Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng





Công ty Cao su Sao vàng tổ chức ra 4 xí nghiệp sản xuất phụ trợ chủ yếu nhằm phục vụ cho 4 xí nghiệp sản xuất chính. Bên cạnh đó, các xí nghiệp còn có nhiệm vụ phục vụ lẫn nhau. Ví dụ: xí nghiệp cơ điện cung cấp điện năng duy trì hoạt động quản lý không chỉ đối với xí nghiệp sản xuất chính mà còn cho toàn Công ty, xưởng kiến thiết nội bộ sửa chữa các công trình kiến thiết cơ bản và đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn Công ty. Những khoản chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, Công ty không xác định và không hạch toán chi phí phục vụ lẫn nhau giữa các xí nghiệp phụ trợ. Điều này khiến cho công việc phản ánh chi phí sản xuất của các xí nghiệp phụ thiếu chính xác, kéo theo sự phản ánh thiếu chính xác chi phí sản xuất của các xí nghiệp sản xuất chính. Cụ thể để cung cấp điện năng cho xí nghiệp năng lượng, xí nghiệp cơ điện cũng phải sử dụng nhân công, máy móc thiết bị, dịch vụ mua ngoài .Những chi phí này không được kế toán phân bổ trong kỳ vì vậy toàn bộ chi phí hơi nóng, khí nén sử dụng trong kỳ luôn thấp hơn thực tế phát sinh. Để phản ánh đúng chi phí thực tế phát sinh, kế toán cần tiến hành phân bổ chi phí phục vụ lẫn nhau giữa các xí nghiệp sản xuất phụ. Do vậy, kế toán ghi:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

197.123.089
XNCS3
XNCS4
Cộng 4 XNCS
1.707.078.238
1.4 Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất
Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng…Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Do hạn chế về máy móc thiết bị và khâu pha trộn hoá chất đòi hỏi độ chính xác cao nên hàng tháng Công ty phải chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm hỏng nhất định. Tuy nhiên, Công ty lại không xây dựng kế hoạch sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức làm khó khăn cho khâu quản lý và khắc phục tình trạng sản phẩm hỏng.
Theo nguyên tắc các khoản thiệt hại phải theo dõi chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như người chịu trách nhiệm về những khoản chi phí không mang lại hiệu quả này để từ đó có biện pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong sản xuất. Nhưng trên thực tế, phòng kế toán không theo dõi khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng mà chỉ theo dõi riêng ở xí nghiệp, nơi phát sinh những khoản thiệt hại. Do vậy toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được đều được tính vào giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ. Còn đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được được theo dõi chặt chẽ tại xí nghiệp và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ để sang kỳ sau sửa chữa. * Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất:
Trong thời gian ngừng sản xuất dù lý do khách quan hay chủ quan đều gây ra sự bất lợi đối với doanh nghiệp bởi trong thời gian này Công ty không tiến hành sản xuất nhưng vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng… Vì vậy mọi khoản thiệt hại do ngừng sản xuất đều được Công ty theo dõi rất chặt chẽ theo quy tắc: Những khoản thiệt hại theo kế hoạch dự kiến được tiến hành trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn nhữngkhoản thiệt hại về ngừng sản xuất đột xuất không được phép tính vào giá thành mà sẽ tính vào chi phí bất thường hay quy trách nhiệm bồi thường.
2. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại Công ty
2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Nội dung sản phẩm dở dang
Công ty xác định sản phẩm dở dang gồm có bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và thành phẩm hoàn thành nhưng vì lý do nào đó chưa được nhập kho.
Bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng là những sản phẩm đang chờ lưu hoá vào thời điểm cuối kỳ. Những bán thành phẩm này đã kết tinh 100% chi phí nguyên vật liệu vào giá trị bán thành phẩm, còn chi phí chế biến mới chỉ kết tinh 90% giá trị bán thành phẩm.
Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm đã kết tinh đủ 100% chi phí sản xuất, nhưng do sai thiết kế, không đủ tiêu chuẩn quy định chất lượng để nhập kho, được để lại kỳ sau để sửa chữa. Công ty không mở tài khoản riêng để có biện pháp xử lý sau này mà hạch toán sửa chữa sản phẩm hỏng vào giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Sản phẩm hoàn thành đã trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quá trình sản xuất, kết tinh đủ chi phí sản xuất nhưng chưa qua khâu kiểm tra chất lượng nên chưa được nhập kho.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm của Công ty ngắn, sản phẩm nằm trên dây truyền công nghệ không nhiều, do vậy Công ty không coi những sản phẩm nằm trên dây chuyền công nghệ là sản phẩm dở dang. Với cách xác định như vậy thuận lợi cho công tác kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Các bước đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Bước 1 Xác định số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (spdd)
Số lượng spdd
cuối tháng
=
Số lượng spdd đầu tháng
+
Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng
-
Số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng
Bước 2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng, các yếu tố chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm nên Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, điện năng, hơi nóng khí nén, khấu hoa và sửa chữa lớn còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khác được phân bổ hết cho sản phẩm nhập kho trong kỳ. Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính cho từng loại sản phẩm và từng yếu tố chi phí kể trên. Cụ thể:
Chi phí
sxj dd
cuối kỳ
của sp i
=
Chi phí sxj dd
đầu kỳ của sp i
+
Chi phí sxj phát sinh
trong kỳ của sp i
*
Số lượng sp i dd
cuối kỳ
Số lượng sp i
hoàn thành nhập kho
+
Số lượng sp i dd
cuối kỳ
Tổng chi phí sxdd
cuối kỳ
=
n
Chi phí sxdd
cuối kỳ sp i
S
i =1
Trong đó i lần lượt là từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ
j lần lượt là chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, điện, hơi nóng khí nén, khấu hao và chi phí sửa chữa lớn.
Trình tự hạch toán tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hàng tháng, trên cơ sở kết quả kiểm tra của bộ phận KCS và tình hình theo dõi sản phẩm dở dang của nhân viên xí nghiệp, xí nghiệp gửi báo cáo sản phẩm tồn kho cuối kỳ cho phòng kế toán để đánh giá sản phẩm dở dang. Theo phương pháp tính như trên, kế toán giá thành lập Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (Biểu 10) căn cứ trên Bảng đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ các Bảng phân bổ và số lượng sản phẩm sản xuất, nhập kho trong kỳ. Cuối tháng, số liệu trên cột ‘Cộng’ của bảng này là căn cứ để vào Bảng kê số 4 (TK 154) cho cột ‘Dư cuối kỳ’.
2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất
Tài khoản sử dụng
Công ty tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên do đó kế toán sử dụng tài khoản 154 ‘Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang’ để tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo theo 5 xí nghiệp sản xuất chính:
+ TK 1541 CP SXKD DD XNCS 1
+ TK 1542 CP SXKD DD XNCS 2
+ TK 1543 CP SXKD DD XNCS 3
+ TK 1544 CP SXKD DD XNCS 4
+ TK 1545 CP SXKD DD Xưởng luyện Xuân Hoà
♣ Nội dung tài khoản 154 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng.
Bên Có: Ghi giảm chi phí bán thành phẩm.
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã nhập kho.
Dư Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (nếu có) và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (nếu có).
Trình tự hạch toán
Cuối tháng, căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí sản xuất như trên, kế toán tổng hợp vào Bảng kê số 4 (TK154) cho từng xí nghiệp sản xuất chính, từng tài khoản chi phí tương ứng và từng sản phẩm. Thực chất là kế toán ghi:
Nợ 154( Chi tiết cho từng xí nghiệp)
Có TK 1521 Bán thành phẩm
Có TK 621 (2,3,7) Chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622 Chi phí tiền nhân công trực tiếp
Có TK 627 Chi phí sản xuất chung
Đồng thời, căn cứ vào Bảng đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán tổng hợp vào cột ‘Dư đầu kỳ’ và ‘Dư cuối kỳ’ cho từng sản phẩm. Trên cơ sở đó tính ra giá trị thành phẩm nhập kho trong tháng và phản ánh vào cộ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top