Coed

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
HS : Học sinh
KBNN : Kho bạc nhà nước
NS : Ngân Sách
NSNN : Ngân sách nhà nước
NVCM : Nghiệp vụ chuyên môn
THCS : Trung học cơ sở
TP : Thành phố

TSCĐ : Tài sản cố định
UBND : Uỷ ban nhân dân
SV: Hoàng Hữu Cường 3 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Quy mô giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình giai đoạn 2010-2012 22
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá học sinh tiểu học ở quận Ba Đình giai đoạn 2009-
2012
23
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá học lực học sinh THCS ở quận Ba Đình giai đoạn
2009-2012
23
Bảng 2.4 Dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp GD quận Ba Đình
giai đoạn 2010 - 2012
25
Bảng 2.5 Cơ cấu chi thường xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn quận Ba
Đình giai đoạn 2010 - 2012
27
Bảng 2.6 Tình hình chi cho con người của giáo dục tại quận Ba Đình giai
đoạn 2010-2012
30
Bảng 2.7 Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục tại quận Ba Đình
giai đoạn 2010 - 2012
34
Bảng 2.8 Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ ở các trường trên địa bàn
quận Ba Đình giai đoạn 2010 - 2012
36
SV: Hoàng Hữu Cường 4 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa

MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của mỗi xã hội thì tri thức con người được xem như là
yếu tố quan trọng có tính chất quyết định. Như Bác Hồ của chúng ta từng nói
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, cần diệt giặc dốt, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân tài để tạo ra sức mạnh cho cả dân tộc và điều này chỉ có thể thực
hiện thông qua sự nghiệp giáo dục. Chỉ khi được giáo dục con người mới
được phát triển toàn diện cả về mặt nhân cách và trình độ, được trang bị đầy
đủ những kiến thức cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt. Giáo
dục ngày nay không đơn thuần là quá trình giáo dục văn hoá tư tưởng, đạo
đức, lối sống mà phải coi đây là một nguồn lực nội sinh, coi chiến lược phát
triển con người là một bộ -phận không thể tách rời trong chiến lược phát triển
kinh tế đảm bảo thực hiện thành công tiến trình CNH- HĐH cũng như sự phát
triển chung của đất nước.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, dành mọi sự ưu tiên về nguồn lực để đầu tư cho giáo dục. Luật
giáo dục sửa đổi ban hành năm 2010 đã quy định rõ nguồn kinh phí đầu tư
cho giáo dục hiện nay bao gồm nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và
nguồn kinh phí khác nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phải chiếm vị
trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục và
tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng chi nhân sách. Vì vậy, hàng năm nguồn đầu tư cho
giáo dục từ ngân sách nhà nước là rất lớn và được tăng lên cùng với sự phát
triển kinh tế đất nước.
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nhu cầu chi cho
mọi lĩnh vực ngày càng tăng thì việc quản lý các khoản chi như thế nào để đạt
SV: Hoàng Hữu Cường 5 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
được hiệu quả cao nhất là vấn đề cực kỳ quan trọng. Nhằm để nâng cao chất
lượng công tác quản lý nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho giáo dục, sau
một thời gian về thực tập tại phòng GD&ĐT quận Ba Đình tui xin nghiên cứu

về đề tài:
“Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình”
*Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
trên địa bàn quận Ba Đình. Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để phân tích
thực trạng, tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh trong công tác quản lý chi, từ đó
đưa ra những giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận Ba Đình.
* Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục trên địa bàn quân Ba Đình (cấp mầm non, tiểu
học, THCS)
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng: phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mac – Lênin là cở sở của phương pháp luận. Kết hợp lý luận với phân
tích thực tế, thực trạng của quản lý chi thường xuyên qua cơ cấu chi, kết hợp
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn giải, so sánh, phỏng vấn,
nghiên cứu tài liệu và kế thừa các kết quả đã nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài được chia ra làm ba phần:
Chương 1: Sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
SV: Hoàng Hữu Cường 6 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục ở quận Ba Đình
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình.
Do trình độ lý luận chưa sâu, thời gian thực tập thực tế còn hạn chế nên
luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong

nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn thêm phong phú và lý
luận sát với thực tế hơn. Em xin chân thành Thank PGS.TS. Phạm Văn
Đăng, các thầy, cô giáo trong bộ môn và các cán bộ phòng GD&ĐT quận Ba
Đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thiện luận văn này.
SV: Hoàng Hữu Cường 7 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
Chương 1:
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.1. Vai trò của nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1 Khái niệm, nội dung hoạt động của giáo dục.
1.1.1.1. Khái niệm
Đến đầu thế kỷ 21, nền giáo dục của nhân loại đã có những bước tiến
dài và nhiều thành tựu về mọi mặt. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
nhận thức được sự cần thiết và cấp bách của việc đầu tư cho giáo dục. Giải
thích theo khoa học “Giáo dục” là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng
tới mục đích khơi gợi hay biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ
của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn
thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp
phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội
đương đại. Hiểu một cách đơn giản, giáo dục là sự dạy dỗ, nuôi dưỡng và
phát triển cả trí tuệ, tâm hồn lẫn nhân cách của con người. Xã hội ngày càng
phát triển, thì năng lực của mỗi cá nhân càng phải yêu cầu cao. Ngược lại, khi
cá nhân có trình độ, có nhận thức thì sẽ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp,
văn minh. Nhất là với những nước đang phát triển như nước ta, muốn đuổi
kịp các nước khác và không bị tụt hậu quá xa so với thời đại thì đầu tư cho
giáo dục chính là bước đi chính xác và cần thiết. Chính vì vậy, Luật giáo dục
Việt Nam 2005 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hang đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”(Điều 9) và Điều 13
cũng nhấn mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu

tư cho giáo dục. Khuyến khích và bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục, trong đó Ngân sách
Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.” Đầu
tư cho giáo dục là việc không thể có kết quả trong một sớm một chiều được
mà kết quả sẽ có được trong tương lai, ngay trong việc đào tạo đã là một quá
trình lâu dài diễn ra trong nhiều năm và nhiều cấp bậc:
- Giáo dục mầm non gồm có nhà trẻ và mẫu giáo.
SV: Hoàng Hữu Cường 8 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
- Giáo dục phổ thông gồm có tiểu học, trung học cơ sở và trung học
phổ thông.
- Giáo dục dạy nghề nghiệp gồm có trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề.
- Giáo dục đại học và sau đại học gồm có trình độ cao đẳng, trình độ
đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
1.1.1.2. Nội dung hoạt động
Nội dung hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo hiện nay rất đa
dạng và toàn diện, ở nhiều cấp bậc ngành học với nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức,
có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục và đào
tạo có vai trò cực kỳ to lớn trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Hoạt động của giáo dục bao gồm hai hoạt động chính đó là hoạt động
giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các hoạt động ngoại khoá cho học sinh
cũng như một số hoạt động phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giáo
dục: đầu tư xây dựng nâng cao cơ sở vật chất, các hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học.
1.1.2. Vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với phát triển KT-XH.
Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-

XH của đất nước. Nhận thức điều này Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục
chính là nhân tố chính để giúp đất nước phát triển hơn, vì vậy mà Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục.
Giáo dục giúp nâng cao dân trí, góp phần làm cho đất nước ngày càng
phát triển và văn minh. Dân trí cao thì tình hình xã hội sẽ ổn định hơn, người
dân sẽ dễ dàng hiểu được những chủ trương và đường lối của Đảng và nhà
SV: Hoàng Hữu Cường 9 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
nước. Đồng nghĩa với việc an ninh sẽ được bảo đảm, chất lượng cuộc sống
cành ngày càng được đảm bảo,….
Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là toàn cầu hóa, hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế, với những tác dụng nhiều mặt và đa phương, đa dạng
thì chúng ta lại càng cần giáo dục để giữ vững độc lập tự chủ, phát huy nội
lực, vững vàng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những văn hóa tinh hoa của dân tộc ta sẽ được sự nghiệp giáo dục lưu
truyền, gìn giữ và truyền bá cho nhân loại thế giới và chúng sẽ không bị mất
đi theo thời gian. Đồng thời giáo dục cũng giúp chúng ta tiếp xúc được với cái
hay cái đẹp của các quốc gia khác trên toàn thế giới.
1.2. Khái niệm, nội dung, vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.1.Khái niệm, nội dung chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm
Vài nét về NSNN và chi NSNN:
NSNN: Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN bao gồm ngân
sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương là ngân
sách của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có

HĐND và UBND.
NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng
phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá, điều chỉnh đời sống xã
hội.
Chi NSNN: Là một trong hai nội dung quan trọng trong hoạt động của
NSNN, chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng vốn quỹ ngân sách nhằm
SV: Hoàng Hữu Cường 10 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
thực hiện các nhiệm của Nhà nước trong từng thời kỳ. Nội dung chi rất đa
dạng: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước, chi trả nợ của Nhà nước, chi viện
trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật.
Để việc hoạch định chính sách và phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực
được tiến hành thuận lợi, đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước
trong quản lý ngân sách, người ta tiến hành phân loại thu chi NSNN thành 4
nhóm theo nội dung kinh tế:
- Chi thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi cho vay hỗ trợ quỹ và tham gia góp vốn của Chính phủ.
- Chi trả nợ gốc các khoản vay của Nhà nước.
Trong đó, khoản chi thường xuyên có vai trò quan trọng: “Chi thường
xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho
các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập
pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công cộng khác mà Nhà
nước vẫn phải cung ứng”.
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục: Chi thường xuyên
NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN đê
đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của các trường cũng như các cơ quan quản
lý nhằm đảm bảo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
1.2.1.2. Nội dung chi

Để thực hiện tốt các nhiêm vụ của Nhà nước trong quản lý ngân sách,
khi xét theo nội dung kinh tế thì chi NSNN gồm:
- Chi thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển.
- Chi cho vay hỗ trợ và tham gia góp vốn của chính phủ.
- Chi trả nợ gốc các khoản vay của nhà nước.
SV: Hoàng Hữu Cường 11 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
Và trong đó thì chi thường xuyên NSNN có một vai trò quan trọng. Chi
thường xuyên NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng
cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm của nhà nước về
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như một số dịch vụ công cộng khác mà
nhà nước vẫn phải cung ứng.
Qua đó chúng ta sẽ thấy rằng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là quá
trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi của
toàn bộ ngành giáo dục nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra.
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp GD xét theo cơ cấu chi bao
gồm:
- Các khoản chi cho con người.
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ.
- Chi thường xuyên khác.
 Thứ nhất: Chi cho con người.
Là khoản chi quan trọng trong các yếu tố đầu vào của bất kỳ cơ quan,
tổ chức nào muốn tồn tài và hoạt động. Là các khoản chi theo chế độ mà Nhà
nước đã quy định chi trả cho các CQNN, các đơn vị giáo dục. Gồm:
+ Chi tiền lương, tiền công.
+ Chi phụ cấp.
+ Các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
+ Học bổng…

Nội dung chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất vào khoảng 80% trong tổng
chi NSNN cho hệ thống giáo dục. Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ
đó động viên tinh thần giảng dạy, khuyến khích học sinh tích cực học tập
SV: Hoàng Hữu Cường 12 Lớp: CQ47/01.03
Học viện Tài Chính Luận văn cuối khóa
thông qua các chương trình học bổng của các cấp. Qua đó nâng cao chất
lượng giáo dục.
 Thứ hai: Các khoản chi NVCM. Bao gồm các khoản chi:
+ Chi trả các dịch vụ liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và học tập:
tiền điện; tiền nước; vệ sinh trường, lớp học;…
+ Chi công tác phí đi học tập và giảng dạy (sách giáo khoa, đồ dung học
tập, tài liệu tham khảo cho giáo viên…).


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

hoananh88

New Member
m xin gấp qua mail: [email protected] b nhé. Thaks
Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại quận Ba Đình
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top