Download Tiểu luận Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của nhánh quyền hành pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền miễn phí
Hiện nay, thẩm quyền giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan thực hiện nên đã có tình trạng không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Điều này dẫn đến hiện tượng đùn đẩy, chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp. Vì vậy, việc nghiên cứu để sớm thành lập Tòa án Hiến pháp để hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam và cũng góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đối với Chính phủ là một nhu cầu bức thiết ở nước ta. Với những đặc điểm đặc thù của Việt Nam, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, Tòa án Hiến pháp nước ta nên được tổ chức với những đặc điểm sau:
- Xét về vị trí, tính chất: Tòa án Hiến pháp Việt Nam là một cơ cấu trong tổ chức của Quốc hội nhưng chỉ phụ thuộc Quốc hội về mặt cơ cấu tổ chức, còn trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tòa án Hiến pháp hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật Tòa án Hiến pháp (khi xây dựng Tòa án Hiến pháp đương nhiên phải xây dựng luật này) và Hiến pháp. Tòa án Hiến pháp có ngân sách độc lập do chính cơ quan này quản lý, được thông qua trong cơ cấu ngân sách nhà nước.
- Tòa án Hiến pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:
+ Xem xét, phán quyết về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của nhánh quyền hành pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền1. Tăng cường sự kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động nhà nước, trong đó lĩnh vực Quốc hội cần thực hiện sự giám sát chặt chẽ nhất là tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua cho thấy, các công cụ giám sát mà pháp luật dành cho Quốc hội rất ít khi được Quốc hội sử dụng trên thực tế. Bên cạnh đó, dù Hiến pháp quy định Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đều phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng chịu trách nhiệm về cái gì và chịu trách nhiệm đến đâu, hậu quả pháp lý của việc chịu trách nhiệm như thế nào, thì đều chưa có quy định cụ thể.
Do đó, để Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ một cách hiệu quả và thực chất hơn, trước hết cần thiết lập cơ chế hoạt động của Chính phủ trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Chính phủ. Hiến pháp hiện hành chỉ quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hay phê chuẩn và trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm, thì Quốc hội sẽ xem xét quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó1. Như vậy, pháp luật nước ta mới dành cho Quốc hội quyền bất tín nhiệm đối với cá nhân từng thành viên của Chính phủ, mà chưa có quy định nào đặt ra trách nhiệm tập thể của Chính phủ sẽ như thế nào khi thành viên của mình bị bất tín nhiệm. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, cần xây dựng Chính phủ theo hướng là một tập thể thống nhất dưới sự điều hành của Thủ tướng cùng chịu trách nhiệm và từng thành viên của Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về những lĩnh vực quản lý của mình và Thủ tướng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động của Chính phủ. Việc tăng cường trách nhiệm tập thể của Chính phủ nên được quy định bằng một quy phạm trong Hiến pháp xác định rõ: “trong trường hợp quá nửa tổng số thành viên Chính phủ hay Thủ tướng bị bất tín nhiệm thì Chính phủ phải từ chức tập thể” để Quốc hội thành lập Chính phủ mới. Để cơ chế này phát huy hiệu quả trên thực tế, cần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ, tránh tình trạng hoạt động chất vấn chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, kết quả của việc chất vấn (nếu khả quan) là Bộ trưởng nhận khuyết điểm, xin hứa khắc phục rồi Quốc hội cho qua. Chúng ta cần xác định lại cho rõ rằng, mục đích của chất vấn là để truy trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm chứ không phải là lấy thông tin như các đại biểu Quốc hội chúng ta vẫn hay làm. Ở Anh và nhiều nước khác, các câu hỏi được đặt trong “giờ câu hỏi”, còn chất vấn tức là vị Bộ trưởng đó phải điều trần trước Quốc hội, chất vấn để truy trách nhiệm là cơ sở để bất tín nhiệm Chính phủ nên ở một số nước (như Đức) đã quy định chất vấn bằng văn bản phải được một số lượng nghị sỹ nhất định ủng hộ. Theo kinh nghiệm của các nước, hoạt động chất vấn các thành viên Chính phủ trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam cần đi theo hướng: trước hết là xác định phạm vi trách nhiệm của người bị chất vấn; trên cơ sở nội dung chất vấn và phạm vi trách nhiệm người bị chất vấn phải giải trình; nếu người bị chất vấn không trả lời thỏa đáng tại kỳ họp thì sẽ bị quy kết trách nhiệm2. Trong trường hợp này Quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Bộ trưởng và khi Bộ trưởng đã bị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm với hơn 50% tổng số đại biểu đồng ý thì hay là Bộ trưởng đó phải đệ đơn xin từ chức hay là tự Quốc hội sẽ ra quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm hay phê chuẩn việc việc miễn nhiệm, cách chức đó. Đồng thời, để đảm bảo cho đại biểu Quốc hội mạnh dạn chất vấn mà không lo sợ bị ảnh hưởng đến bản thân hay địa phương nơi họ ứng cử thì pháp luật Việt Nam nên quy định quyền miễn trừ đối với dân biểu khi chất vấn như các nước khác vẫn thường dành cho nghị sỹ của mình.
Bên cạnh đó, để Quốc hội giám sát Chính phủ được hiệu quả hơn thì cần giao thêm cho Quốc hội nhiều phương tiện giám sát, cụ thể là thiết lập các cơ quan chuyên môn giúp Quốc hội đảm trách công việc này như Cơ quan Điều tra hành chính trực thuộc Quốc hội và Ủy ban Kế toán công cộng. Ủy ban kế toán công cộng (Public Account Committee) được thành lập với tư cách là cơ quan thuộc Quốc hội, các thành viên do Quốc hội bầu và có nhiệm vụ phân tích những tài khoản được lựa chọn nhất định và các báo cáo của cơ quan kiểm toán chung để trình lên Quốc hội, cơ quan này sẽ là công cụ kiểm soát tài chính có quyền lực nhất của Quốc hội đối với Chính phủ. Trong khi đó, Cơ quan Điều tra hành chính sẽ có trách nhiệm chính là điều tra các hoạt động quản lý của các quan chức trong Chính phủ theo đơn khiếu nại, tố cáo của công dân và kết quả điều tra như thế nào phải được báo cáo trước Quốc hội. Hiện nay, chúng ta có tổ chức Thanh tra Chính phủ, tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ nằm trong cơ cấu của Chính phủ lại chỉ là đơn vị giám sát nội bộ của cơ quan hành chính và họ chỉ chịu sức ép quản lý nội bộ từ chính cơ quan hành chính. Mức độ hành động của họ ra sao hầu như vượt ngoài tầm kiểm soát của nhân dân cũng như các cơ quan dân cử. Tương tự như vậy, cơ quan Công an cũng là một tổ chức trực thuộc cơ quan hành chính (Bộ Công an), nên nếu cơ quan hành chính có sai phạm thì thường là, các cơ quan như Thanh tra và Công an* phải “nhìn trước ngó sau” khi xử lý. Còn nếu có xử lý thì cũng thường rất nhẹ nhàng. Vì vậy, việc thành lập Cơ quan Điều tra hành chính trực thuộc Quốc hội sẽ có hiệu quả hơn trong công tác giám sát. Cơ quan này có trách nhiệm điều tra hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể có hưởng lương hay sử dụng ngân sách nhà nước và cán bộ viên chức của những cơ quan đó ở trung ương. Cơ quan này phải có quyền hành tuyệt đối, chỉ phải báo cáo với Quốc hội mà không phải thông qua bất kỳ một cơ quan nào khác. Điều này không có nghĩa là cơ quan này không bị giám sát, mà Quốc hội sẽ quy định quy chế giám sát riêng đối với Cơ quan Điều tra hành chính.
2. Kiểm soát quyền lực của Tòa án Hiến pháp đối với hành pháp
Hiện nay, thẩm quyền giám sát và bảo vệ Hiến pháp được giao cho nhiều cơ quan thực hiện nên đã có tình trạng không xác định rõ phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. Điều này dẫn đến hiện tượng đùn đẩy, chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát và bảo vệ Hiến pháp. Vì vậy, việc nghiên cứu để sớm thành lập Tò...
Tags: cơ chế kiểm soát quyền lực tại việt nam tiểu luận, tiểu luận Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, cơ chế kiểm soát quyền lưc ở việt nam tiểu luận, kiểm soát quyền lực của Tòa án đối với hoạt động của cơ quan lập pháp, hoạt động kiểm soát của cơ quan hành chính tiểu luận, xây dựng, hoàn thiện hành pháp, tiểu luận cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam, tiểu luận hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước, cần làm gì để hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền chính phủ