Akub

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 3
I. Quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp. 3
1.Một số khái niệm cơ bản. 3
2. Vai trò cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý với hoạt động sản xuất kinh doanh. 7
3.Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 8
II. Thiết kế cơ cấu tổ chức 10
1. Khái niệm thiết kế cơ cấu tổ chức 10
2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức 11
3. Những nguyên tắc tổ chức 11
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 14
5. Quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức 17
III. Cổ phần hoá và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý . 20
1. Khái niệm cổ phần hoá 20
2. Sự cần thiết khách quan tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay. 20
3. Sự cần thiết hoàn thiện bộ máy tổ chức trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp: 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY BIA- RƯỢU- NGK HÀ NỘI 24
I. Khái quát chung về tổng công ty bia rượu –NGK Hà nội 24
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 24
2. Tình hình chung của Tổng công ty . 26
3.Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty. 29
4. Vị thế của HABECO so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. 37

5. Mục tiêu và phương hướng hoạt động. 38
6. Ảnh hưởng của các yếu tố trên đến bộ máy tổ chức quản lý: 43
II.Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty. 43
1. Đánh giá mô hình tổ chức hiện tại của công ty………………… . .44
2. Chức năng nhiệm vụ ban lãnh đạo của tổng công ty 46
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng các phòng ban, xí nghiệp trong tổng công ty. 53
4. Đánh giá chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, xí nghiệp trong tổng công ty. 56
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY BIA- RƯỢU- NGK HÀ NỘI. 68
1 Mục tiêu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong giai đoạn cổ phần hoá. 68
2. Đề xuất mô hình mới 68
3. Chức năng nhiệm vụ mới của các vị trí trong mô hình mới như sau: 70
4 . Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý. 80
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84















DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

• NGK: Nước giải khát
• TGĐ: Tổng giám đốc
• TCT: Tổng công ty
• CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
• KT- SX: Kỹ thuật sản xuất.
• KTCN: Kỹ thuật công nhân.













DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ

1 . Danh mục bảng: Trang
Bảng 1: Mối quan hệ giữa loại hình đa dạng hoá với cơ cấu tổ chức. 16 Bảng 2: Cơ cấu các nguyên liệu chính để nấu một mẻ bia 32
Bảng 3: Số liệu lao động năm 2002- 2007. 36
Bảng 4: Biến động quỹ tiền lương và NS lao động 38
Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004- 2007. 39
Bảng 6 : Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2008- 2010 43
Bảng 7 : Cơ cấu trình độ học vấn của ban lãnh đạo tổng công ty. 55
2 Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1: Các giải pháp cải cách doanh nghiệp. 22
Sơ đồ 2 :Quy trình sản xuất bia của công ty. 32
Sơ đồ 3 : Kênh phân phối sản phẩm của công ty. 35
Sơ đồ 5 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Bia - Rượu- NGK Hà nội 47
Sơ đồ 6: Mô hình cơ cấu tổ chức mới 74
3. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Phân bổ sản xuất theo khu vực( năm 2006) 40
Biểu đồ 2: Thị phần các sản phẩm chính( năm 2006) 41






LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển , đã có rất nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế chẳng hạn như việc gia nhập WTO của chúng ta , sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm qua…
Nhà nước ta đang dần hoàn thiện nền kinh tế thị trường . Trong những năm qua cùng với các chủ trương của nhà nước rất nhiều công ty đã tiến hành cổ phần hoá với mục tiêu thay đổi cách thức làm ăn cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Công ty Bia - Rượu – NGK là một ví dụ chứng minh cho điều đó. Theo quyết định của chính phủ Tổng công ty đang tiến hành cổ phần hoá để chuyển thành công ty cổ phần với những cách quản lý mới nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình cổ phần hoá là xây dựng bộ máy quản lý của công ty.Bởi vì, bộ máy quản lý của công ty là “ Bộ xương sống ” của công ty. Nếu có bộ máy quản lý phù hợp là một yếu tố quan trọng nhằm làm cho các hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao, làm cho quá trình xử lý thông tin nhanh gọn , phát huy tối đa nguồn lực của công ty để thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh .
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu bộ máy quản lý tại Công ty Bia- Rượu – NGK Hà Nội . Em nhận thấy bộ máy quản lý cũ không còn phù hợp khi công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần . Chính vì vậy mà vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty rất cần thiết trong giai đoạn cổ phần hoá . Qua thời gian thực tập tại phòng Tổ chức- Lao động của công ty được nghiên cứu nhiều vấn đề về bộ mày quản lý của công ty, vì vậy em chọn đề tài chuyên đề thực tâp tốt nghiệp của mình là: “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Bia - Rượu –NGK Hà nội trong quá trình cổ phần hoá ”
Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .
- Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Bia - Rượu – NGK Hà nội .
- Chương 3: Phương hướng hoàn thiện Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Bia- Rượu – NGK Hà nội .
Do thời gian có hạn nên chắc chắn trong chuyên đề của mình em còn rất nhiều thiếu sót , mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của anh , chị , các cô, các chú làm việc trong phòng Tổ chức – Lao động và giáo viên hướng dẫn đề tài : TS. Đỗ Thị Hải Hà. Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.
1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường làm gia tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân .
Ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp nước ta năm 2005 : “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” - tức là thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Viện Thống kê và Nghiên cứu kinh tế Pháp thì cho rằng “ Doanh nghiệp là một tổ chức (tác nhân) kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất hay các dịch vụ dùng để bán ”.
1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta
Xuất phát từ quan điểm đổi mới của đại hội VI và VII Đảng cộng sản Việt Nam , nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần từ đó đã hình thành nên các loại doanh nghiệp sau :
a.Doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu . Đồng thời là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
- Doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của nhà nước và hực hiện chế độ hoạch toán độc lập.
b. Công ty trách nhiệm trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó:
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác nhau của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của luật doanh nghiệp.
- Thành viên có thể là tổ chức , cá nhân số lượng thành viên không vượt quá 50.
b.Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp , trong đó :
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
- Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán .
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
c. Công ty hợp doanh
Công ty hợp doanh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp doanh, ngoài các thành viên hợp doanh có thể có thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình đọ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm vè toàn bộ tài sản của mình vè các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
d. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự choịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
e. Doanh nghiệp Việt nam tại nước ngoài.
Đó là doanh nghiệp của Việt nam ( cá nhân, Nhà nước hay liên doanh
) hoạt động tại các quốc gia khác có hay không có sử dụng lao động tại nước sở tại.

4 . Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý.
4.1 Xây dựng chiến lược.
- Xây dựng chiến lược 10 năm , 5 năm và hàng năm , kế hoạch trong từng quý tháng cụ thể.
Chiến lược phát triển như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty.
Các đơn vị trong tổ chức căn cứ vào đó mà xác định được nhiệm vụ của mình. Muốn có cơ cấu hoàn thiện đạt hiệu quả cao công ty cần lập cac kế hoạch chiến lược ngắn hạn trung hạn và dài hạn.
Trong đó chiến lược phải rõ ràng cụ thể , phân công một cách chính xác nhằm tận dụng tối đa năng lực của các bộ phận trong tổ chức
Bộ phận quản trị chiến lược của công ty đảm nhận công việc này.
- Thường xuyên tổ chức định biên lại công việc của từng phòng ban cho phù hợp với những thay đổi do môi trường bên ngoài.
4.2 Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý.
a. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý vì vậy phải từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý:
- Thường xuyên đào tạo chuyên môn quản lý cho từng vị trí cho phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển của công ty và nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh
- Nâng cao chức năng động sáng tạo trong đội ngũ quản lý của công ty
- Đảm bảo đội ngũ lãnh đạo được đào tạo chuyên ngành quản lý kinh tế , có trình độ chuyên môn cao cả về tin học và ngoại ngữ.
b. Thường xuyên có kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân trong toàn công ty.
Đây là biện pháp cần thiết để công ty có thể đảm bảo mọi mặt về nguồn nhân lực – là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển công ty. Quá trình đào tạo có thể được thực hiện theo hướng sau:
* Lập nhu cầu đào tạo.
Căn cứ tiêu chuẩn cấp bậc KTCN, mô tả vị trí công việc, yêu cầu thực tế của quá trình kinh doanh; thông qua việc đánh giá chất lượng lao động, Trưởng bộ phận xác định nhu cầu đào tạo cho từng người lao động thuộc bộ phận mình quản lý, vào cuối năm (hay khi có nhu cầu đột xuất), lập biểu nhu cầu đào tạo gửi về phòng tổ chức.
* Tổng hợp, xem xét, phê duyệt.
- Cuối năm, trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn nhân lực, xác định yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của TCT, nhu cầu đào tạo thiết thực do các bộ phận đề xuất... , phòng Tổ chức xem xét, tổng hợp nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm sau theo biểu trình lãnh đạo phê duyệt.
- Căn cứ kế hoạch đào tạo được phê duyệt, phòng Tổ chức lập đề xuất chương trình đào tạo cụ thể đối với từng khóa đào tạo trình lãnh đạo phê duyệt, các nhu cầu đào tạo đột xuất trong năm kế hoạch sẽ được phê duyệt tại trình tự này.
* Thực hiện đào tạo.
- Phòng Tổ chức triển khai đào tạo theo kế hoạch/chương trình đã được phê duyệt; thông báo cụ thể đến các học viên nội dung chương trình đào tạo; theo dõi khóa học; cập nhật hồ sơ khóa học theo biểu theo dõi đào tạo ,thông báo kết quả khóa học (nếu có) đến các học viên, lập phương án đào tạo đối với các học viên không đạt yêu cầu, không tham gia đào tạo.
- Đối với các khóa đào tạo bắt buộc không thực hiện đào tạo đầu kỳ theo các quy định hiện hành của nhà nước và yêu cầu của hệ thống ISO.
4.3 Hoàn thiện công tác định biên lao động và bố trí sắp xếp lao động.
- Đối với công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm thì việc xác định mức có thể dựa trên mức thời gian hay mức sản lượng. Thông quan việc xác định bằng phương pháp khoa học, người cán bộ định mức có thể thấy được thời gain hao phí trong ngày. Từ đó đề ra những biện pháp giảm thiểu thời gian lãng phí và tăng tố đa thời gian tác nghiệp . Những vị trí công việc mà chưa đúng với chức danh nhiệm vụ nên bố trí sắp xếp lại đảm bảo việc trả lương công bằng theo đúng năng lực của từng cá nhân.
4.4 Tổ chức phục vụ nơi làm việc
- Thường xuyên cung cấp đầy đủ trang thiết bị hiện đại cho từng phòng ban trong công ty.
- Tận dụng tối đa sự phụ vụ của máy móc hiện đại giảm thiểu công sức của con người trong những việc mà máy móc có thể làm được
- Có các chế độ thưởng hay ưu đãi cho cán bộ công nhân viên làm tăng động lực làm việc và sự tin tưởng của họ nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động.
4.5 Thường xuyên quan tâm và tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực.
Hiện nay nhìn chung độ tuổi binh quân của người lao động trong công ty cao, vì vậy mà có ảnh hưởng phần nào đến tác phong quản lý hay phong cách làm việc , đôi lúc khó tiếp nhận những vấn đề hiện đại. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển của công ty lâu dài trong tương lai điều quan trong là phai thường xuyên quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ những người thay thế kế cận, đẩy nhanh công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong công ty.

KẾT LUẬN

Trên đây chỉ là những đề xuất của tui trong trình thực tập và tìm hiểu các vấn đề của công ty. Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải được tiền hành liên tục xuất phát từ vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong doanh nghiêp . Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm điều chỉnh nó sao cho phù hợp với mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường luôn biến đổi như trong giai đoạn hiện nay.Một trong những biện pháp đó là luôn luôn hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp nhằm phân công lao động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của từng người nhằm hướng tới mục tiêu của doang nghiệp trong thời gian ngắn nhất và chi phí nhỏ nhất có thể.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản trị về cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà hàng luxury, khách sạn luxury Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh hưng yên Y dược 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại-Dịch Vụ Cơ Khí Tiến Phát Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Niinh Văn hóa, Xã hội 0
T Hoàn thiện công tác hậu cần phục vụ đơn hàng của khách hàng tổ chức tại công ty TNHH dịch vụ máy và động cơ Đông Dương Luận văn Kinh tế 0
V Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
G Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại nhà máy cơ khí Hồng Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top