ty chưa bao giờ hiện diện; rồi phải tính đến khả
năng thay đổi lớn trong cơ cấu công ty… Những yêu
cầu này đòi hỏi người hoạch định chiến lược phải
thỏa sáu điều kiện.
Nắm vững thị trường hiện tại, hiểu đối thủ cạnh tranh,
sâu sát với nhu cầu của khách hàng.
Hiểu rõ về doanh nghiệp, năng lực cốt lõi, những lợi
thế cũng như nhược điểm hiện tại.
Nắm vững những yếu tố thuộc về môi trường kinh
doanh có tác động lên hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệpKiến thức tổng quát, tầm nhìn sâu rộng
đối với những lĩnh vực, những ngành nghề có thể có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, của
những thị trường tiềm năng trong tương lai.
Có tầm nhìn chiến lược và nắm vững quy trình hoạch
định chiến lược.
Có kinh nghiệm trong việc hoạch định chiến lược để
có thể triển khai và hoàn thành đúng tiến độ thời gian.
Đối với ba điều kiện đầu tiên có lẽ sẽ không quá khó
cho những lãnh đạo đã điều hành doanh nghiệp từ
một năm trở lên. Thách thức chủ yếu nằm ở ba điều
kiện sau cùng bởi một số lý do. Có thể người lãnh
đạo đó chỉ có kinh nghiệm làm việc trong một công ty,
phát triển sự nghiệp cá nhân theo một trục dọc nên
khó có thể có kiến thức sâu rộng bên ngoài lĩnh vực
quen thuộc của mình.
hay vì ít va chạm, tiếp xúc bên ngoài nên người
lãnh đạo thiếu tự tin, không dám “mơ mộng cao xa”,
tầm nhìn chiến lược do vậy cũng bị hạn chế. Rồi vì
hạn chế do chưa được đào tạo bài bản, chưa bao giờ
chủ trì thực hiện hay tham gia vào việc hoạch định
chiến lược nên chưa có kỹ năng về hoạch định chiến
lược.
Đối mặt với những thách thức trên, người lãnh đạo sẽ
nhận thấy cần có sự trợ giúp của các nhà tư
vấn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là ngay bản thân các
nhà tư vấn, nhiều chuyên gia cũng bị hạn chế đối với
ba điều kiện sau cùng như lãnh đạo doanh nghiệp. Vì
vậy, hãy cẩn trọng khi lựa chọn người cùng tham gia
vào công tác hoạch định chiến lược của công ty.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam Quản trị Chiến Lược 0
D Hoạch định chiến lược của tập đoàn vingroup Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
D Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành viên đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) thuộc công ty cổ phẩn đầu tư và sản xuất Việt Hàn Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược sản phẩm cho công ty bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2003- 2006 Luận văn Kinh tế 2
T Một số giải pháp hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Xây dựng 699 Luận văn Kinh tế 0
O Hoạch định chiến lược sản phẩm trên thị trường nội địa tại công ty cổ phần May 10 Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top