kelbin_lei
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn
MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Phần I: Lý do nghiên cứu đề tài 3
I- Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 3
1- Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh 3
2- Phân loại chi phí sản xuất 3
II- Giá thành sản phẩm và các loại chỉ tiêu giá thành 6
1- Khái niệm giá thành 6
2- Phân loại giá thành 7
III- Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
IV- Nhiệm vụ và nội dung tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 9
1- Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 9
2- Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 11
2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11
2.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 23
2.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 28
V- Yêu cầu quản lóy và tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 34
1- Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 34
2- Yêu cầu tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 37
Phần II: Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 39
I- Đặc điểm tình hình chung của Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 39
1- Quá trình hình thành và phát triển 39
2- Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh 41
3- Tình hình chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 43
II- Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 45
1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 45
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí 45
1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 46
2- Trình tự và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 46
2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 46
2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 55
3- Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp 61
4- Đánh giá sản phẩm dở dang 62
5- Giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 63
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 65
I- Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 65
II- Một số phương hướng nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XNK Gia giầy sài Gòn chi nhánh Hà Nội 67
1- Sự cần thiết phải hạch toán các khoản chi phí phải trả 67
2- Hach toán thiệt hại về sản phẩm hỏng 68
3- Về tính giá thành sản phẩm 69
4- Về chi phí sản xuất chung 70
5- Hiện đại hoá công tác kế toán 71
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-04-01-chuyen_de_hoan_thien_cong_tac_hach_toan_chi_phi_sa.gQGyI50xOP.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-66406/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
thành có thể là:- Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành
- Mức thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản phẩm
- Từng công trình, hạng mục công trình
Thông thường nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là tính theo tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hay loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm hay hàng loạt sản phẩm đó thì chu kỳ giá thành thích hợp là vào thời điểm sản phẩm đó hoàn thành. Như vậy, kỳ tính giá thành của sản phẩm trong trường hợp này có thể không trùng với kỳ báo cáo.
b. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
b1. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp):
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
SPLD đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-
SPLD cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Giá thành đơn vị sản phẩm = ---------------------------------------------
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Cách tính này giản đơn nhất, trong các phương pháp sau dù việc tính toán có phức tạp hơn nhưng cuối cùng giá thành đều phải dựa vào công thức trên. Đây là phương pháp áp dụng thích hợp trong doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa NVL vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khai thác, điện, nước…
b2. Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp giá thành phân bước áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau.
tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp loại hình này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hay là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phảam ở giai đoạn cuối. Do đó phương pháp giá thành phân bước được chia ra:
- Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
- Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
* Đối với phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng cần xác định giá thành được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí của nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau, cứ như vậy tuần tự đến giai đoạn cuối cùng khi tính được giá thành thành phẩm. Có thể khái quát trình tự tính giá thành như sau
Giả sử doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua những giai đoạn chế biến liên tục
Chi phí NVL chính (trực tiếp)
Chi phí khác giai đoạn 1
Giá thành NTP 1
Giai đoạn 1 (PX1)
+
=
Giai đoạn 1 (PX1)
Chi phí
NTP 1
Chi phí khác giai đoạn 2
+
=
Giá thành NTP 2
Giai đoạn n (PXn)
Chi phí
NTP (n-1)
Chi phí khác giai đoạn n
Giá thành thành phẩm
+
=
Việc kết chuyển tuần tự chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau theo trình tự như trên có thể theo số tổng hợp (theo tổng giá thành của nửa thành phẩm) hay kèm theo từng khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển theo số tổng hợp thì sau khi tính được giá thành ta phải hoàn nguyên ngược trở laị theo các khoản mục chi phí quy định, việc quay trở lại rất phức tạp do vậy ít áp dụng trong thực tế.
Việc kết chuyển tuần tự theo từng khoản mục sẽ cho ta giá thành của nửa thành phẩm bước sau và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng theo khoản mục ngay, nên được áp dụng phổ biến
* Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng. Do vậy chỉ cần tính toán, xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong sản phẩm ta được giá thành thành phẩm.
Cụ thể các bước tiến hành như sau
- Tính chi phí sản xuất giai đoạn thành phẩm (theo khoản mục)
SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ
CPSX = --------------------------------------- x Thành phẩm
SPHT gđi + SPLD gđi
Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà SPLD phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không.
CPSX gđi
Giá thành TP=
- Sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của từng giai đoạn ta tính được giá thành thành phẩm.
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
CPSX giai đoạn 1 theo khoản mục
CPSX giai đoạn 1 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn 2 theo khoản mục
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n theo khoản mục
CPSX giai đoạn 2 trong thành phẩm
CPSX giai đoạn n trong thành phẩm
Giá thành TP
Giai đoạn 1 (PX1)
Giai đoạn 1 (PX2)
Giai đoạn 1 (PXn)
b3. Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải loại trừ phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hay cũng có thể tính bằng cách lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau:
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
SPLD đầu kỳ
+
CPSX trong kỳ
-
SPLD cuối kỳ
-
CPSP phụ
b4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo, mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó, để khi hoàn thành tổng cộng chi phí sản xuất các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng.
Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
b5. Phương pháp hệ số
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loạt nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.
Để...