nekoi_chan1406

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần I: MỞ ĐẦU.

Từ hơn hai thập kỷ đổi mới sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, nền kinh tế Việt Nam đã và đang dần chuyển mình để đuổi kịp và trở thành “con hổ” kinh tế trong khu vực. Sự thay đổi này đem lại cho Việt Nam những thành quả thật sự đáng kể trong cả kinh tế và xã hội. Chúng ta có thể quan sát thấy sự thay da đổi thịt hàng ngày của nền kinh tế, nhất là sự trỗi dậy của nền kinh tế tư nhân và sự cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
Sự thay đổi cơ chế kinh tế cũng đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ chế quản lý các doanh nghiệp và đặc biệt là các công cụ quản lý. Trong số đó, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy một xu hướng rõ nét trong quan niệm rõ nét của các nhà quản lý là từ bỏ các công cụ cũ - được đánh giá là nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh tế dưới cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Thực tế đã chứng minh rằng: Kế hoạch kinh doanh không thể thiếu được trong việc ra quyết định, cả những quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp. Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Nó là sự cụ thể hóa của chiến lược, mang tính chi tiết, định hướng và tác nghiệp cao. Do đó, nâng cao khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Đối với Công Ty cửa sổ nhựa châu Âu_ Eurowindow nói riêng, việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chặt chẽ là hết sức quan trọng, đóng góp phần lớn vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ phận Kinh doanh luôn quan tâm và có nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, công tác kế hoạch hóa của Công ty vẫn còn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Đó là một trong số những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.


Với những lý do đó, tui đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác soạn lập kế hoạch tại công ty cổ phẩn cửa sổ nhựa Châu Âu_Eurowindow” để có thể quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Kế hoạch trong một hoạt động của một doanh nghiệp
Chương II: Đánh giá công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu_ Eurowindow
Chương III:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch trong giai đoạn 2009-2010 của Công Ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu ÂU_ Eurowindow
Mục đích nghiên cứu: Dựa trên khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu ÂU và tham khảo ý kiến các nhà quản lý để tìm ra những tồn tại trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh của Công ty nhằm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên đề này, các số liệu được lấy ở Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu và đề cập đến công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu từ năm 2009-2010.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa phân tích và tổng hợp xuất phát từ thực trạng hoạt động của công ty.




Phần II: NỘI DUNG.

Chương I
KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TRONG MỘT DOANH NGHIỆP
1. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh, theo luật định, là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Như vậy, hoạt động kinh doanh không chỉ bao gồm các hoạt động thương mại (theo cách hiểu truyền thống) mà còn có các nội dung rất rộng, bao gồm: đầu tư, sản xuất, chế biến, các hoạt động thương mại thuần túy và các hoạt động cung cấp dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:
 Theo tính chất hoạt động của chúng ta, có hoạt động sản xuất (sản phẩm hay dịch vụ) và hoạt động thương mại.
 Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, tài chính, v…vv
2. Kế hoạch và vai trò của kế hoạch trong hoạt động của doanh nghiệp
2.1 Khái niệm chung
Kế hoạch hóa từ lâu đã được coi như một công cụ để thiết lập cũng như thực hiện các quyết định chiến lược. Tuy nhiên vai trò này không phải lúc nào cũng được thừa nhận một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu được đối với đối tượng này, nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đối tượng khác. Kế hoạch hóa có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tế quốc dân.
Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch hóa là một cách quản lý theo mục tiêu, nó “ Là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế- kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất”.
Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa thực hiện ở nhiều quy mô và phạm vi khác nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, kế hoạch hóa theo vùng, địa phương, kế hoạch hóa theo ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp. Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp) được xác định là một cách quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói cách khác “kế hoạch hóa doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó”
Như vậy, kế hoạch hóa doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra. Công tác này bao gồm các hoạt động:
 Lập kế hoạch: đây là khâu giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp, nó là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất chính sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là một bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành và nó chính là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau kế hoạch hóa. Bản kế hoạch doanh nghiệp là hệ thống phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định. Kế hoạch hóa doanh nghiệp chính là thể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp tức thì.
 Mặc dù định hướng tương lai, nhưng quá trình soạn lập kế hoạch khác với dự báo thường nhằm mục đích trả lời câu hỏi cái gì sẽ xảy ra thông qua con đường ngoại suy, nó cũng khác với cái mà chúng ta gọi là triển vọng cũng nhằm mục đích trả lời câu hỏi đã nêu bằng cách nội suy. Trong khi quá trình soạn lập kế hoạch xác định cách thức trả lời câu hỏi chúng ta sẽ làm gì. Bản kế hoạch cũng khác với chương trình, thường tồn tại trong ý nghĩa như là một cơ học về doanh nghiệp trong môi trường của nó với ý niệm rằng tương lai là hoàn toàn có thể đoán được.
Như vậy có thể hiểu bản kế hoạch doanh nghiệp được hình thành thông qua những câu hỏi mang tính bản chất của nó như sau: (1) trạng thái của doanh nghiệp hiện tại, kết quả và những điều kiện hoạt động kinh doanh? (2) Doanh nghiệp muốn được phát triển như thế nào (hướng phát triển của doanh nghiệp)? Làm thể nào để sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra?
 Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch là những hoạt động tiếp sau của công tác kế hoạch hóa nhằm đưa kế hoạch vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai các hoạt động khác nhau theo kế hoạch đặt ra. Quá trình triển khai kế hoạch không chỉ đơn giản là xét những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện khả năng dự kiến, phát hiện những điều bất ngờ có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động và khả năng ứng phó những điều bất ngờ đó. Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp không chỉ xác định được tất cả những rủi ro trong hoạt động của mình mà còn có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việc tiên đoán có hiệu quả và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Công tác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dưng được những phương án kế hoạch tiếp sau một cách chính xác và sát thực hơn.
2.2 Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp.

 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Kế hoạch hóa tập trung là mô hình kế hoạch truyền thống của Liên xô được xây dựng từ những năm 1920 và sử dụng ở Việt Nam đến thập niên 1980. Điều kiện tiền đề của sự tồn tại cơ chế này là nền kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chũ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống trị của nhà nước chuyên chính vô sản. Kế hoạch hóa được thể hiện là những quyết định mang tính chất mệnh lệnh phát ra từ trung ương. Sự vận dụng mô hình này đòi hỏi phải thiết lập khu vực công nghiệp Nhà nước vận hành theo một hệ thống phân phối mệnh lệnh hành chính các đầu vào và đầu ra, các chỉ tiêu kế hoạch hiện vật ở cấp xí nghiệp vùng tồn tại với một hệ thống bảng cân đối.
Hình thức chuyển giao điển hình giữa các chủ thể kinh tế không phải đặt trên cơ sở những tính toán của chính các chủ thể về những lợi thế tương đối của các phương án thay thế mà họ sẽ phải lựa chọn, trái lại, giao dịch có ý nghĩa là việc giao và nhận các sản phẩm nhằm thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ có tính pháp lệnh của những nhà lập kế hoạch. Các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết mà cơ quan quản lý cấp trên giao xuống trên cơ sở cân đối chung toàn nghành và tổng thế nền kinh tế quốc dân. Theo hệ thống chỉ tiêu mục tiêu pháp lệnh, các chỉ tiêu về lao động, vốn vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, phân phối thu nhập được doanh nghiệp xây dựng theo các con số kiểm tra của cơ quan chủ quản, đề nghị cấp trên xét duyệt và cung cấp theo các nguyên tắc cấp phát- giao nộp. Các kế hoạch tiến độ, điều độ sản xuất của doanh nghiệp đều là cụ thể hóa các chỉ tiêu pháp lệnh được cấp trên giao xuống và nó chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hóa tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trog lớn nhất của cơ chế này là: có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm và khả năng tích lũy rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng cần thiết để tạo ra mức tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, nhờ có cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà nhà nước có thể hướng các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong những thời kỳ nhất định. Các đơn vị kinh tế xem như là những tế bào trong tổng thể nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống.
Có thể nói cơ chế kế hoạch hóa tập trung áp dụng ở nước ta trong một thời kỳ dài, nó đem lại những kết quả đáng kể, nhất là trong thời kỳ Việt Nam thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với cơ chế này, nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở nước ta đã ra đời và cung cấp một khối lượng của cải vật chất đáng kể, đảm đương được những nhiệm vụ nặng nề trong công cuộc phục vụ kháng chiến và quốc kế dân sinh.
Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế kế hoạch hóa theo mô hình tập trung mệnh lệnh trở nên không còn phù hợp, bản thân những đặc trưng của cơ chế này đã tạo ra những rào cản hạn chế sự phát triển của chính các doanh nghiệp cũng như toàn thể nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:
 Hạn chế chức năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thích nghi với những điều kiện thị trường.
 Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, nhất là trong lo-gic của kinh tế cầu.
 Hạn chế chức năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì công việc cho ra đời các sản phẩm mới không được gắn chặt với cơ chế khuyến khích.
 Hiệu quả kinh tế rất thấp do vừa không có những chỉ số về chi phí kinh tế tương đối, vừa không có những cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho tính hiệu quả và trừng phạt đối với sự phi hiệu quả.
DANH MỤC CÁC CHỮ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU: 2
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ: 3
Chương I 6
KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 6
1. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp 6
2. Kế hoạch và vai trò của kế hoạch trong hoạt động của doanh nghiệp 6
3. Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 12
1. Các bước soạn lập kế hoạch. 15
2. Nội dung của một bản kế hoạch của một doanh nghiệp. 20
1. Yếu tố con người. 24
Nhân lực trong công tác lập kế hoạch kinh doanh gồm: ban lãnh đạo doanh nghiệp,các cán bộ chuyên viên trong phòng kế hoạch,và các nhà tư vấn kế hoạch. Nhân lực làm kế hoạch cần có những phẩm chất: 24
 Lý luận tốt, có thói quen suy luận và mang tố chất của nhà ngoại giao. 24
 Chuyên môn sâu về kế hoạch, biết sử dụng hiểu biết của mình vào việc soạn thảo kế hoạc, chính sách và tổ chức điều hành công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. 24
 Khả năng giao tiếp chuyên nghiệp với các chuyên gia ở các chuyên môn khác: tài chính, hành chính, marketing ... 24
 Kinh nghiệm lãnh đạo và làm việc trong môi trường kinh doanh. 24
 Hiểu biết sâu các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị ... 24
2. Cơ cấu quản lý và tổ chức bộ máy lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 24
3. Năng lực về vốn và trang thiết bị. 26
Chương II 27
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU_ EUROWINDOW 27
1. Quá trình hình thành và phát triển. 27
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. 28
1. Tình hình chung. 29
2. Kết quả thực hiện trên các mặt quản lý. 32
1. Trình tự các bước soạn lập kế hoạch tại tổng công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu. 38
No 42
OK 42
Thu thập thông tin KH 42
2. Kế hoạch của công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu Âu trong giai đoạn 2009-2010 46
3. Đánh giá về điều kiện đảm bảo cho công tác lập kế hoạch của công ty của sổ nhựa châu Âu. 52
Chương III 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (2009-2010) CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU_EUROWINDOW. 55
1. Mục tiêu và phương hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2010. 55
1.2 Yêu cầu đặt ra cho công tác lập kế hoạch kinh doanh. 57
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 59
2. Tăng cường công tác dự báo. 61
3. Nắm vững và khai thác tối đa các nguồn lực để xây dựng kế hoạch. 62
4 . Chấn chỉnh bộ máy lập kế hoạch. 65
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ kế hoạch. 66
Phần III: KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
MỤC LỤC 70

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top