babyocchich

New Member
Download Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi tại Sở kế hoạch và đầu tư Ninh Bình
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
1.KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3
2. PHÂN LOẠI: 4
2.1. THEO THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH 4
2.2.THEO CÁCH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 4
2.3.THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ 5
2.4. THEO YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN 5
II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 6
1. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6
1.1. KHÁI NIỆM 6
1.2. MỤC ĐÍCH 6
1.3.YÊU CẦU 7
2. NHIỆM VỤ CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
3. CÁC BƯỚC THẨM ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 9
3.1.THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI 9
3.2. THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI 10
4. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 11
4.1. THẨM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VỀ PHÁP LÝ 11
4.2. THẨM ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 11
4.3. THẨM ĐỊNH VỀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 11
4.4. THẨM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 12
4.5.THẨM ĐỊNH VỀ PHƯƠNG DIỆN KỸ THUẬT 14
4.6. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23
5. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24
5.1. CÁC QUAN ĐIỂM THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24
5.2. PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 25
5.3. VẤN ĐỀ ĐỊNH LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN TRONG PHÂN TÍCH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 26
6. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DƯ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ……….…….27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 29
I.VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 29
1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NINH BÌNH 29
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NINH BÌNH 29
2.1. CHỨC NĂNG 29
2.2. NHIỆM VỤ 30
2.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 31
2.3.1. LÃNH ĐẠO SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 31
2.3.2. SƠ ĐỒ MÔ TẢ CƠ CẤU TỔ CHỨC 31
3. PHÒNG THẨM ĐỊNH 32
3.1. CHỨC NĂNG 32
3.2. NHIỆM VỤ 32
3.3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC PHÒNG VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC TẠI SỞ 32
II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯNINH BÌNH 34
1. VỐN ĐẦU TƯ TẠI NINH BÌNH QUA CÁC NĂM 34
2. VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO NGÀNH 35
3. VỐN ĐẦU TƯ PHÂN THEO NGUỒN 36
4.NHẬN XÉT 39
III. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 41
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC THÂM ĐỊNH TẠI
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 41
2. TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 44
3. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 45
4. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 47
5. VÍ DỤ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 52

IV. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 73
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 73
1.1. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 73
1.2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 73
1.3. VỀ MẶT CHUYÊN MÔN 74
2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 76
2.1. VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH 76
2.2. VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH 77
2.3. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 77
3. NGUYÊN NHÂN 78
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ NINH BÌNH 81
I.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH NĂM 1998-2010 81
1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 81
2.MỤC TIÊU TỔNG QUÁT 82
2.1.VỀ KINH TẾ 83
2.2. VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 83
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 84
1.ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 84
2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 85
2.1.GIẢI PHÁP VỀ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH 86
2.2. GIẢI PHÁP VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH 87
2.3.GIẢI PHÁP VỀ CON NGƯỜI 88
2.4.GIẢI PHÁP VỀ THU THẬP VÀ SỬ LÝ THÔNG TIN 89
2.5.GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH 91
2.6. GIẢI PHÁP VỀ VIỆC LẬP TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN 94
2.7.GIẢI PHÁP VỀ TRANG THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ 94
3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 96
KẾT LUẬN 97


Lời nói đầu

Trong thời đại ngày nay với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên phạm vi trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, các dòng vốn được lưu chuyển góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân. Để có thể thực hiện được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế chủ yếu quyết định sự phát triển. Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Những câu hỏi đặt ra là : đầu tư vào đâu? đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả? Chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể trả lời chính xác câu hỏi trên.
Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu: thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư.Trong nhiều năm qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt phương pháp luận và thực hành để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.Tuy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Đứng trên quan điểm: Chủ đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý dự án đầu tư thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh trong việc ra quyết định và phê duyệt dự án đầu tư, việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hay phê duyệt dự án đầu tư, việc thẩm định những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách là một công việc quan trọng và cần thiết của Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình.
Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải hoàn trả vốn cho nhà nước - đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên việc hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư là một đòi hỏi cấp bách. Chính vì vậy trong quá trình thực tập em đã lựa chọn Luận văn:" Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách & vốn tín dụng ưu đãi tại sở kế hoạch và đầu tư ninh bình "
Nội dung Luận văn:
ChươngI: Lý luận chung về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.
ChươngII: Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình.
ChươngIII: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch & Đầu tư Ninh Bình.

Do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế, nhất là thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy, cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!






Chương I
dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
I. Dự án đầu tư

1. Khái niệm dự án đầu tư
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện tại nhằm kỳ vọng thu về một chuỗi các dòng thu trong tương lai lớn hơn (có thể là lợi nhuận,nâng cao dân trí, sức khoẻ... lợi ích mà con người nhận được) về mặt bản chất chính là sự chuyển hoá vốn thành tài sản để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm thu lợi trong tương lai. Nhưng với đặc trưng của hoạt động đầu tư là mang tính chất lâu dài, có tính rủi ro cao, tính hiệu quả, tính một chiều, tính lan toả. Để hoạt động đầu tư đạt hiệu quả đòi hỏi phải lập dự án đầu tư.
Dự án đầu tư có thể xem xét dưới nhiều góc độ:
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế- xã hội trong một thời gian dài.
Xét trên góc độ kế hoạch hoá: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Tóm lại dự án đầu tư có thể nói ngắn gọn như sau:
Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, Số12/2000/ND-CP ngày 05/05/2000, Số 07/2003 ngày 30/01/2003 của Chính phủ (đang được áp dụng) tại điều 5 quy định:" dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hay duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian xác định".(chỉ có bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại dự án đầu tư tuỳ theo tính chất dự án và quy mô đầu tư. ở đây chỉ nêu các cách phân loại liên quan tới yêu cầu công tác thẩm định và quản lý dự án đầu tư trong hệ thống văn bản pháp quy, các tài liệu đang sử dụng.
2.1. Theo thẩm quyền quyết định:
- Đối với đầu tư trong nước dự án đầu tư được chia làm 3 loại : A, B, C (nội dung được nêu ra trong điều 6, NĐ 12/2000 NĐ - CP, NĐ 07/2003 NĐ-CP).
Theo quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thủ trưởng các bộ, ngành và một số đơn vị quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hay tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hay tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hay thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hay văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì mỗi dự án thành phần hay tiểu dự án đó được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.
Các dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 05/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đối với dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại A, B và loại được phân cấp cho các địa phương.
Theo quy định hiện hành Thủ tướng chính phủ quyết định và giao Bộ kế hoạch & Đầu tư cấp giấy phép các dự án nhóm A; Sở kế hoạch & đầu tư quyết định và cấp giấy phép các dự án đầu tư nhóm B, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cấp phép các dự án nhóm B được thủ tướng Chính phủ phân cấp, ban quản lý các khu công nghiệp cấp phép các dự án nhóm B do Bộ kế hoạch & đầu tư uỷ quyền.
2.2. Theo cách thực hiện đầu tư.
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước (cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác, hỗn hợp).
Dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo quy định của luật đầu tư nước ngoài.
- Các nguồn viện trợ của nước ngoài (ODA).
2.3.Theo lĩnh vực đầu tư:
Dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá xã hội...
2.4. Theo yêu cầu đánh giá dự án :
Liên quan đến tính chất và mức độ phức tạp của dự án: dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, dự án chỉ cần đăng ký đầu tư với dự án FDI và dự án phải thẩm định dự án đầu tư đối với cả 2 loại này.



















Mỗi loại có yêu cầu riêng về nội dung hồ sơ trình duyệt và thẩm định riêng:
II. Thẩm định dự án đầu tư:
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư
1.1. Khái niệm
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án. Từ đó ra quyết định đầu tư và ra quyết định đầu tư.
Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung của dự án một cách tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
1.2. Mục đích
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc cần thiết, quan trọng. Các bên liên quan trên quan điểm, cách nhìn nhận riêng và lợi ích thu được từ những dự án khác nhau sẽ có cách tiếp cận và mục đích thẩm định khác nhau, kết quả thẩm định theo đó sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi bên.
Đối với nhà đầu tư: việc thẩm định dự án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn được các dự án đầu tư tốt nhất, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính hiện có và đem lại cho chủ đầu tư thu nhập cao nhất có thể có được.
Đối với ngân hàng: với tư cách là bên thẩm định dự án đầu tư để cho vay, ngân hàng quan tâm đến mức độ an toàn vốn. Ngân hàng sẽ chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án hoạt động hiệu quả, có đầy đủ khả năng trả nợ đúng hạn với mức lãi suất hiện hành của ngân hàng. Vì vậy công tác thẩm định dự án đầu tư là việc không thể thiếu.
Mặt khác, bên cạnh việc xác định tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án, công tác thẩm định dự án đầu tư còn là cơ sở để ngân hàng xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay và thời điểm bỏ vốn cho dự án.
Nói chung, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không? Nếu đầu tư thì đầu tư như thế nào, với mức bao nhiêu là tốt

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top