angel_tien2000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ VÀ QUẢN LÍ QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ 3
1.1/Bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm y tế 3
1.1.1/ Bảo hiểm y tế 3
1.1.2/ Quỹ bảo hiểm y tế 8
1.2/ Quản lí quỹ BHYT 12
1.2.1/ Mục tiêu quản lí quỹ BHYT 12
1.2.2/ Nội dung quản lí quỹ BHYT: 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM 16
2.1/ Một số nét về quá trình hình thành và phát triển của BHYT trong thời gian qua: 16
2.1.1/ Giới thiệu khái quát 16
2.1.2/Giai đoạn hình thành chính sách, xây dựng bộ máy thực hiện chính sách( năm 1992 -T8/1998) 17
2.1.3/ Giai đoạn từ tháng 8/1998 đến tháng 6/2005 (từ khi ban hành nghị định số 58/1998/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/1998)- giai đoạn mở rộng đối tượng, củng cố bộ máy tổ chức. 19
2.1.4/ Giai đoạn từ tháng 7/2005 đến nay( kể từ khi ban hành nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ): giai đoạn mở rộng BHYT cho các đối tượng xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước. 21
2.2/ Thực trạng quản lí quỹ BHYT: 23
2.2.1/ Quản lí nguồn hình thành quỹ BHYT: 23
2.2.2/ Quản lí sử dụng quỹ BHYT: 33
2.2.3/ Quản lí đầu tư quỹ BHYT: 39
2.3/ Những đánh giá về thành tựu và hạn chế trong công tác quản lí quỹ BHYT thời gian vừa qua: 40
2.3.1/ Những thành tựu đạt được: 40
2.3.2/ Những hạn chế còn tồn tại: 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÍ QUỸ BHYT Ở NƯỚC TA 48
3.1/ Quan điểm và định hướng chung: 48
3.2/ Hoàn thiện công tác quản lí quỹ BHYT: 51
3.2.1/ Về mức đóng: 51
3.2.2/ Đối tượng tham gia BHYT: 52
3.2.3/ Về quyền lợi của người tham gia BHYT: 55
3.2.4/ Bộ máy quản lí quỹ: 56
3.2.5/ Về chính sách bảo toàn và phát triển quỹ: 57
3.2.6/ Công tác quản lí chi: 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo hiểm y tế ( BHYT )
Bảo hiểm xã hội ( BHXH )
Khám chữa bệnh ( KCB )
Nghị định - Chính phủ ( NĐ - CP )

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số người tham gia và diện bao phủ BHYT 30
Bảng 2.2: Số thu của quỹ BHYT theo các nhóm đối tượng 33
Bảng 2.3: Bảng thu, chi hàng năm của quỹ BHYT 39
Bảng 2.4: Mức đóng bình quân theo các nhóm đối tượng 47

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua cùng với thay đổi nhanh chóng của đất nước ta về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, mức sống của đại bộ phận người dân nước ta đang ngày càng được nâng cao, điều đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống y tế nước ta nói chung và bảo hiểm y tế (BHYT) nói riêng. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH) mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hơn nữa, đối với người lao động, BHYT còn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi không may phải điều trị tại bệnh viện. Trong những năm qua thì Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi nhiều chính sách quan trọng về hệ thống BHYT, từ đó đã tạo cơ sở pháp lí cần thiết cho sự phát triển của ngành BHYT.
Tổng kết 15 năm (1992 - 2007) thực hiện chính sách BHYT ở nước ta, kết quả cho thấy số người tham gia BHYT tăng nhanh, năm 2006 là 36,7 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ 42% dân số cả nước; Quỹ BHYT chiếm khoảng 1/3 ngân sách nhà nước dành cho y tế, chiếm tỷ trọng gần 60% ngân sách nhà nước dành cho công tác khám chữa bệnh (KCB). Như vậy, BHYT đã bước đầu có sự phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại tuyến y tế cơ sở. Điều đó cũng tạo sự công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, bên cạnh tính ưu việt của việc thực hiện chính sách BHYT, cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Đó là các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể trốn đóng BHYT cho người lao động khá nhiều. Thống kê cho thấy, mới có khoảng 50% đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT thuộc khối doanh nghiệp có tham gia; chính sách BHYT tự nguyện chưa sát với thực tế, thiếu tính ổn định nên chỉ những người thường xuyên ốm, mắc bệnh mạn tính mới tham gia. Chính vì vậy năm 2006 quỹ BHYT tự nguyện đã bội chi hơn 1.000 tỷ đồng, năm 2007 bội chi khoảng 2100 tỷ đồng, cao gấp đôi so với năm 2006. Trong khi đó thì quỹ BHYT là điều kiện rất quan trọng để BHYT có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình. Vậy làm như nào để có thể quản lí tốt hơn công tác thu – chi của quỹ ? việc quản lí sử dụng quỹ BHYT như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?.
Từ thực tế trên cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, với sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Bất và các cán bộ tại phòng Bảo hiểm y tế. vụ tài chính- hành chính sự nghiệp, Bộ tài chính. Em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lí quỹ BHYT ở Việt Nam” làm đề tài của chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu, kết luận thì chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quỹ BHYT và quản lí quỹ BHYT
Chương 2: Thực trạng quản lí quỹ BHYT ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí quỹ BHYT ở nước ta.




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ VÀ QUẢN LÍ QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
1.1/Bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm y tế
1.1.1/ Bảo hiểm y tế
*Khái niệm bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểmđược áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm chi trả một phần hay toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bào hiểm y tế khi họ ốm đau, bệnh tật.
Bảo hiểm y tế là một phạm trù kinh tế tất yếu của xã hội phát triển, đóng vai trò quan trọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác y tế nhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phần tham gia khám, chữa bệnh cho nhân dân.
* Mục tiêu và chức năng của BHYT:
BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằmhuy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Điều lệ này cho người có thẻ BHYT khi ốm đau.
BHYT theo Điều lệ này mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh và toàn dân tham gia.
Việc hình thành BHYT ở Việt Nam nhằm những đáp ứng các chức năng quan trọng sau:
- Tạo nên nguồn tài chính bổ sung cho nguồn tài chính của hệ thống y tế Nhà nước, với mức đóng phí được huy động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Những đóng góp này sẽ được chi trả một phần cho các cơ sở y tế Nhà nước. Nguồn thu từ người bệnh sử dụng BHYT được sử dụng cùng với nguồn ngân sách hiện đang phân bổ từ trung ương đến địa phương cho các cơ sở y tế để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người tham gia BHYT.
- Chức năng thứ hai là giảm bớt những gánh nặng cho người tham gia BHYT khi ốm đau, trong các trường hợp bệnh nặng khi sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng cao. BHYT thực hiện được việc giảm bớt gánh nặng về tài chính bằng cách cho phép cá nhân và gia đình đóng góp một kh
Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế xã hội nó làm xuất hiện những tầng lớp dân cư khác nhau, bao gồm cả người giàu và người nghèo. Những người cùng kiệt thị bằng lòng với những quyền lợi cơ bản vì nó phù hợp với mức phí mà họ đóng. Trong khi đó thì những người giàu thì lại có nhu cầu cao hơn, họ muốn được KCB với một chất lượng tốt hơn, được hưởng những cách chữa bệnh tốt hơn với những phương tiện hiện đại hơn, việc KCB thuận tiện, nhanh chóng hơn… và tất nhiên là họ sẵn sàng chi trả một mức phí cao hơn để được hưởng những điều đó.
Việc mở thêm loại hình BHYT là hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay, khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được KCB bằng loại hình BHYT mở rộng ngày càng lớn. Khi thực hiện chi trả cho những nhóm đối tượng này thì ngành BHYT sẽ phải tăng chi phí những so với mức phí thu được thi chắc chắn sẽ thấp hơn. Điều này sẽ góp phần làm tăng mức hiệu quả chi tiêu cho quỹ BHYT.
Để có thể tham gia vào loại hình BHYT mở rộng này, đòi hỏi những người tham gia phải có một mức thu nhập cao và họ phải nộp một mức phí cao hơn so với quyền lợi cơ bản. Khi tham gia họ sẽ được hưởng những quyền lợi mở rộng hơn như họ có thể được lựa chọn cơ sở KCB đã đăng kí với cơ quan BHXH, được chỉ định bác sĩ khám cho minh…
Để thực hiện được điều này thì đỏi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước, phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật và việc thực hiện sẽ do cơ quan BHXH hay tư nhân thực hiện.
*Giải pháp hoàn thiện cách thanh toán BHYT
Đối với cơ sở KCB tuyến dưới, nơi đăng kí KCB ban đầu cho người tham gia BHYT: áp dụng thanh toán theo định suất ( trừ một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng đòi hỏi có chi phí cao). Đối với cơ sở KCB tuyến trên nhất là các bệnh viện chuyên kho: áp dụng thanh toán theo nhóm chuẩn đoán, hay áp dụng theo phí dịch vụ có trần. Tuy nhiên, trần ở đây phải là do cơ quan chuyên trách y tế ngoài bệnh viện, phối hợp với ban vật giá và cơ quan BHXH xem xét, đánh giá theo những tiêu chuẩn định mức nhất định. Với những cách thanh toán mới này, một mặt đảm bảo cơ quan BHXH quản lí cân đối quỹ một cách chủ động, kích cơ sở KCB nâng cao hiệu quả công tác KCB của mình và sử dụng tiết kiệm nguồn tài chính giành cho y tế. Tuy nhiên, việc áp dụng thanh toán theo chẩn đoán đòi hỏi một trình độ quản lí quỹ ở mức cao.








KẾT LUẬN
Con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của toàn xã hội. Trong đó sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ nhân dân là cần thiết và phù hợp với xu thế thời đại. Chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời thì hệ thống BHYT nói chung và quỹ BHYT nói riêng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và đánh giá cao của toàn xã hội. Và thực tế trong những năm vừa qua đã chứng minh được tính đúng đắn ấy.
Với việc nghiên cứu về vấn đề “hoàn thiện công tác quản lí quỹ BHYT ở Việt Nam“, em cũng đã làm rõ về quá trình hình thành, phảt triển và thực trạng của quỹ BHYT trong thời gian qua. Từ những phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và quản lí quỹ BHYT đã cho chúng ta thấy được những kết quả đã đạt được, cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lí việc thu - chi, sử dụng và chi tiêu của quỹ BHYT hiện nay. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng những hạn chế trên, từ đó gây ra mất cân đối quỹ như hiện nay. Để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lí quỹ trong thời gian tới, giảm thiểu việc bội chi quỹ BHYT như hiện nay, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng quỹ.
Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo và của các cán bộ phòng BHYT để em hoàn thiện chuyên đề của mình tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu của hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện chính sách BHYT.
2.Trang web của Bộ tài chính.
3. Trang web của Bộ y tế.
4. Một số trang web tìm kiếm từ google.com.vn.
5. Các luận văn tham khảo trên thư viện trường ĐHKTQD.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top