Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội đối với các dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án miễn phí





Mục lục
Lời Thank 8
Lời mở đầu 9
CHƯƠNG I : Lý luận về thẩm định dự án trên phương diện nhà quản lý . 11
1.1.Lý luận chung về công tác thẩm định dự án 11
1.1.1.Khái niệm : . 11
1.1.2.Mục đích, sự cần thiết thẩm định dự án . 12
1.1.3. Yêu cầu chung thẩm định dự án . 12
1.1.4. Vị trí, vai trò của thẩm định dự án . 14
a) Vị trí của thẩm định dự án đầu tư . 14
b) Vai trò của thẩm định dự án đầu tư . 15
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thẩm định dự án : 16
a) Căn cứ thẩm định dự án . 16
b) Đội ngũ cán bộ thực hiện thẩm định 17
c) Các phương tiện thâm gia thẩm định . 18
1.2.Thẩm định dự án trên phương diện của nhà quản lý . 18
1.2.1Khái niệm, vai trò của thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước : . 18
a) Khái niệm thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước : 19
b) Vai trò của thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước . 19
1.2.2.Các vấn đề cần xem xét khi thẩm định trên phương diện nhà quản lý : 20
a) Mục đích thẩm định trên phương diện nhà quản lý 20
b) Quan điểm đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước . 20
c) Cách thức tổ chức thẩm định trên phương diện nhà quản lý . 20
d) Nội dung thẩm định trên phương diện cơ quan quản lý nhà nước 21
1.2.3 Cơ sở thẩm định dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước . 24
1.3.4Nguyên tắc thẩm định dự án dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước .27
1.3.5Quy trình thẩm định dự án dự án trên phương diện của cơ quan quản lý nhà nước . 29
1.3.Quy trình đầu tư của một dự án và vị trí, vai trò của việc chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án : . 30
a)Giai đoạn chuẩn bị đầu tư : 30
b)Giai đoạn thực hiện đầu tư: . 32
c)Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 32
d)Mối quan hệ các giai đoạn trong quy trình đầu tư . 33
e)Vai trò quan trọng của việc xin chấp nhận địa điểm để tiến hành lập và thực hiện dự án đầu tư . 34
CHƯƠNG II. Thực trạng công tác thẩm định hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch Hà Nội . 36
2.1. Giới thiệu về Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nộ và các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định hồ sơ xhi chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án . 36
2.1.1. Giới thiệu về Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . 36
a)Qúa trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội . 36
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội: . 37
c) Công tác quản lý hoạt động đầu tư của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . 43
2.1.2. Các phòng ban liên quan đến công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án . 44
a)Phòng Kế hoạch Phát triển Hạ tầng Đô thị 44
b) Phòng Quy hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội . 46
c) Phòng Kế hoạch Tổng hợp 47
d) Phòng Kế hoạch và Đầu tư Quận, Huyện 50
e)Phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ . 50
2.1.3. Hoạt động của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ . 51
a) Cơ cấu tổ chức của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ : . 51
b) Công tác quản lý hoạt động đầu tư của phòng Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ . 52
2.2. Thực trạng công tác thẩm tra hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội 54
2.2.1. Mục đích thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án 54
2.2.2. Quy trình thẩm định hồ sơ chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội . 54
a) Tình hình hoạt động các ngành có hồ sơ xin chấp thuận địa điểm : 54
b) Quy trình thẩm tra hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án . 55
2.2.3. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : . 58
2.2.3.1. Danh mục các loại hồ sơ cần có khi đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : . 58
2.2.3.2. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định : . 58
a) Hồ sơ đề nghị chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định . 58
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư tại địa điểm xác định . 60
2.2.4.Cán bộ tham gia thẩm định 61
2.2.5. Nội dung thẩm định hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của phòng Công nghiệp – Thương mại - Dịch vụ . 62
2.3.Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định chấp nhận địa điểm lập dự án của Sở kế hoạch Hà Nội . 64
2.3.1.Giới thiệu về hồ sơ xin chấp nhận địa điểm lập dự án . 64
a) Giới thiệu về đơn vị xin thẩm định . 64
b)Nội dung đầu tư của dự án xin thẩm định 65
c)Hồ sơ thẩm định . 70
2.3.2.Phân tích, thẩm định dự án trên quan điểm, nội dung thẩm định của chủ thế là Sở kế hoạch . 71
a) Xem xét về hiệu quả tài chính của dự án 71
b)Các căn cứ pháp lý . 73
c)Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội . 73
d)Xét về năng lực tài chính của doanh nghiệp 73
2.4.3.Rút ra kết luận về hồ sơ thẩm định . 74
2.4. Đánh giá công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đề lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . 76
2.4.1. Thành tựu đạt được của công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm đề lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội . 76
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của việc thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội : . 78
a) Hạn chế của việc thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội : 78
b) Nguyên nhân làm hạn chế thẩm định dự án chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội 79
CHƯƠNG III . Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án . 82
3.1. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện công tác thẩm định dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án . 82
a) Mục tiêu công tác thẩm định dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án đầu tư 82
b) Mục tiêu phát triển chung của các ngành có liên quan đến việc xin chấp nhận để lập và thực hiện dự án . 82
3.2. Kế hoạch thực hiện . 83
a)Kế hoạch của phòng CN – TM – DV : 83
b)Kế hoạch của phòng về công tác thẩm định hồ sơ dự án xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án : 84
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án 84
3.3.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định đầu tư tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội 84
3.3.2. Về căn cứ và phương tiện thẩm định 85
3.3.3. Về tổ chức thẩm định dự án . 86
a) Phân giao nhiệm vụ với trách nhiệm . 86
b) Quy trình tổ chức thẩm định dự án 86
3.3.4. Về đội ngũ cán bộ thẩm định . 87
3.3.5. Nội dung thẩm định hồ sơ xin chấp thuận địa điểm để lập và thực hiện dự án 87
Kết luận 89
Danh mục sách tham khảo 90
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Phó các đơn vị thuộc Sở; tham gia góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện;
2) Trình Chủ tịch UBND thành phố:
2.1) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật;
2.2) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
3) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch vè đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô;
4) Về quy hoạch và kế hoạch;
4.1) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, tổng hợp kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt;
4.2) Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; trình UBND thành phố cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố như tái chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư nước ngoài;
4.3) Tổng hợp kiến nghị của Sở, Ban, ngành và lập báo cáo trình UBND thành phố về danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố cần lập quy hoạch, trình UBND thành phố xem xét, quyết định;
4.4) Trình UBND thành phố quyết định danh sách hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu, trình UBND thành phố quyết định; tham gia góp ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;
4.5) Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố;
5) Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết;
6) Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
7) Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được UBND thành phố giao;
8) Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
8.1) Trình và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình hợp tác đầu tư cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
8.2) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu; bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, phân bố và tổng hợp danh mục dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý;
8.3) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nguồn vốn và phương án phân bổ vốn sự nghiệp đầu tư. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước;
8.4) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giúpUBND thành phố giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý;
8.5) Thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện;
8.6) Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định;
8.7) Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
8.8) Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt;
9) Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO):
9.1) Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của thành phố Hà Nội; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO;
9.2) Là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài;
9.3) Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA và NGO; là đầu mối xử lý theo thẩm quyền hay kiến nghị UBND thành phố quyết định về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và NGO có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; định kỳ tổng hợp báo cáo về việc sử dụng ODA và NGO theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố;
10) Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư:
10.1) Chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền;
10.3) Chịu trách nhiệm thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố;
10.4) Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các cấp, các đơn vị trực thuộc, các dự án được UNBD thành phố phân cấp hay ủy quyền cho cấp dưới;
11) Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:
11.1) Phối hợp với các Sỏ, Ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trình Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top