Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 7-11-2006 đã mở ra một bước ngoặt mới trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều đó đã đưa đến cho các doanh nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhưng thách thức mà nó đặt ra cũng không nhỏ, đó là sự cạnh tranh trên thị trường sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn và sâu hơn. Để tồn tại trong môi trường đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng để đạt được mục đích đó là làm tốt công tác định mức lao động. Trên cơ sở nghiên cứu hao phí thời gian trong quá trình sản xuất của người lao động, định mức lao động sẽ giúp giảm thiểu hay triệt tiêu thời gian lãng phí. Do đó, nó là cơ sở để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
Cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy cơ khí 120 đã xác định được rõ tầm quan trọng của công tác này. Vì thế, nó trở thành một trong những công tác được Nhà máy hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thông qua quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế em nhận thấy thực trạng của công tác này tại Nhà máy vẫn còn rất nhiều hạn chế cần giải quyết. Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120)”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Đề tài này được nghiên cứu nhằm:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về vấn đề định mức lao động.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác định mức lao động tại Xí nghiệp Kết cấu thép (Nhà máy cơ khí 120).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên một số phương pháp sau: phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, phương pháp đánh giá, phương pháp khảo sát thời gian hao phí (cụ thể là chụp ảnh cá nhân ngày làm việc) và phương pháp phỏng vấn.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài này bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về định mức lao động
Chương II: Thực trạng công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120).
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại Xí nghiệp kết cấu thép (Nhà máy Cơ khí 120).





PHẦN THỨ NHẤT
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

I. MỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, nhằm thỏa mãn những nhu cầu về đời sống của con người và của xã hội.
2. Khái niệm mức lao động
Mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kỹ thuật – tâm sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
3. Các dạng của mức.
Trong thực tế người ta có sử dụng các dạng mức lao động sau:
a. Mức thời gian.
Mức thời gian (Mtg) là đại lượng thời gian cần thiết được quy định cho một công nhân (nhóm công nhân) của một nghề nào đó, có trình độ thành thạo tương ứng với mức độ phức tạp của công việc, để hoàn thành một công việc (bước công việc, sản phẩm, một chức năng) đúng tiêu chuẩn, chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định. Mức thời gian được đo bằng số đơn vị thời gian (giây, phút, giờ)/ một công nhân (nhóm công nhân)/ đơn vị sản phẩm. Và được tính bằng công thức:
Mtg = Thp
Q
Trong đó:
Mtg: mức thời gian
Thp: thời gian hao phí
Q: số lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian đó.
Kết cấu mức kỹ thuật thời gian để sản xuất sản phẩm (chi tiết sản phẩm) có dạng như sau: Mtg = Tkđ + Tck = Ttn + Tpv + Tnc + Tck. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà công thức biến dạng như sau:
Đối với sản xuất khối (không có Mtg) mà chỉ có:
Mtgk = (Tc + Tp) [1 + (apvtc + anc)/100] + Tc* apvkt
Đối với sản xuất hàng loạt:
Mtg = (Tc + Tp) [1 + (apv + anc)/100] + CK/n
Đối với sản xuất đơn chiếc:
Mtg = Tck + (Tc + Tp) [1 + (apv + anc)/100]
Trong đó:
Tđđ , Tkđ: mức thời gian đầy đủ, không đầy đủ để sản xuất một sản phẩm.
Tc, Tp: thời gian tác nghiệp chính, phụ.
apv, apvtc: % thời gian phục vụ, phục vụ tổ chức so với thời gian tác nghiệp.
apvkt: % thời gian phục vụ kỹ thuật so với thời gian tác nghiệp chính.
CK: thời gian chuẩn kết cho cả loạt sản phẩm.
n: số sản phẩm trong một loạt sản phẩm.
Tck, Ttn, Tnc, Tpv: thời gian chuẩn kết, tác nghiệp, nhu cầu, phục vụ để sản xuất một sản phẩm.
Ví dụ: Đối với sản xuất đơn chiếc, có tài liệu xây dựng mức cho việc sản xuất sản phẩm X như sau: thời gian tác nghiệp là 22 phút, thời gian chuẩn kết là 1,40 phút đều tính cho một đơn vị sản phẩm. Thời gian phục vụ bằng 25%, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên là 5% so với thời gian tác nghiệp.
Vậy mức thời gian để sản xuất sản phẩm X là:
Mtg = Tck + Ttn [1 + (apv + anc)/100]
= 1,40 + 22 [1 + (25 + 5)/100]
= 30 (phút).
Mức thời gian chịu ảnh hưởng của các yếu tố: điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, đặc điểm của bước công việc, trình độ công nhân. Nó thuờng được sử dụng trong điều kiện sản xuất thủ công cơ khí (thời gian hao phí để làm công việc hay sản xuất sản phẩm là lớn), sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc.
b. Mức sản lượng
Mức sản lượng (Msl) là số lượng nguyên công, chi tiết, sản phẩm được quy định để một công nhân (nhóm công nhân) có trình độ thành thạo phù hợp với trình độ phức tạp của công việc, phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian (ngày, giờ…) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật, sản xuất nhất định.
Mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch, thể hiện qua công thức sau:
x = 100y y = 100x
100 + y 100 - x
Trong đó:
x: % giảm mức thời gian.
y: % giảm mức sản lượng.
c. Mức phục vụ
Mức phục vụ (Mpv) là số đối tượng (máy móc, thiết bị, nơi làm việc…) được quy định để một công nhân (nhóm công nhân) có trình độ thành thạo tương ứng với trình độ phức tạp của công việc phải phục vụ trong một đơn vị thời gian và trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.
d. Mức thời gian phục vụ.
Mức thời gian phục vụ (Mtgpv) là đại lượng thời gian được quy định để phục vụ một đơn vị đối tượng phục vụ trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý và trình độ thành thạo của công nhân tương ứng với trình độ phức tạp của công việc.
Mức phục vụ và mức thời gian phục vụ là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
e. Mức biên chế (định biên, số lượng người phục vụ).
Mức số lượng người phục vụ (Msln) là số lượng người lao động được quy định để hoàn thành công việc (sản phẩm) trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý và trình độ thành thạo của công nhân phù hợp với trình độ phức tạp của công việc.
f. Mức quản lý.
Mức quản lý (Mql) là số lượng công nhân, nhân viên do một người quản lý phụ trách hay là số lượng người cấp dưới do một người lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý với trình độ thành thạo, trình độ phức tạp tương ứng và điều kiện tổ chức, kỹ thuật hợp lý.
g. Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm.
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là lượng lao động cần và đủ để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hay hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức nhất định.
4. Yêu cầu của mức.
Mức lao động căn cứ có khoa học phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là tính tiên tiến, nghĩa là mức phải bảo đảm có cơ sở khoa học, trong các điều kiện tổ chức, kỹ thuật tiên tiến và có tính đến các phương pháp công nghệ tiên tiến.
Hai là tính hiện thực, nghĩa là mức phải đảm bảo được tính trung bình tiến tiến (mức trung bình của những người công nhân tiên tiến) để mọi người lao động đều có thể hoàn thành được mức.
Ba là tính quần chúng, nghĩa là mức phải bảo đảm rằng, người lao động phải thực hiện tham gia tích cực vào quá trình xây dựng và chính họ là những người thực hiện các mức đó. Có như vậy mới có thể động viên được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của mọi người trong doanh nghiệp vào công tác định mức lao động.
II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG.
1. Khái niệm định mức lao động.
Định mức lao động (theo nghĩa hẹp) là việc xác định các mức cho tất cả các loại công việc.
Định mức lao động (theo nghĩa rộng) là quá trình dự tính và tổ chức thực hiện những biện pháp về tổ chức kỹ thuật để thực hiện công việc có năng suất lao động cao, trên cơ sở đó xác định mức tiêu hao để thực hiện công việc. Nói cách khác đây là lĩnh vực hoạt động thực tiễn về xây dựng và áp dụng các mức lao động đối với tất cả quá trình lao động. Quá trình này yêu cầu phải làm được những công việc sau:
- Nghiên cứu cụ thể điều kiện tổ chức kỹ thuật ở nơi sản xuất: con người, máy móc, thiết bị…
- Đề ra và đưa vào sản xuất các biện pháp tổ chức kỹ thuật
- Xây dựng mức và đưa mức vào sản xuất
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện và điều chỉnh mức.
Tùy theo nhận thức của từng người, từng nơi mà người ta có thể hiểu khái niệm định mức lao động theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng. Tuy nhiên, trong bài viết này thì người viết sử dụng khái niệm này theo nghĩa rộng.
2. Nội dung định mức lao động.
Thứ nhất là nghiên cứu phân chia quá trình sản xuất ra các bộ phận hợp thành, xác định kết cấu và trình tự hợp lý thực hiện các bước công việc. Đồng thời phát hiện những bất hợp lý có thể gây lãng phí thời gian trong quá trình thực hiện, hoàn thành bước công việc đó. Trong nội dung này phải thực hiện những việc làm cụ thể là:
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất (tức là nghiên cứu phương pháp và cách thức sản xuất).
- Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bộ phận hợp thành về mặt công nghệ cũng như lao động.
- Xác định cấp bậc công việc cho những công việc cụ thể.
Thứ hai là nghiên cứu đầy đủ khả năng sản xuất ở nơi làm việc. Cụ thể các khả năng sản xuất ở nơi làm việc là:
- Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: bao gồm trang bị nơi làm việc, bố trí nơi làm việc, phục vụ nơi làm việc và điều kiện làm việc.
- Nghiên cứu tình hình sử dụng máy móc thiết bị (như thời gian máy chạy, công suất của máy).
- Trình độ nghề nghiệp, sức khỏe và thời gian làm việc thực tế của người lao động.
Thứ ba là đề ra, áp dụng trong thực tế sản xuất các biện pháp về cải tiến tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu để đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm cải tiến tổ chức phục vụ nơi làm việc, hợp lý hóa các động tác, thao tác lao động, áp dụng vào sản xuất những thành tựu khoa học mới, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến nhằm cải thiện điều kiện lao động của người công nhân nhằm tăng năng suất lao động. Nội dung này là dự tính những quy tắc làm việc có năng suất cao. Có nghĩa là xây dựng những điều kiện tổ chức kỹ thuật, phương pháp làm việc và trình tự hợp lý để thực hiện công việc.
Thứ tư là xây dựng mức và đưa mức vào sản xuất bằng cách dùng các phương pháp để khảo sát thời gian làm việc chủ yếu là chụp ảnh, bấm giờ, tính đơn giá, phổ biến thời gian làm việc tiên tiến cho công nhân, tạo điều cho công nhân hoàn thành định mức bằng cách đảm bảo các biện pháp như khi xây dựng định mức.
Thứ năm là quản lý, theo dõi và điều chỉnh mức. Cụ thể là:
- Phân tích tình hình thực hiện mức (dựa vào bảng báo cáo doanh nghiệp, hay khảo sát thực tế).
- Phát hiện các bất hợp lý, tồn tại trong công tác định mức kỹ thuật lao động (như xác định các mức quá cao hay quá thấp, mức lạc hậu hay mức sai).
- Điều chỉnh mức.
3. Cơ sở tiến hành định mức lao động.
a. Xác định quá trình sản xuất sản phẩm và phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bộ phận hợp thành.
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình khai thác, chế biến một loại sản phẩm hay một loại công việc nào đó cần thiết cho xã hội. Trong quá trình đó diễn ra sự thay đổi của đối tượng lao động về mặt hình dáng, kích thước, tính chất cơ, lý, hóa học hay về vị trí không gian để trở thành sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. Bản chất của quá trình sản xuất thường được nghiên cứu trên hai
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 5
I. MỨC LAO ĐỘNG 5
1. Khái niệm lao động 5
2. Khái niệm mức lao động 5
3. Các dạng của mức. 5
4. Yêu cầu của mức. 8
II. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG. 9
1. Khái niệm định mức lao động. 9
2. Nội dung định mức lao động. 9
3. Cơ sở tiến hành định mức lao động. 11
3.1. Xác định quá trình sản xuất sản phẩm và phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bộ phận hợp thành 11
3.2. Phân loại hao phí thời gian làm việc 15
3.3. Các phương pháp khảo sát thời gian làm việc 17
4. Tiêu chuẩn định mức lao động. 18
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG MỨC. 19
1. Nhóm các phương pháp tổng hợp. 19
1.1. Phương pháp thống kê 20
1.2. Phương pháp dân chủ bình nghị 20
1.2. Phương pháp kinh nghiện 20
2. Nhóm các phương pháp phân tích 21
2.1. Phương pháp phân tích tính toán 21
2.2. Phương pháp phân tích khảo sát 22
2.3. Phương pháp so sánh diển hình 23
IV. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC 24
1. Vai trò của định mức lao động với tổ chức lao động khoa học. 24
2. Vai trò của định mức lao động với việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 26
3. Vai trò của định mức lao động với việc tạo động lực. 27
4. Vai trò của định mức lao động với việc tăng cường kỷ luật lao động. 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 29
I. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120. 29
1. Giới thiệu chung về Nhà máy Cơ khí 120 29
2. Quá trình hình thành và phát triển 29
3. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 30
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy. 30
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 – 2006 33
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 35
1. Đặc điểm máy móc thiết bị, dụng cụ. 35
2. Đặc điểm lao động 39
3. Đặc điểm của sản phẩm. 42
4. Tình hình cung cấp nguyên nhiên vật liệu. 45
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 46
1. Bộ máy làm công tác định mức 46
2. Phương pháp và quy trình xây dựng mức. 48
3. Các mức đang áp dụng. 53
4. Công tác áp dụng và tình hình thực hiện mức. 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP KẾT CẤU THÉP (NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120). 73
I. HOÀN THIỆN BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC. 73
1. Bổ sung cán bộ cho bộ máy làm công tác định mức 73
2. Đào tạo cán bộ định mức 75
3. Tăng cường mối quan hệ giữa bộ máy làm công tác định mức với các bộ phận, phòng ban chức năng có liên quan 76
II. HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC 77
1. Hoàn thiện phương pháp phân tích khảo sát 78
2. Xây dựng phương pháp so sánh điển hình 86
C. KẾT LUẬN 95

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Sự phân chia quá trình sản xuất cơ khí thành các bộ phận 12
Sơ đồ 2 : Phân loại hao phí thời gian làm việc của quá trình sản xuất 16
Sơ đồ 3: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 31
Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất bản mặt cầu của Cầu GTNT 44
Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất bản S5 Cầu GTNT 45
Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất chung của Cầu GTNT 45

Biểu đồ 1: Các loại thời gian hao phí 64
Biểu đồ 2: Các loại thời gian hao phí. 65
Biểu đồ 3: Các loại thời gian hao phí .66
Biểu đồ 4: Các loại thời gian hao phí. 68
Biểu đồ 5: Các loại thời gian hao phí. 69
Biểu đồ 6: Các loại thời gian hao phí. 70

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2006 34
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 – 2006 34
Bảng 3: Danh sách máy móc, thiết bị sử dụng tại Xí nghiệp kết cấu thép 36
Bảng 4: Bảng thống kê số lượng, chất lượng lao động tại Xí nghiệp Kết cấu thép năm 2006 40
Bảng 5: Thống kê bậc thợ công nhân kỹ thuật của Xí nghiệp Kết cấu thép .. 41
Bảng 6: Thống kê các chi tiết cấu thành Cầu giao thông nông thôn 43
Bảng 7: Định mức lao động và đơn giá tiền lương sản xuất Cầu Giao thông nông thôn (phần gia công kết cấu thép) 54
Bảng 8: Kết cấu của các mảng Δ từ M1 đến M6. 60
Bảng 9: Định mức lao động và đơn giá tiền lương cho Quá trình gia công Tấm bản mặt sàn. 63
Bảng 10: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 64
Bảng 11: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 65
Bảng 12: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 66
Bảng 13: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 68
Bảng 14: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 69
Bảng 15: Bảng tổng hợp thời gian hao phí 70
Bảng 16: Bảng tổng hợp thời gian hao phí cùng loại 81
Bảng 17: Bảng cân đối thời gian tiêu hao 82
Bảng 18: Bảng tổng hợp thời gian hao phí cùng loại 84
Bảng 19: Bảng cân đối thời gian tiêu hao 86
Bảng 20: Bảng thống kê các chi tiết cấu thành nên mảng Δ từ M1 đến M6 và quy trình công nghệ sản xuất chúng 91
Bảng 21: Bảng yêu cầu hàn tự động đối với các thanh T1T, T1D, T2, T2*, T3, T3* 93
Bảng 22: Bảng hệ số đổi của các thanh T1T, T1D, T2, T2*, T3, T3* .94
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top