Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm qua, tạo việc làm cho người lao động trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Với Thái Bình một tỉnh đông dân và kinh tế chậm phát triển thì vấn đề này lại càng gay gắt. Đã có rất nhiều giải pháp được đặt ra và thực hiện trong đó có XKLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Giải pháp này là giải pháp tình thế hết sức hiệu quả vì nó không những làm giảm sức ép về việc làm trong tỉnh mà còn tạo một nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động và hơn thế nữa là nó tạo ra những tiền đề cho những giải pháp lâu dài khác.
Với hơn 10 năm hoạt động trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm tỉnh Thái Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể song vẫn còn một số tồn tại và đang đứng trước nhiều thách thức mới. Sức ép về việc làm trong tỉnh, trình độ của người lao động đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường đòi hỏi công tác quản lý lao động xuất khẩu cần được điều chỉnh để đi đến hoàn thiện hơn nữa. Vì vậy em chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản lý lao động xuất khẩu tại Trung tâm đào tạo - Giới thiệu việc làm Tỉnh Thái Bình” làm đề tài thực tập.

Đề tài được chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về quản lý lao động xuất khẩu.
Phần II: Phân tích thực trạng quản lý lao động xuất khẩu tại Trung tâm Đào tạo - Giới thiệu việc làm Tỉnh Thái Bình trong những năm qua.
Phần III: Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp đẩy mạnh quản lý lao động xuất khẩu tại Trung tâm đào tạo - Giới thiệu việc làm trong thời gian tới.
Phương pháp phân tích của đề tài: Dựa vào số liệu của trung tâm từ năm 2000 đến nay và kết quả điều tra lao động xuất khẩu trong thời gian thực tập.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trình độ có hạn chuyên đề vẫn chưa được hoàn thiện, em mong có sự đóng góp của thầy cô và các cô chú ở trung tâm.
NỘI DUNG

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN XKLĐ
1. Việc làm- Thất nghiệp.
1.1. Việc làm.
- Việc làm theo quy định của bộ luật lao động là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại cho người lao động.
- Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người.
- Theo Đại hội đảng lần thứ VII : "mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng".
Việc làm được thể hiện dưới các dạng sau:
- Làm những công việc mà người lao động khi thực hiện nhận được tiền lương, tiền công bằng tiền mặt hay hiện vật cho công việc đó.
- Làm những công việc khi người lao động thực hiện thu lợi nhuận cho bản thân (người lao động có quyền sử dụng quản lý hay sở hữu tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân để sản xuất sản phẩm).
- Làm những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền công,tiền lương cho công việc đó (do chủ gia đình làm chủ sản xuất).
1.2 Thất nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thất nghiệp, nhưng nhìn chung đều xoay quanh ba đặc trưng của người thất nghiệp đó là: những người có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang đi tìm việc. Có một số định nghĩa sau về thất nghiệp:
- Theo tổ chức thất nghiệp quốc tế (ILO): thất nghiệp bao gồm những người phần lớn thời gian trong thời kỳ quan sát không làm việc nhưng đang tìm việc làm.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU 1
I. Những khái niệm cơ bản liên quan đến XKLĐ 1
1. Việc làm- Thất nghiệp. 1
1.1. Việc làm. 1
2.Tạo việc làm. 2
3. Kinh tế quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế 2
3.1. Kinh tế quốc tế 2
3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế. 2
4. Xuất khẩu lao động(XKLĐ) 3
II. Đặc điểm của XKLĐ. 4
1. XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế. 4
2. XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội. 4
3. XKLĐ và chuyên gia là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. 5
4. XKLĐ và chuyên gia diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 5
5. Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ và chuyên gia. 6
6. XKLĐ và chuyên gia là hoạt động đầy biến đổi. 7
III. Nội dung quản lý lao động xuất khẩu của doanh nghiệp. 7
1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động. 7
2. Tuyển chọn lao động xuất khẩu. 8
2.1. Các chuẩn mực tuyển chọn. 8
2.2. Quy trình tuyển chọn lao động xuất khẩu 9
2.3. Phương pháp tuyển chọn 9
3. Đào tạo và giáo dục định hướng lao động xuất khẩu. 10
3.1. Nội dung đào tạo. 10
3.2. Tiến trình đào tạo. 12
3.3. Đánh giá chương trình đào tạo. 14
4. Quản lý và thực hịên chế độ chính sách đối với lao động xuất khẩu. 14
4.1. Qui trình xuất khẩu lao động: 14
4.2. Quản lý ở trong nước. 15
4.3. Quản lý ở ngoài nước: 16
5. Quan hệ lao động. 16
IV. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý lao động xuất khẩu. 17
PHẦN II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO – GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TỈNH THÁI BÌNH TRONG NHỮNG NĂM QUA. 18
I. Những đặc điểm của trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm Tỉnh Thái Bình. 18
1. Qúa trình hình thành của trung tâm. 18
2. Chức năng nhiệm vụ của trung tâm. 18
3. Số lượng và cơ cấu lao động của trung tâm 19
II. Phân tích thực trạng quản lý lao động xuất khẩu tại trung tâm đào tạo – Giới thiệu việc làm trong thời gian vừa qua 23
1. Công tác tập kế hoạch XKLĐ 23
2. Công tác tuyển mộ tuyển chọn ở trung tâm 33
2.1. Tuyển mộ 33
2.2. Công tác tuyển chọn 33
2.3. Đánh giá công tác tuyển chọn lao động ở công ty 37
3. Công tác đào tạo giáo dục định hướng 38
3.1.Đội ngũ giáo viên. 38
3.2. Đào tạo lao động xuất khẩu. 40
3.3. Giáo dục định hướng . 41
4. Công tác thực hiện các chính sách: 42
5. Quan hệ lao động: 42
6. Kinh phí và nguồn kinh phí. 42
III. Đánh giá hiệu quả quản lý lao động xuất khẩu tại TTĐTGTVL Thái Bình. 43
1. Qui mô và cơ cấu lao động xuất khẩu trong thời gian vừa qua: 43
2. Thu nhập của người lao động khi đi xuất khẩu. 44
3. Nâng cao tay nghề và trình độ hiểu biết 45
4. Hiệu quả xã hội: 46
V. Đánh giá chung 47
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TRONG THỜI GIAN TỚI 48
A. Phương hướng chính 48
B. Mục tiêu chủ yếu 48
C. Các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý LĐXK tại trung tâm ĐT GTVL tỉnh Thái Bình. 48
1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch lao động xuất khẩu 48
2. Đổi mới công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động. 49
3. Tổ chức đào tạo phục vụ cho XKLĐ. 50
4. Huy động các nguồn vốn cho XKLĐ. 51
5. Mở rộng thị trường. 51
6.Tăng cường số lượng và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động. 52
Kết luận 53
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top