Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam





 MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
1. Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 3
2. Vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện Việt Nam 7
2.1. Tiềm năng của thuỷ điện Việt Nam 7
2.1.1. Đặc điểm hình thái, khí tượng thuỷ văn 7
2.1.2. Tiềm năng thuỷ điện Việt Nam 8
2.2. Vai trò của nguồn thuỷ điện trong hệ thống nguồn điện Việt Nam 8
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án thuỷ điện 9
3.1. Đặc trưng của các dự án thuỷ điện 9
3.2. Cân đối cung cầu điện tại Việt Nam hiện nay 13
4. Thực trạng công tác thẩm định các dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 15
4.1. Quy trình thẩm định dự án thuỷ điện 15
4.1.1. Tiếp thị khách hàng và nhận Hồ sơ dự án 15
4.1.2. Thẩm định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng 15
4.1.3. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện 16
4.1.4. Phê duyệt cấp tín dụng 16
4.2. Nội dung thẩm định đối với dự án thuỷ điện 18
4.2.1. Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án 18
4.2.2. Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật 19
4.2.3. Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng 23
4.2.4. Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án 23
4.2.5. Thẩm định rủi ro dự án thuỷ điện 27
4.3. Minh hoạ công tác thẩm định dự án thuỷ điện: Dự án thuỷ điện Hồ Bốn 27
4.3.1. Giới thiệu về dự án 27
4.3.2. Các nội dung thẩm định của dự án thuỷ điện Hồ Bốn và đánh giá việc thẩm định dự án thủy điện Hồ Bốn 28
4.3.2.1. Thẩm định đơn vị tư vấn lập dự án 28
4.3.2.2. Thẩm định sự cần thiết, mục đích đầu tư dự án 29
4.3.2.3. Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án 30
4.3.2.4. Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án 32
4.3.2.5. Thẩm định mô hình tổ chức, cách thức vận hành và quản lý dự án. 39
4.3.2.6. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án 40
4.3.2.7. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. 48
4.3.2.8. Phân tích rủi ro định tính và các biện pháp phòng ngừa những rủi ro này 49
4.4. Kết quả thẩm định dự án thuỷ điện giai đoạn 2006 - 2008 51
5. Đánh giá tình hình thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 53
5.1. Những kết quả đạt được 53
5.1.1. Về nội dung thẩm định 53
5.1.2. Về phương pháp thẩm định 54
5.1.3. Về tổ chức thẩm định 55
5.2. Một số hạn chế 56
5.2.1. Về nội dung thẩm định 56
5.2.2. Về phương pháp thẩm định 58
5.2.3. Về tổ chức thẩm định 58
5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 60
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 62
1. Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển thuỷ điện trong thời gian tới 62
1.1. Mục tiêu phát triển nguồn điện Việt Nam đến năm 2025 62
1.2. Kế hoạch phát triển thuỷ điện trong thời gian tới 63
1.3. Nhu cầu vốn để phát triển thuỷ điện trong năm 2009 và 2010 64
2. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 65
2.1. Định hướng phát triển của Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong thời gian tới 65
2.2. Định hướng phát triển công tác thẩm định 66
3. Quan điểm của Sở giao dịch về việc cấp tín dụng cho các dự án thuỷ điện 68
4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 69
4.1. Về nội dung thẩm định 69
4.1.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc thẩm định thị trường và đánh giá chủ đầu tư của dự án thuỷ điện 69
4.1.2. Tạo lập quan hệ lâu dài với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về thuỷ điện giúp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án 71
4.1.3. Thẩm định năng lực của đơn vị tư vấn cần được đưa vào thành một nội dung trong thẩm định dự án thuỷ điện 72
4.2. Về phương pháp thẩm định 74
4.2.1. Văn bản hóa và chi tiết hóa các phương pháp thẩm định 74
4.2.2. Đầu tư trang bị phần mềm tiên tiến hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định dự án thuỷ điện.76
4.3. Về tổ chức thẩm định 77
4.3.1. Chuyên môn hoá trong thẩm định dự án thuỷ điện 77
4.3.2. Xây dựng quy trình tái thẩm định dự án thuỷ điện 79
4.4. Về cán bộ thẩm định 80
4.4.1. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chuyên môn về thuỷ điện 80
4.4.2. Đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng kỹ năng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ thẩm định 82
4.4.3. Tổ chức các buổi hội thảo, tổng kết kinh nghiệm công tác thẩm định dự án thuỷ điện 84
5. Một số kiến nghị 86
5.1. Kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước 86
5.2. Kiến nghị với Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) 87
5.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 87
5.4. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đầu tư có bất cứ rủi ro nào xảy ra đối với công trình thì đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo và khoản vay sẽ có thể không những không thu hồi được mà còn nhận được tài sản đảm bảo với giá trị rất thấp.
Phân tích rủi ro định tính và các biện pháp phòng ngừa những rủi ro này
Rủi ro khách quan.
Không đủ nguồn nước cung cấp cho nhà máy thủy điện
Biện pháp phòng ngừa: Đề nghị có khảo sát thực tế địa điểm đầu tư; Khảo sát các nhà máy thủy điện đang hoạt động ở khu vực này xem vào mùa nước cạn có đủ nước không; Tìm hiểu thông tin từ địa phương về chế độ nước của suối Nậm Kim.
Nhận xét: Nhìn chung đây là loại rủi ro bất khả kháng, đơn vị tư vấn và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các tính toán, thiết kế đưa ra.
Rủi ro xảy ra lũ lụt, động đất.
Mô tả rủi ro: Yên Bái là một tỉnh miền núi có khả năng xảy ra các trận lũ lụt
Rủi ro này là bất khả kháng, trường hợp xấu có thể phá hủy toàn bộ hay một phần công trình. Cụ thể: Lũ có thể cuốn trôi toàn bộ hệ thống kênh dẫn (Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra do địa hình vùng núi dốc, có lũ….); Động đất có thể ảnh hưởng đến công trình xây dựng (khả năng này ít xảy ra do địa chất ở khu vực này từ trước chưa xảy ra động đất).
Rủi ro do biến động giá cả nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường:
Rủi ro do cơ chế, chính sách mà chủ yếu là chính sách điện.
Rủi ro chủ quan.
NEDI3 là Doanh nghiệp mới được thành lập, kinh nghiệm và năng lực tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành việc đầu tư và xây dựng các công trình thủy điện còn hạn chế là khó khăn lớn của NEDI3 trong giai đoạn xây dựng dự án, quản lý và khai thác nhà máy thuỷ điện.
Tuy nhiên cổ đông nắm quyền chi phối trong NEDI3 là Công ty điện lực 1- Doanh nghiệp đầu đàn của ngành điện là thành viên của EVN, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và khai thác điện sẽ khắc phục được hạn chế này.
Ngoài ra, NEDI3 đã và đang tham gia đầu tư vào một số công trình thủy điện nhỏ khác tại Yên Bái như Nậm Đông III, Nậm Đông IV,….Việc đầu tư dàn trải sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và khó khăn trong việc tổ chức, giám sát, quản lý và kiểm soát chi phí đầu tư cho từng dự án, nguồn vốn thực hiện đầu tư,…
Nhận xét: Phân tích rủi ro định tính đối với dự án thuỷ điện Hồ Bốn được thực hiện tương đối tốt, các rủi ro được nêu ra tương đối đầy đủ, hầu hết các rủi ro có thể xảy ra đều được bao quát trên hai khía cạnh: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Đối với rủi ro về nguồn nước - yếu tố đầu vào quan trọng nhất đối với việc vận hành nhà máy thuỷ điện, cán bộ thẩm định đã phân tích được rõ hạn chế về lưu lượng nước đồng thời cũng đề cập được biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Nhận xét chung về công tác thẩm định dự án thuỷ điện Hồ Bốn:
Việc thẩm định dự án thuỷ điện Hồ Bốn được thực hiện theo đúng quy trình thẩm định dự án thuỷ điện: cán bộ thẩm định xem xét hồ sơ dự án trước tiên, sau đó xem xét một số nội dung (như chủ đầu tư, tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư...). Tiếp theo cán bộ thẩm định đi vào phân tích chi tiết tất cả các nội dung của dự án trong đó bao gồm cả những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để đi đến kết luận về việc có cho dự án vay vốn hay không. Vì lý do muốn đặt trọng tâm vào việc thẩm định dự án nên người viết chuyên đề chỉ nêu phần phân tích các nội dung của dự án mà bỏ qua phần Đề xuất tín dụng trong báo cáo thẩm định của dự án thuỷ điện Hồ Bốn.
Việc khảo sát thực tế địa điểm xây dựng dự án thuỷ điện Hồ Bốn đã được thực hiện và góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định chỉ hoàn toàn thẩm định trên giấy tờ, tin tưởng hoàn toàn vào những ý kiến đã nêu của chủ đầu tư và tư vấn lập dự án, sai lầm trong công tác thẩm định dự án thuỷ điện là khó tránh khỏi. Hơn nữa, một khi cho vay dự án thuỷ điện Hồ Bốn nói riêng và dự án thuỷ điện nói chung mà không thu được nợ thì số tiền thiệt hại tương đối lớn. Vì vậy, để giảm rủi ro đối với việc cho vay dự án thuỷ điện Hồ Bốn, cán bộ thẩm định cần và đã thực hiện phương pháp khảo sát thực tế trong thẩm định.
Dự án thuỷ điện Hồ Bốn được tiến hành thẩm định bởi tổ thẩm định chung tổ hợp cán bộ thẩm định thuộc Sở giao dịch I, Chi nhánh Quang Trung và Chi nhánh Yên Bái. Do đó, các nội dung thẩm định được hoàn thiện hơn khi chỉ được thẩm định bởi cán bộ tại một cơ sở. Mỗi cán bộ thẩm định tại chi nhánh khác nhau sẽ được giao thẩm định những nội dung mà họ có thể thẩm định tốt nhất. Ví dụ như nội dung phân tích về thị trường điện Yên Bái sẽ được giao cho cán bộ thẩm định ở Chi nhánh Yên Bái. Nhờ đó nội dung này được phân tích khá chi tiết từ tình hình kinh tế xã hội, định hướng phát triển đến nhu cầu tiêu thụ điện năng của tỉnh Yên Bái.
Kết quả thẩm định dự án thuỷ điện giai đoạn 2006 - 2008
Tổng kết lại công tác thẩm định dự án giai đoạn 2006 – 2008 những con số đã thể hiện công tác thẩm định dự án thuỷ điện tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tương đối hiệu quả.
Về số lượng các dự án thuỷ điện thẩm định
Trong 3 năm gần đây, Sở giao dịch đã thẩm định được 6 dự án thuỷ điện trong tổng số 9 dự án ngành điện xin vay vốn (tức 2/3 tổng số dự án điện được cán bộ của Sở thẩm định là dự án thuỷ điện). Hơn thế nữa, hai năm trở lại đây, các dự án thuỷ điện được chú trọng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các dự án điện được thẩm định. Đặc biệt, năm 2007 có thể coi là năm số lượng các dự án thuỷ điện được thẩm định tăng lên rõ rệt, đạt 4 dự án trong đó Sở giao dịch đã đồng ý cấp vốn cho 3 dự án thuỷ điện (đó là dự án thuỷ điện Sơn La, dự án thuỷ điện Ngòi Phát, dự án thuỷ điện Hồ Bốn). Con số 3 dự án này có thể coi là khá ấn tượng đối với một Sở giao dịch và đồng thời nói lên mức độ quan tâm của Sở giao dịch trong việc cho vay vốn đầu tư các dự án thuỷ điện. Năm 2008, Sở giao dịch tiếp tục thẩm định và đi đến quyết định cho vay thêm một dự án thuỷ điện. Trong những năm tới, các dự án thuỷ địên sẽ tiếp tục được quan tâm để thẩm định cho vay. Kế hoạch 6 tháng đầu năm 2009, Sở giao dịch sẽ tiếp cận, thẩm định ít nhất 1 dự án thuỷ điện đó là dự án thuỷ điện Nậm Toóng.
Bảng 1.7: Số lượng dự án thủy điện được thẩm định
Đơn vị: Dự án
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Số dự án ngành điện đã thẩm định
1
6
2
2
Số dự án thuỷ điện đã thẩm định
0
4
2
3
Số dự án thuỷ điện cho vay
0
3
1
4
Số dự án thuỷ điện không cho vay
0
1
1
Nguồn: Phòng Tài trợ dự án – Sở giao dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Quy mô của các dự án thuỷ điện thẩm định
Các dự án thuỷ điện được thẩm định giai đoạn 2006 – 2008 chủ yếu là các dự án thuỷ điện lớn. Đ
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top