huycoi204yb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mở đầu
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã xuất hiện nhiều loai hình sở
hữu như: công ty TNHH, DN Nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần....công
thêm cơ chế thị trường thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát
triển mạnh mẽ tương đương với việc cạnh tranh trở nên gay gắt. Các công ty thương
mại ngày càng xuất hiện nhiều và đa dạng dưới nhiều tên gọi khác nhau nhưng cùng
mục đích là giành dật lấy nhiều khách hàng về phía mình. Trong khi đó khách hàng là
hữu hạn. Chính vì thế để các công ty thương mại có thể thắng lợi trên chiến trường họ
phải thay đổi cách thức king doanh, phải xác lập cho mình những quy trình công nghệ
và đưa ra những phương pháp tiến hành các hoạt động tác nghiệp phù hợp với công ty
để công ty dễ dàng quản trị chúng. Từ đó côngty sẽ đưa ra những chiến lược, đề ra
những chương trình và tiến hành tốt công tác kế hoạch hoá phục vụcho công ty đạt
được mục tiêu kinh doanh của mình.
Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì KHKT- CN cũng phát triển như vũ bão
đã làm thay đổi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (các cách sản xuất
đã thay đổi) đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cho
phù hợp với sự phát triển của tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Công ty nào
nhìn thấy được điều này và nhanh nhậy thích ứng, áp dụng các thành tựu KHKT- công
nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh của mình đồng thời phải cải tổ lại công tác
quản lý, tổ chức cũ bằng những phương pháp kinh doanh mới tiến bộ. Làm được điều
đó chính là công ty đã tạo cho mình một lợi thế vững chắc và đem lại hiệu quả cao
trong hoạt động KD của mình.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là công ty thành viên thuộc Tổng Công Ty
thép VN, thuộc loại hình công ty nhà nước được thành để làm nhiệm vụ tiêu thụ sản
phẩm thép cho thị trường miền Bắc và hoạt động kinh doanh chính là bán buôn mặt
hàng thép và vật tư cho ngành công nghiệp vật tư xây dựng.
Trong thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy hoạt động bán buôn của công ty hoà
toàn theo một cách thức lối mòn mà không có sự thay đổi chuyển biến lớn trong cách
thức tổ chức kinh doanh kể từ khi công ty được tách ra trở thành một đơn vị kinh
doanh độc lập.
Chính những biến động đã nói trên cùng với lý do vừa nêu em đã chọn đề tài:
" Hoàn thiện công nghệ Marketing bán buôn mặt hàng thép tại công ty kinh
doanh thép và vật tư Hà Nội".
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở nhận thức lý luận chuyên ngành kết hợp với phân tích chi tiết, đánh giá
toàn bộ thực trạng công nghệ Marketing bán buôn của công ty để tìm ra những mặt
còn yếu của công ty để từ đó xin đề xuất hoàn thiện công nghệ Marketing bán buôn
mặt hàng thép tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
- Giới hạn nghiên cứu: thiện công nghệ Marketing bán buôn là một vấn đề
phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, chứa đựng trong nó hàng loạt các nghiệp vụ
trong nghiên cứu Marketing bán buôn, trong lựa chọn thị trường bán buôn trong điểm
và hàng loạt các quyết định về mặt hàng bán buôn, về giá bán buôn, về phân phối, về
xúc tiến thương mại bán buôn để lựa chọn cho được công nghệ bán buôn tốt nhất cho
công ty. Để hoạt động bán buôn diễn ra thông suốt thì phải tiến hành tổ chức tốt các
yếu tố vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động để bán buôn hàng hoá. Trong giới hạn
về thời gian cũng như năng lực thực tế của mình , tui xin giới hạn đề tài của mình tập
trung chủ yếu vào mặt hàng thép xây dựng, tại thị trường Miền Bắc của công ty.
- Phương pháp luận
+ Cơ sở chính trị tư tưởng của đề tàilà quan điểm đường lối chính sách đổi mới phát
triển kinh tế xã hội của đảng và nhà nước trong thời gian tới.
+ Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và soạn thảo đề tài cơ bản là phương pháp hệ
thống biện chứng -logic- lịch sử.
+ Phương pháp thực tiễn: vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu tại bàn và
tại hiện trường.
- Kết cấu đề tài gồm 3 chương
+ Chương I. Những tiền đề cơ sở lý luận của công nghệ marketing bán buôn hàng hoá
tại công ty thương mại.
+ Chương II. Phân tích và đánh giá tình hình xác lập và vận hành công nghệ marketing
bán buôn tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
+ Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ marketing bán buôn tại
công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội
Chương I. Những tiền đề cơ sở lý luận của công nghệ marketing bán buôn hàng
hoá tại công ty thương mại.
I. Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của bán buôn hàng hoá ở công ty
thương mại.
1. Khái niệm bán buôn hàng hoá.
Khái niệm: bán buôn hàng hoá là hình thức theo đuổi hàng hoá với mục đích chuyển
bán cho những người mua bán lại hay sản xuất tiếp tục.
Đặc trưng của bán buôn hàng hoá:
_ Sau khi thực hiện bán buôn, hàng hoá vẫn nằm trong lưu thông, giá trị sử dụng của
hàng hoá vẫn được thực hiện.Đặc trưng này thể hiện vị trí trung gian của bán buôn
hàng hoá.
_ Tham gia vào hoạt động thương mại bán buôn chủ yếu là các tổ chức, các công ty
trong đó doanh nghiệp thương mại bán buôn giữ vị trí trung gian để kết nối sự vận
động hàng hoá từ sản xuất tới tiêu dùng.
_ Số lượng và khối lượng một lần trao đổi thường là lớn. Đặc trưng này quy định sự
khác biệt của quá trình công nghệ trong doanh nghiệp thương mại bán buôn và bán lẻ.
2. Bản chất và tầm quan trọng của việc bán buôn hàng hoá.
Những người bán buôn khác với những người bán lẻ về một số đặc điểm sau:
_ Người bán buôn ít quan tâm hơn đến việc khuyến mãi, đến bầu không khí và đến địa
điểm, vì họ quan hệ với những khách hàng kinh doanh, chứ không phải người tiêu
dùng cuối cùng.
_ Những vụ giao dịch bán buôn thường lớn hơn những vụ giao dịch bán lẻ, và người
bán buôn bao quát một địa bàn rộng lớn hơn người bán lẻ.
_ Về thuế và luật lệ chính phủ có cách nhìn nhận khác nhau đối với người bán buôn và
người bán lẻ.
Sự cần thiết của bán buôn hàng hoá( tầm quan trọng của bán buôn hàng hoá)
_ Những người sản xuất nhỏ với nguồn tài chính có hạn không thể đủ để phát triển
những tổ chức bán hàng trực tiếp.
_ Ngay cả những người sản xuất có đủ năng lực thì họ cũng sử dụng tiền vào mở rộng
sản xuất chứ không phải để tiến hành những hoạt động bán buôn
_ Hiệu quả kinh doanh của những người sản xuất chắc chắn cao hơn nhờ tầm hoạt
động có quan hệ với khách hàng rộng hơn và có trình độ chuyên môn hơn.
_ Người bán lẻ kinh doanh nhiều chủng loại hàng thường thích mua toàn bộ mặt hàng
của một nhà bán buôn hơn là mua trực tiếp của từng người sản xuất.
Sự cần thiết của hoạt động bán buôn hàng hoá càng được thể hiện rõ hơn khi những
người bán buôn thực hiện các chức năng của mình.
_ Bán hàng và khuyến mãi: những người bán buôn có một lực lượng bán hàng có thể
giúp các nhà sản xuất vươn tới được những khách hàng nhỏ với phí tổn tương đối thấp.
Người bán buôn có nhiều mối quan hệ kinh doanh và thường được khách hàng tin
tưởng hơn so với người sản xuất ở xa.
_ Thu mua và hình thành chủng loại hàng hoá: người bán buôn có khả năng lựa chọn
các mặt hàng và hình thành những bộ chủng loại hàng hoá mà khách hàng của mình
cần, nhờ vậy khách đỡ phải làm một công việc khá mất công.
_ Phân các lô hàng lớn thành những lô hàng nhỏ hơn. Người bán buôn tiết kiệm được
tiền cho khách hàng của mình nhờ mua những lô hàng lớn rồi phân ra thành những lô
nhỏ.
_ Lưu kho: người bán buôn bảo quản hàng hoá dự trữ, nhờ vậy giảm được chi phí lưu
kho và rủi ro cho những người cung ứng và khách hàng khác.
_ Vận chuyển: người bán buôn đảm bảo hàng giao nhanh hơn cho người mua, bởi vì
họ ở gần người khách hàng hơn so hơn so với người sản xuất.
_ Tài trợ: người bán buôn tài trợ cho các khách hàng của mình khi bán chịu cho họ
đồng thời cũng tài trợ cho cả những người cung ứng cho mình khi đặt hàng trước và
thanh toán kịp thời hoá đơn.
Nhược điểm: với những DN bán buôn thường xảy ra những khó khăn khi thực hiện
những mối quan hệ với các đơn vị nguồn hàng để thoả mãn đơn đặt hàng.
4.4. Công nghệ bán buôn qua hội trợ triển lãm.
Các DN bán buôn có thể tự tổ chức các hội chợ triển lãm nhưng chủ yếu tham gia hội
chợ triển lãm của bộ văn hoá thông tin tổ chức nhằm giới thiệu hàng hoá và xác lập
mối quan hệ trong giao dịch bán buôn.
Công nghệ này được áp dụng chủ yếu với những mặt hàng mới, mặt hàng mới cải tiến.
Ưu điểm: tạo điều kiện cho nhiều khách hàng nắm được những thông tin xác thực về
hàng hoá đồng thời khuyến khích khách hàng mua sắm hàng hoá.
Nhược điểm: tuy nhiên đay chỉ là nơi giới thiệu và bán thử hàng hoá là chủ yếu vì vậy
khả năng đáp ứng tại chỗ với những khách hàng mua với quy mô lớn thường bị hạn
chế.
4.5. Công nghệ bán hàng qua catalogue.
Công nghệ này được thực hiện thông qua DNTM bán buôn gửi các catalogue hàng hoá
đến các đơn vị khách hàng để xác lập quan hệ mua bán.
Công nghệ này được áp dụng với những mặt hàng mới.
Ưu điểm: công nghệ này tạo điều kiện để cho DNTM bán buôn thông báo được những
thông tin cần thiết về hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng.
Nhược điểm: số lượng khách hàng tiếp nhận được catalogue bị hạn chế và chủ yếu đối
với những khách hàng đã có quan hệ mua bán.
4.6. Công nghệ bán hàng qua mẫu hàng.
Bao gồm các bước:
- Xác định khách hàng để giữ mẫu hàng
- Xác định hàng cần bán và mẫu hàng gửi khách hàng
- Nhận đơn đặt hàng hay ký kết hợp đồng
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: những tiền đề cơ sở lý luận của công nghệ marketing
bán buôn hàng hoá tại công ty thương mại
I. Khái niệm, bản chất và tầm quan trọng của bán buôn hàng hoá
ở công ty thương mại.
2. Khái niệm và đặc trưng của bán buôn hàng hoá.
3. Bản chất và tầm quan trọng của BB hàng hoá.
II. Nội dung cơ bản của công nghệ marketing BB hàng hóa tại
công ty TM
1. Nghiên cứu marketing BB và phân tích khả năng của công ty.
2. Lựa chọn thị trường BB trọng điểm
Phân đoạn thị trường
Xác định thị trường mục tiêu
3. Xác lập phối thức marketing BB hàng hoá tại công ty TM
3.1. Quyết định mặt hàng KD
3.2. Quyết định giá BB
3.3. Quyết định phân phối BB
3.4. Quyết định xúc tiến TM BB
4. Lựa chọn công nghệ bán buôn
4.1 Công nghệ bán hàng qua chào hàng bán buôn
4.2 Công nghệ bán buôn qua thay mặt thương mại
4.3 Công nghệ bán hàng qua đơn đặt hàng
4.4 Công nghệ bán hàng qua hội chợ triển lãm
4.5 Công nghệ bán hàng qua catalogue
4.6 Công nghệ bán hàng qua mẫu hàng
4.7 Công nghệ bán hàng qua gian hàng mẫu
4.8 Công nghệ bán hàng qua điện thoại
5. Tổ chức các yếu tố vật chất kỹ thuật và lực lượnglao động để bán buôn hàng hoá.
5.1 Tổ chức các yếu tố vật chất kỹ thuật
5.1.1 Tổ chức cơ sở vật chất trang thiết bị
5.1.2 Tổ chức mạng lưới BB
5.2 Tổ chức lực lượng bán
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu lực của hoạt động BB của công ty TM.
CHƯƠNG II. Phân tích và đánh giá tình hình xác lập và vận hành công
nghệ marketing bán buôn tại công ty KD thép và vật tư Hà Nội.
I . Một vài nét về công ty kinh doanh thép và vật tư HN.
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty kinh doanh thép và vật tư HN
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty KD thép
4. Hoạt động KD của công ty thépTình hình vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Kết quả hoạt động KD của công ty trong thời gian qua
II . Phân tích những nội dung cơ bản của công nghệ marketing BB mặt
hàng thép tại công ty kinh doanh thép và vật tư HN.
1. Phân tích tình hình nghiên cứu marketing BB mặt hàng thép và khả
năng của công ty.
Phân tích tình hình nghiên cứu marketing BB mặt hàng thép của công ty
Phân tích tình hình nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ
Phân tích tình hình nghiên cứu marketing mặt hàng BB
Phân tích tình hình nghiên cứu marketing giá BB
Phân tích tình hình nghiên cứu marketing phân phối BB
Phân tích tình hình nghiên cứu marketing xúc tiến thương mại BB
Phân tích khả năng của công ty KD thép
2. Lựa chọn thị trường BB trọng điểm tại công ty KD thép
3. Phân tích tình hình xác lập phối thức marketing BB mặt hàng thép tại
công ty KD thép.
4 Lựa chọn công nghệ bán
5. Phân tích việc tổ chức các yếu tố vật chất kỹ thuật và lực lượnglao
động để BB hàng hoá.
II. Đánh giá chất lượng hiệu quả kinh doanh của CTKD thép &VTHN
CHƯƠNG III. Một số biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện CN MKT
BB tại CTKD thép & VTHN.
I. Nhận xét chung về tình hình CN MKT BB ở CTKD thép & VTHN
1. Những mặt đã đạt được
2. Những mặt còn tồn tại
3. Nguyên nhân của những tồn tại
II. Những nhiệm vụ đổi mới của CTKD thép & VTHN trong thời gian tới
III. Đề xuất hoàn thiện xây dựng CL và các quyết định MKT cơ bản ở CTKD thép & VTHN
IV. Đề xuất cụ thể về cải tiến và hoàn thiện CN MKT BB ở CTKD thép&VTHN
V. Đề xuất về tổ chức bộ máy quản trị MKT ở CTKD thép& VTHN
III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu lực của hoạt động
bán buôn của công ty thương mại
1. Những yêu cầu đặt ra của tổ chức hợp lý công nghệ marketing bán
buôn ở công ty thương mại.
Phải đảm bảo tổ chức lao động khách hàng trong khâu mua, bảo quản và
bán hàng đảm bảo hao tốn ít lao động đạt hiệu quả cao.
Phải đảm bảo hiệu quả của quá trịnh nghiệp vụ bán, sử dụng tối đa công
suất của trng thiết bị, giảm chi phí bán hàng, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư,
đảm bảo an toàn cho hàng hoá về số lượng lẫn chất lượng.
Phải đảm bảo hạch toán có lãi và hơph lý.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top