Edmundo

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện chiến lược Marketing trong hoạt động huy động vốn ở Ngân hàng hiện nay





Ngân hàng thương mại quốc doanh với mạng lưới rộng khắp để đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước để đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển kinh tế, thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" và phát huy nội lực của đất nước. Từ chỗ dùng vốn phát hành là chủ yếu để cho vay trong thời kỳ bao cấp, chuyển sang thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế ngày càng lớn. Ngân hàng thương mại quốc doanh đã tăng cường huy động vốn trong nước bằng việc mở rộng mạng lưới, đổi mới cách huy động như tiền gửi tiết kiệm, nhiều công cụ như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, cải tiến thủ tục và thái độ phục vụ, có chính sách lãi suất hấp dẫn. Do vậy, nguồn vốn huy động của các ngân hàng tăng lên nhanh chóng đến cuối năm 2000 tổng số dư nguồn vốn huy động tăng gấp 1250 lần so với năm 1986; gấp 21 lần so với năm 1990, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 25% trong đó tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm trên 30% trong tổng số nguồn vốn huy động.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

N) vào hệ thống Ngân hàng nhà nước (NHNN) của chính phủ nước CHXHCN VN, trở thành hệ thống NHNN duy nhất của cả nước. Hệ thống NHNN Việt Nam thống nhất xây dựng theo mô hình Ngân hàng Trung ương (NHTƯ), Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và Chi nhánh NHNN quận huyện, thị xã. Toàn ngành đã thực hiện thắng lợi 05 cuộc cải cách tiền tệ có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh tế và lịch sử, mà trong đó cuộc cải cách tiền tệ lần thứ năm ngày 01/09/1985 phát hành tiền mới để thay đổi đơn vị tiền tệ, nâng cao giá trị của đồng tiền lên mười (10) lần do lạm phát phi mã quá nhiều năm làm cho đồng tiền mất giá, nhằm tạo ra môi trường tiền tệ lành mạnh, góp phần ổn định kinh tế và đời sống của nhân dân theo nghị quyết của Trung ương về cải cách tiền lương và quyết định 01/HĐBT của hội đồng bộ trưởng, được xem là đột phá mạnh đối với công tác tín dụng đó là xoá bỏ bao cấp để chuyển sang cách quản lí theo chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả đồng vốn tín dụng trong trao đổi để bước vào công cuộc đổi mới sau này.
Trong thời kỳ này công tác đối ngoại, ngoài việc tiếp thu, mở rộng và tăng cường hợp tác với các Ngân hàng các nước XHCN, ta còn quan hệ với các tổ tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB, mở rộng quan hệ mới ngoài các nước trong hệ thống XHCN, đến cuối năm 1985 đã có quan hệ với 520 Ngân hàng của 67 quốc gia trên thế giới.
b. Ngành Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2001)
Dưới ánh sáng nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của đổi mới toàn diện nền kinh tế, Ngân hàng là ngành đã đi đầu trong sự nghiệp đổi mới này.
Có thể xem phần đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới là đổi mới một cách căn bản, hệ thống tổ chức Ngân hàng, trọng tâm là tách hệ thống Ngân hàng một cấp: nhà quản lý, nhà kinh doanh tiền tệ thành hệ thống Ngân hàng hai cấp, tách ranh giới nhà quản lý và người kinh doanh tiền tệ. Sau một thời gian làm thí điểm ở một số địa phương, tổng kết các kinh nghiệm ngày 26/08/1988 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cũng là Chính phủ ban hành nghị định số 53/HĐBT tách hệ thống NHNN làm chức năng NHTƯ, chức năng quản lý nhà nước và bốn Ngân hàng chuyên doanh làm chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Đây được coi là bước khởi đầu rất quan trọng của ngành Ngân hàng trong qua trình đổi mới, làm cơ sở cho sự hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp chính thức khi có hai pháp lệnh NHNN Việt Nam như là pháp lệnh hợp tác xã tín dụng (HTXTD) và công ty tài chính có hiệu lực từ ngày 01/10/1990. Trên cơ sở hai pháp lệnh về Ngân hàng trước đây và hai luật về Ngân hàng hiện nay. Hệ thống Ngân hàng hai cấp được hình thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. NHNN gồm Ngân hàng Trung ương và chi nhánh ở 61 tỉnh, thành. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã phát triển theo hướng đa dạng hóa, đa thành phần, đa chức năng. Hệ thống TCTD bao gồm : bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng người nghèo, Ngân hàng Nhà Đồng bằng sông Cửu long, 48 Ngân hàng thương mại cổ phần, 02 Công ty tài chính cổ phần, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 05 Ngân hàng liên doanh, 09 Công ty cho thuê tài chính, 960 quỷ tín dụng Ngân hàng cơ sở, với mạng lưới các TCTD rộng khắp đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ Ngân hàng đến khắp mọi vùng, từ thành thị đến nông thôn, các vùng kinh tế trọng điểm, khu dân cư tập trung, từ vùng đồng bằng đến vùng núi xa xôi, vùng biên giới hải đảo trong cả nước đều có Ngân hàng phục vụ. Lực lượng cán bộ của Ngân hàng phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển Ngân hàng hiện đại, từ chỗ toàn hệ thống chỉ có 2.670 cán bộ (năm 1957) đến nay đã có trên 60.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực Ngân hàng với trên 60% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.Với nữa thế kỷ xây dựng và phát triển, ngành Ngân hàng Việt nam đã góp phần xứng đáng phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, nâng cao đời sống nhân dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Do có sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước cũng như sự nổ lực phấn đấu của thế hệ cán bộ đã và đang công tác trong hệ thống Ngân hàng, sự phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, các cấp chính quyền ngành Ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc được Đảng và nhà nước giao phó.
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Theo luật NHNN Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa X kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12/12/1997 quy định chức năng, nhiệm vụ của NHNN và các TCTD như sau.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của NHNN và các TCTD như sau:
+ Chức năng: NHNN Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam.
- NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, là Ngân hàng phát hành tiền, Ngân hàng của các TCTD và Ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
- Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động Ngân hàng và các TCTD, thúc đẩy phát triển xã hội theo định hướng XHCN
- NHNN là một pháp nhân có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội
+ Nhiệm vụ:
Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
a.Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
b. Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam.
c. Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo thẫm quyền.
d. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, trừ trường hợp do thủ tướng Chính phủ quyết định; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác; quyêt định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
đ. Kiểm tra, thanh tra hoạt động Ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xữ lí các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo thẩm quyền.
e. Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
g. Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
h. Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
i. Ký kết, tham gia điều ước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
k. Đại diện cho CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và Ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Thủ tướng ủy quyền.
l .Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng, nghiêu cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Ngân hàng.
Trong việc thực hiện chức năng Ngân hàng Trung ương:
a. Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền.
b. Th
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top