tieu_lienvnn

New Member
Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
1. Dự án đầu tư 1
1.1. Khái niệm, đặc trưng của dự án đầu tư 1
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 1
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 1
1.2. Chu trình của dự án đầu tư 2
2. Quản lý dự án đầu tư 4
2.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng và phương pháp quản lý dự án đầu tư 4
2.1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư 4
2.1.2. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư 5
2.1.3. Chức năng của quản lý dự án đầu tư 5
2.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư 6
2.2.1. Quản lý dự án theo lĩnh vực 6
2.2.1.1. Lập kế hoạch tổng quan 6
2.2.1.2. Quản lý phạm vi 7
2.2.1.3. Quản lý thời gian, tiến độ 7
2.2.1.4. Quản lý chi phí 9
2.2.1.5. Quản lý chất lượng 11
2.2.1.6. Quản lý nhân lực 12
2.2.1.7. Quản lý thông tin 12
2.2.1.8. Quản lý rủi ro 12
2.2.1.9. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán 12
2.2.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án 13
2.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 13
2.2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 13
2.2.2.3.Giai đoạn vận hành, khai thác 14
2.3. Các mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư tại Việt Nam 14
2.3.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 14
2.3.2 Mô hình chìa khóa trao tay 15
2.3.3. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 16
2.3.4. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo chức năng 16
2.3.5. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án 17
2.3.6. Mô hình tổ chức quản lý dự án theo ma trận 18
3. Sự cần thiết của công tác quản lý dự án đầu tư ở Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA 21
1. Tổng quan về LILAMA 21
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 21
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 23
1.3. Đặc điểm thị trường và sản phẩm của Tổng công ty 23
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm 23
1.3.2. Đặc điểm thị trường 24
1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty 25
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua 27
2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 27
2.2. Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010 28
2.3. Tình hình đầu tư các dự án của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010 29
3. Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 30
3.1. Tình hình thực hiện các dự án của Tổng công ty trong thời gian qua 30
3.2. Đặc điểm chung của các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư 33
3.3. Mô hình quản lý dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư 34
3.4. Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 34
3.4.1. Quản lý thời gian, tiến độ dự án 35
3.4.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 35
3.4.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 38
3.4.2. Quản lý chi phí dự án 41
3.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 42
3.4.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 46
3.4.2.3. Giai đoạn vận hành khai thác 47
3.4.3. Quản lý chất lượng dự án 47
3.4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 49
3.4.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 51
3.4.3.3. Giai đoạn vận hành khai thác 54
4. Ví dụ minh họa công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 56
4.1. Giới thiệu chung dự án ”Dự án đầu tư xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc tại 124 Minh Khai Hà Nội” 56
4.2. Quy trình quản lý dự án 57
cao tầng 124 Minh Khai – Hà Nội 57
4.3. Nội dung quản lý dự án 58
4.3.1. Quản lý thời gian, tiến độ dự án 58
4.3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 59
4.3.1.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 60
4.3.1.3. Giai đoạn vận hành khai thác 61
4.3.2. Quản lý chi phí dự án 61
4.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 61
4.3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 61
4.3.2.3. Giai đoạn vận hành khai thác 62
4.3.3. Quản lý chất lượng dự án 62
4.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 62
4.3.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 63
4.3.3.3. Giai đoạn vận hành khai thác 63
5. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 64
5.1. Những thành tựu đạt được 64
5.2. Hạn chế và các nguyên nhân 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA 66
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua 66
1.1. Thuận lợi 66
1.2. Khó khăn 67
2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của LILAMA trong thời gian tới 68
2.1. Mục tiêu 68
2.1.1. Mục tiêu tổng quát 68
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 68
2.2. Phương hướng hoạt động 69
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng công ty 70
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án 70
3.1.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án 70
3.1.2. Đa dạng hóa, hiện đại hóa các công cụ quản lý dự án đầu tư 73
3.1.3. Giải pháp huy động vốn 73
3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực của dự án 74
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thời gian, tiến độ dự án 74
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí dự án 75
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng dự án 77
3.3. Kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA 78
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chỉ xin trình bày 3 lĩnh vực quản lý dự án sau: quản lý thời gian tiến độ dự án, quản lý chi phí dự án, quản lý chất lượng dự án – 3 lĩnh vực chủ yếu và quan trọng nhất đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào.
Quản lý thời gian, tiến độ dự án
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Sơ đồ 14: Mô hình lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án
Dự án đầu tư
Phân chia dự án thành các
hạng mục lớn
Xác định thứ tự các hạng mục quan trọng
Lập dự toán xây dựng công
trình cho từng hạng mục
Xác định công việc cho
từng hạng mục
Ước lượng thời gian từng công việc
Lập trình tự công việc từng hạng mục
Lập trình tự các công
việc toàn bộ
Xây dựng kế hoạch tiến độ toàn bộ dự án
a1. Xác định các công việc của dự án
Đối với các dự án đầu tư xây lắp của Tổng công ty, công tác xác định các công việc dự án do đơn vị tư vấn thiết kế đảm nhiệm cùng với sự tham gia của các cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng trong Ban quản lý hỗ trợ thực hiện.
Thực tế công tác xác định các công việc dự án lại chỉ tập trung vào các hoạt động ở giai đoạn thực hiện đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, có nghĩa là sau khi đã hoàn thành xong các công việc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Như vậy, các công việc trong giai đoạn này: công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các hạng mục công trình cũng như các thủ tục duyệt thẩm định… đã không được thống kê một cách cụ thể, chi tiết trong quá trình lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án. Các công việc này chỉ được gói gọn trong một nhóm công việc nên rất hạn chế trong việc ước lượng thời gian thực hiện. Việc này tất yếu dẫn đến một tình trạng khi những công việc này phát sinh sự cố, kế hoạch quản lý tiến độ không lường trước được nên không tính toán hết thời gian dự phòng cho những công việc đó, dẫn đến chậm tiến độ công trình.
Trong quá trình xác định các công việc, một công việc cơ bản và quan trọng là phân tách công việc dự án. Đối với hầu hết các dự án đầu tư của Tổng công ty, Ban quản lý dự án và các đơn vị tư vấn thiết kế thường phân tách công việc theo phương pháp hệ thống (thiết kế theo dòng) đối với công việc của toàn bộ dự án, và kết hợp phương pháp hệ thống với phương pháp phân tích theo chu kỳ (nghĩa là thực hiện phân tách công việc kết hợp giữa việc sắp xếp theo cấp độ và theo thứ tự thực hiện trước sau) đối với công việc của hạng mục công trình. Kết quả của giai đoạn này được sử dụng cho việc lập trình tự thực hiện công việc ở giai đoạn sau.
a2. Lập trình tự thực hiện các công việc của các hạng mục trong phạm vi toàn bộ dự án
Căn cứ lập trình tự thực hiện các công việc dự án
Do đặc thù các dự án đầu tư của Tổng công ty (hầu hết là các dự án đầu tư xây dựng, các công trình công nghiệp nặng trong lĩnh vực lắp máy có quy mô vốn khá lớn, thời gian đầu tư kéo dài) nên trình tự thực hiện các công việc dự án buộc phải tuân theo những quy tắc nhất định của trình tự thi công xây lắp công trình, và phải đảm bảo những quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng do các cơ quan chuyên ngành ban hành (thường là Bộ xây dựng). Vì vậy, Ban quản lý dự án và tư vấn thiết kế trong quá trình lập trình tự thực hiện các công việc dự án luôn tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật về quy chuẩn chất lượng công trình xây dựng (văn bản Luật xây dựng 16/2003/QH11). Những quy tắc, quy chuẩn xây dựng này sẽ tạo ra phụ thuộc bắt buộc đối với các công việc dự án trong mỗi quan hệ hữu cơ với nhau.
Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án cũng căn cứ trên mối quan hệ tương tác giữa tiến độ thời gian với chi phí và chất lượng trong quá trình thiết lập trình tự các công việc dự án – thực hiện nguyên tắc đảm bảo đúng tiến độ thực hiện dự án trong khuôn khổ chi phí được duyệt với chất lượng đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ quan và mục tiêu đề ra.
Phương pháp lập trình tự thực hiện các công việc dự án
Ban quản lý dự án và tư vấn thiết kế thường sử dụng sơ đồ GANTT để lập kế hoạch tiến độ dự án với các giai đoạn thực hiện dự án. Còn đối với kế hoạch thực hiện từng hạng mục công trình, bộ phận công trình thì được xây dựng trên cơ sở sơ đồ mạng công việc.
a3. Uớc lượng thời gian thực hiện các công việc
Ước lượng thời gian thực hiện các công việc của từng hạng mục công trình là một khâu vô cùng quan trọng nhưng cũng khá phức tạp, đòi hỏi chủ thể thực hiện phải nắm bắt được tình hình thực tế, có khả năng dự báo trước những biến động có thể xảy ra tại thời điểm công việc được tiến hành. Do đó, cán bộ quản lý phải thực sự có năng lực và kinh nghiệm thực tế về quản lý dự án.
Thông thường, các cán bộ quản lý dự án của Tổng công ty thường sử dụng phương pháp xác định ngẫu nhiên để ước lượng thời gian thực hiện các công việc dự án.
Te = (A+ 4M+ B) / 6
Trong đó:
A: thời gian sớm nhất một công việc có thể hoàn thành
B: thời gian muộn nhất một công việc phải hoàn thành
M: thời gian trung bình thực hiện một công việc theo kinh nghiệm quản lý các dự án tương tự
Te: thời gian trung bình để thực hiện một công việc
a4. Xây dựng kế hoạch quản lý tiến độ toàn bộ dự án
Trên cơ sở kết quả của công tác xác định công việc, lập trình tự thực hiện công việc và ước lượng thời gian thực hiện từng công việc, Ban quản lý dự án sẽ xây dựng kế hoạch tiến độ dự án theo các giai đoạn thực hiện dự án và kế hoạch tiến độ dự án theo quá trình thực hiện các hạng mục công trình.
=> Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, hoạt động quản lý dự án của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào công tác lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án, trong đó khâu phân tách công việc và ước lượng thời gian thực hiện các công việc được hết sức chú trọng. Hai khâu này giữ vị trí chủ chốt và chiếm một lượng thời gian cực kỳ lớn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nếu các khâu này không được thực hiện chuẩn xác, không khoa học thì nó không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ toàn bộ dự án mà còn làm tăng chi phí, giảm chất lượng dự án.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, quản lý tiến độ dự án cũng bao gồm các công việc: quản lý các báo cáo, công văn đến đi liên quan đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty như xin chủ trương đầu tư trình cơ quan quản lý trực tiếp của Tổng công ty; xin phê duyệt quy hoạch trình Sở kiến trúc quy hoạch phê duyệt; xin thỏa thuận về điện nước, môi trường… Ban quản lý dự án hết sức chú trọng hoàn thành đúng và đầy đủ các thủ tục để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý tiến độ đấu thầu, chấm thầu là những công việc cơ bản. Ban quản lý dự án cũng phải lên kế hoạch sao cho hoạt động đấu thầu xảy ra đúng như dự kiến ban đầu để đảm bảo các khâu còn lại sẽ được thực hiện theo đúng lịch trình.
Giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giai đo
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top