Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH TNT – Vietrans Express World wide
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I:LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 8
1. Lý thuyết về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không: 8
1.1.Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không: 8
1.2. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận: 9
1.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế: 10
1.3.1. Người chuyên chở (Carrier): 11
1.3.2. Người kinh doanh vận tải đã cách (MTO): 11
1.3.3. Môi giới hải quan (Customs Broker): 11
1.3.4. Người gom hàng (Cargo Consolidator): 12
1.3.5. Đại lý (Agent): 12
1.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận hàng hoá: 12
1.5. Trách nhiệm của người giao nhận: 13
2. Nội dung dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không: 14
2.1. Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình của hãng hàng không: 14
2.2. Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hoá, tính thuế: 14
2.3. Giao hàng hoá xuất khẩu cho hãng hàng không: 14
3. Các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không: 15
3.1.Vận đơn hàng không (AWB – AirwayBill): 15
3.2. Vận đơn gom hàng ( House B/L, House Airwaybill): 16
3.3. Hóa đơn thương mại: 16
3.4. Chứng từ bảo hiểm: 16
3.5. Giấy chứng nhận và giấy phép: 17
3.8.Bảng lược khai hàng hóa: 18
3.9.Phiếu cân: 18
3.10.Booking note: 18
3.11.Chứng từ của hải quan và các giấy tờ khác: 18
4. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh thực trạng của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không: 18
4.1. Chất lượng dịch vụ cung ứng: 18
4.2. Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng: 18
4.3. Số lượng khách hàng của doanh nghiệp: 19
4.4. Khối lượng hàng hoá giao nhận: 19
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không: 19
5.1. Các nhân tố khách quan: 19
5.1.1. Chính sách Nhà nước về xuất nhập khẩu: 19
5.1.2. Quy định của luật pháp đối với hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế: 20
5.1.3. Ảnh hưởng của thiên nhiên: 21
5.1.4. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ: 21
5.1.5. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận: 22
5.1.6. Môi trường kinh tế : 22
5.1.7. Môi trường văn hóa – xã hội: 24
5.2. Các nhân tố chủ quan: 24
5.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế: 24
5.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp: 25
5.2.3. Nguồn vốn: 25
5.2.4. Trình độ đội ngũ nhân viên: 25
CHƯƠNG II : THỰC TRANG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH TNT-VIETRANS 8
1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 27
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27
1.2. Chức năng, nhiệm vụ 28
1.3. Cơ cấu tổ chức 29
1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 30
2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty 31
2.1. Quy trình nhận hàng của tổ Giao nhận ( PUD – Pick up and delivery ) 31
2.1.1. Chức năng của tổ Giao nhận 31
2.1.2. Phạm vi hoạt động của tổ Giao nhận ( TNT Hà Nội ) 31
2.1.3. Sơ đồ và các bước tiến hành nhận hàng xuất từ khách hàng của tổ Giao nhận 32
2.2. Quy trình thực hiện hàng xuất tại tổ Kho hàng ( Warehouse ) 34
2.2.1. Chức năng của tổ Kho hàng 34
2.2.2. Các bước thực hiện hàng xuất tại tổ Kho hàng 35
2.2.3. Nhận hàng từ tổ PUD ( tổ Giao nhận) 35
2.2.4. Đóng gói và in nhãn hàng hoá 38
2.2.5. Thực hiện phân hàng theo tuyến phù hợp 39
2.2.6. Tách hồ sơ hàng 41
2.2.7. Chuẩn bị hồ sơ Hải quan và hồ sơ Hàng không 42
2.2.8. Bàn giao hàng và hồ sơ cho nhân viên tổ Sân bay 43
2.3. Quy trình làm thủ tục hải quan tại sân bay ( Airport ) 43
2.3.1. Chức năng của tổ Sân bay 43
2.3.2. Các bước làm thủ tục hải quan và thủ tục vận chuyển hàng bằng đường hàng không của tổ Sân bay 44
3. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TNT-Vietrans 47
3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 47
3.2. cách xuất khẩu 47
3.3. Kim ngạch xuất khẩu 48
3.4. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu. 48
4. Đánh giá thực trạng quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TNT-Vietrans 49
4.1. Những kết quả đạt được. 49
4.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 49
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH TNT-VIETRANS 53
1. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 53
1.1. Phương hướng phát triển chung của công ty 53
2.2. Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty 54
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty TNT-Vietrans 55
2.1. Giải pháp đối với công ty 55
2.2.Kiến nghị đối với Nhà nước 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC BẢNG BIỂU 62
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, dịch vụ vận tải, giao nhận đã phát triển rất nhanh chóng ở nước ta. Sự phát triển của hoạt động vận tải, giao nhận có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu giữa nước ta với các nước trên thế giới, tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong các lĩnh vực vận tải giao nhận, hoạt động chuyển phát nhanh hàng hoá và chứng từ là một lĩnh vực mới mẻ nhưng đầy tiềm năng. Từ chỗ là hình thức độc quyền của hệ thống bưu điện Nhà nước, đến nay loại hình này đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài như: DHL, TNT, Fedex và cả những doanh nghiệp trong nước như Netco, Toàn cầu, AT Express, APS, Thái Bình Dương… tham gia hoạt động. Loại hình chuyển phát nhanh mang những đặc trưng chung của hoạt động vận tải giao nhận. Bên cạnh đó, hoạt động chuyển phát nhanh cũng mang những đặc điểm riêng . Với tính cấp thiết của đề tài này, em đã xin thực tập tại công ty chuyển phát nhanh TNT – Vietrans để viết thu hoạch “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH TNT – Vietrans Express World wide ”.
Do hạn chế về mặt thời gian nên bài chuyên đề tốt nghiệp này chỉ giới hạn ở quy trình hàng xuất mà chưa đề cập đến thủ tục đối với hàng nhập.
Chuyên đề này dùng làm tài liệu để công ty tham khảo và hoàn thiện hơn quy trình xuất khẩu hàng hóa của công ty.Chuyên đề này có thể làm tài liệu cho sinh viên hệ dài hạn chính quy của chuyên ngành quản trị kinh doanh thuong mại.

Với mục đích trên, chuyên đề này được kết cấu gồm ba chương :
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNT-VIETRANS
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH TNT-VIETRANS
Đây là một lĩnh vực mới, có phạm vi lớn và nội dung đa dạng. Trong quá trình viết chuyên đề, do không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
CHƯƠNG I:LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1. Lý thuyết về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không:
1.1.Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không:
Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế. Vận tải hàng không chiêm 10% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 1/1000 khối lượng hàng hóa luân chuyển (t/km) trong buôn bán quốc tế.
Các hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
- Airmail: Thư từ, bưu phâm, hàng lưu niệm, tranh ảnh.
- Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, hàng cứu trợ khẩn cấp.
- Airfreight:
a) Hàng giá trị cao, quý, hiếm:
+ Kim cương, vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức.
+ Tiền, sec, thư tín dụng, chứng từ có giá trị khác.
b) Hàng dễ hư hỏng: Hoa, quả tươi, rau, thực phẩm.
c) Hàng nhạy cảm với thị trường như: Quần áo, đồ chơi, hàng phục vụ lễ tế.
d) Động vật sống.
Vận tải hàng không có những ưu điểm:
- tuyến đường là không trùng và hầu như là đường thẳng, không tốn kém chi phí xây dựng.
- Tốc độ vận tải của hàng không rất cao: Vận tải hàng không có thể đạt tốc độ 900 đến 1000 km/h, gấp tốc độ của tàu biển 27 lần, của oto 10 lần, của tàu hỏa 8 lần.
- Đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa hơn các cách vận tải khác.
- Luôn đòi hoi sử dụng công nghệ cao.
Nhược điểm của vận tải hàng không:
- Giá cước cao: Gấp đường biển 8 lần, gấp đường sắt và oto từ 2-4 lần
- Không thích hợp cho việc vận chuyển những hàng hóa có giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh.
- Tính cơ động và linh hoạt kém.
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho xây dưng cơ sơ vật chất-kỹ thuật.
1.2. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận:
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hoá được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hoá đến tận tay người mua được, cần thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra sân bay, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận. Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service), theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhậnlà bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo Luật thương mại Việt Nam, giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hay người giao nhận khác.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là Người giao nhận (Forwarder/ Freight Forwarder/ Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá. Theo Luật thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu (XNK) uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay, người giao nhận đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hay thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Ở các nước khác nhau, người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi tên khác nhau: Đại lý hải quan (Customs House Agent); Môi giới hải quan (Customs Broker); Đại lý thanh toán (Clearing Agent); Đại lý gửi hàng và giao nhận (Shipping and Forwarding Agent); Người chuyên chở chính (Pricipal Carrier).
1.3. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế:
Ngày nay, do sự phát triển của vận tải Container, vận tải đa cách, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người uỷ thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một tên chính (Principal) - người chuyên chở (Carrier).
Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:
• vướng mắc gì khi làm thủ tục hải quan tại các trạm trung chuyển, tránh tình trạng hàng bị giữ quá lâu gây ảnh hưởng đến tỉ lệ Giao hàng đúng lịch.
• Tổ Sân bay cần chú ý kiểm tra kỹ hồ sơ Hải quan được khách cung cấp (đặc biệt là các hồ sơ hàng mậu dịch), yêu cầu khách hàng bổ sung và sửa chữa nếu cần thiết kịp thời để có thể thông quan hàng một cách nhanh nhất.
• Nhân viên tổ Sân bay chú ý luôn nắm vững các mã hàng hóa để có thể tư vấn khách hàng về vấn đề thuế của các lô hàng, lên tờ khai một cách chính xác, tránh việc mâu thuẫn với khách hàng về cách tính thuế.
• Đối với nhân viên hành chính cần thông thao mọi loại code để thông báo cho khách hàng chính xác tình trạng của từng lô hàng, kịp thời cập nhật các code tình trạng của lô hàng để các đồng nghiệp tiện tra cứu và tư vấn khách hàng.

2.2.Kiến nghị đối với Nhà nước
- Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam đang tăng nhanh, đặc biệt hoạt động xuất khẩu ngày càng khởi sắc và đóng góp lớn cho sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu lâu nay vốn vẫn là một vướng mắc rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Kể từ khi Luật Hải quan VN có hiệu lực ( năm 2001 ), hải quan VN đã có nhiều cải cách, đổi mới để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp như: phân luồng xanh - đỏ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, thí điểm thủ tục hải quan điện tử...Nhưng bên cạnh đó, ngành hải quan vẫn còn nhiều hạn chế về trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, về yếu tố con người. Một bộ phận cán bộ, nhân viên hải quan vẫn còn mang nặng lối tư duy cũ, gây phiền hà cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá. Chính vì vậy, có hai vấn đề lớn mà TNT-Vietrans nói riêng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung luôn mong đợi được cải cách từ phía Nhà nước, cụ thể là Tổng cục Hải quan. Thứ nhất là: Đơn giản hoá, hiện đại hoá thủ tục hải quan, đưa thủ tục hải quan VN ngày càng tiệm cận hơn với các chuẩn mực của hải quan quốc tế vốn đã được công nhận rộng rãi; tăng cường chất lượng dịch vụ hải quan để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thứ hai là: Trong công tác quản lý nhân sự, cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc của nhân viên hải quan, làm tốt công tác khen thưởng, đào tạo đội ngũ nhân viên hải quan. Bên cạnh sự hỗ trợ chính trị rất cao của lãnh đạo ngành hải quan , các doanh nghiệp cũng cần có sự hợp tác tích cực. Nếu doanh nghiệp xây dựng được văn hoá nề nếp tuân thủ các quy định của hải quan, không chấp nhận hối lộ thì cơ hội để nhân viên hải quan nhũng nhiễu cũng khó xảy ra.
- Cùng với sự phát triển, TNT-Vietrans không ngừng mở rộng vùng hoạt động bằng việc liên tục mở thêm các chi nhánh tại các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, một kiến nghị nữa đối với Nhà nước là Nhà nước nên ngày càng đẩy mạnh, thực hiện hiệu quả chương trình cải cách, đơn giản hoá và rút ngắn thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục xin cấp giấy phép thành lập văn phòng, chi nhánh mới của công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh thành phố. Được như vậy, TNT-Vietrans sẽ càng có điều kiện thuận lợi để đem đến các giải pháp kinh doanh tối ưu cho các khách hàng tại Việt Nam.

KẾT LUẬN
Hiện nay, công ty TNHH TNT – Vietrans là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh ở Việt Nam. Cho dù còn gặp một số khó khăn về tài chính trong những năm vừa qua do sự thay đổi về trụ sở kinh doanh nhưng công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên 20%/năm. Công ty luôn đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động, đảm bảo thu nhập cho họ ở mức cao so với các doanh nghiệp khác trong nghành. Công ty luôn được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng và giá trị cao nhất cho khách hàng.
Điều này có được trước hết nhờ vào những chính sách của công ty. Chẳng hạn, chính sách “Nhà đầu tư vào con người” ( Investor in People) của công ty luôn đem lại những cơ hội học tập bình đẳng cho mọi nhân viên, khuyến khích họ phát huy hết khả năng, đồng thời đóng góp sức mình vào việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty. Thứ hai, công ty có một quy trình làm việc rất chặt chẽ và được phổ biến cụ thể đến từng nhân viên. Tất cả quy trình làm việc của mỗi bộ phận đều được soạn thảo và gửi lên mạng nội bộ công ty để nhân viên học tập và tra cứu. Mỗi nhân viên luôn phải chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của mình.
Do đặc thù của quy trình nghiệp vụ làm hàng bao gồm nhiều công việc, nhiều khâu và liên quan tới nhiều bộ phận, vị trí trong công ty nên quy trình làm hàng xuất của công ty cũng đã bộc lộ một số nhược điểm, điển hình là tỷ lệ hàng bị giữ lại cao hơn kế hoạch. Để khắc phục những nhược điểm này, thu hoạch thực tập đã đề xuất một hệ thống các kiến nghị đối với toàn bộ những người tham gia vào quy trình (nhân viên bán hàng, Giao nhận, tổ Kho hàng, tổ Sân bay). Hy vọng rằng những kiến nghị này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả làm hàng xuất của công ty TNT-Vietrans.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bùi Xuân Lưu – Vũ Hữu Tửu. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương – NXB Giáo dục, 1993.
• Công ước quốc tế về vận tải và hằng hải. NXB Giao thông vận tải,1998.
• Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm, NXB Giao thông vận tải, 2003.
• Cam kết mở cửa thị trường vận chuyển và dịch vụ khi Việt Nam gia nhập wto, trang web bộ công thương
• Các tài liệu của công ty TNT
• Hoàng Văn Châu – Nguyễn Hồng Đàm, vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Giáo dục, 1997
• Janramberg, Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2000, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, xuất bản 2000.
• G.A.Schomoll – Cẩm nang nghiệp vụ quản lý xuất nnhập khẩu.Tài liệu dịch, trung tâm thông tin thương mại Việt Nam,1990
• Giáo trình ngiệp vụ giao nhận hàng hóa – Manual on freight Forwarding ủy bản kinh tế xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP),1990.
• Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, PGS.TS Đinh Ngọc Viện, NXB Giao thông vận tải, 2002.
• Luật Hải quan số 29/ 2001/ QH 10 ngày 29/ 6/ 2001 và Luật số 42/2005/ QH 11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan.
• Quy định nhà nước về XNK, trang wet bộ công thương.
• Nghị định số 154/ 2005/ NĐ- CP ngày 15/ 12/ 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
• Thông tư 33/ 2003/ TT/ BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dich vụ chuyển phát nhanh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Duc Anh 123

New Member
Ad gửi cho mình file tài liệu này nha. Mình Thank nhiều. <3
Tài liệu: Giải pháp hoàn thiện hàng không của công ty vietrans express nguyễn đình dương
Email: [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hoá của Công ty dịch vụ thương mại số 1 (Trasco) Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Tnhh Thương Mại-Dịch Vụ Cơ Khí Tiến Phát Khoa học Tự nhiên 0
T Hoàn thiện công tác hậu cần phục vụ đơn hàng của khách hàng tổ chức tại công ty TNHH dịch vụ máy và động cơ Đông Dương Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ T&S Luận văn Kinh tế 3
T Hoàn thiện mạng lưới phân phối các dịch vụ chuyển phát tại bưu điện tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Xây dựng - Dịch vụ và Thương mại 6 Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn dịch vụ tài sản bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
V Hoàn thiện quy trình cung ứng và quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông quốc tế của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ và thương mại Chung Anh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top