nguyenngoc575

New Member
Download Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội

Download Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1. Một số nội dung cơ bản về chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất
1.2. Giá thành sản phẩm
1.2.1. KháI niệm và bản chất của giá thành.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.4. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
1.4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
14.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.5. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.6. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
2.1. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
2.1.1. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.1.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
2.1.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
2.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất
2.2.1. Kỳ tính giá thành
2.2.2. Phương pháp tính giá thành
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội
Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội.
Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần chế tao máy biến thế Hà Nội.
Các chính sách kế toán chung.
Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản kế toán.
Tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán.
2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI.
2.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.2. Một số điểm tồn tại cần khắc phục
3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI
4.1. Phân loại chi phí sản xuất
4.2. Đối tượng tập hợp chi phí
4.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
4.3.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
4.3.2. Hach toán chi phí nhân công trực tiếp
4.3.3. hạch toán chi phí sản xuất chung
4.3.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng.
4.3.3.2. Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định.
4.3.3.3. Hạch toán chi phí mua ngoài.
4.3.3.4. Hạch toán chi phí bằng tiền khác.
4.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất.
4.4.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang.
4.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất.
5. TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ
NỘI.
5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành.
5.2. Phương pháp tính giá thành.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TAO MÁY BIẾN THẾ HÀ NỘI.
Kết luận.
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

vận dụng thích hợp với các đối tượng tính giá thành là loại hình sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có hạch toán riêng biệt. Đối tượng hạch toán chi phí có thể là từng khối lượng công việc ây lắp có dự toán thiết kế riêng có bộ phận riêng đảm nhận. Nhưng công việc tính giá thành sản phải là giá thành của sản phẩm khâu cuối cùng. Ta có công thức sau:
Ztt = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck
Trong đó:
Ddk, Dck - là chi phí sản xuất dư đầu kỳ, cuối kỳ.
C1, C2..., Cn là chi phí sản xuất các khối lượng công việc ở các giai đoạn, các bộ phận.
Ngoài phương pháp trên, trong xí nghiệp xây lắp có sử dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp định mức, phương pháp kết hợp...
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán của toàn bộ doanh nghiệp sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản pham lại là khâu hạch toán ngày càng được quan tâm đặc biệt, vì tính chất đặc thù của ngành xây lắp như chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm lớn, điều kiện bảo quản vật tư, máy móc thi công phức tạp do phải thi công ở ngoài trời hay di chuyển...
Trong điều kiện thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN, trước sự vận hành của cơ chế thị trường hiện nay đòi hỏi việc tập hợp chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác, giá thành sản phẩm phải được tính đúng, tính đủ, hợp lý. Có như vậy mới nâng cao được vai trò nhiệm vụ của kế toán trước yêu cầu thực hiện chế độ tư chủ tài chính và tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ của cí nghiệp, từ đó giúp cho doanh nghiệp đứng vững trước cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay.
V. Hệ thống sổ sách sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu từ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Theo hình thức Nhật ký – Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cơ sở Nhật ký – Sổ cái.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ là hình thức kế toán kết hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện trên sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng và sổ cái tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (hay tài khoản 631 – Giá thành sản xuất cùng các TK 621, 622, 627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ liên quan, còn để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, cần dựa vào các chứng từ ghi sổ.
Đối với DN áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên Nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi theo thời gian với hệ thống, giữa hạch toán tổng hợp với chi tiết trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lý kinh tế.
Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng bảng kê số 4, bảng kê số 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 4 dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm, dịch vụ còn bảng kê số 5 được dùng để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí xây dựng cơ bản theo yếu tố chi phí. Riêng bảng kê số 6 là bảng kê theo dõi chi phí trả trước và chi phí phải trả là những chi phí dự toán.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP BẢO TRÌ VÀ XÂY LẮP CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty phát triển điện lực và hạ tầng.
Hiện nay trụ sở của Xí nghiệp được đóng tại số 1 An Dương - Hà Nội, với nhiệm vụ chủ yếu là xây lắp đường dây và trạm biến áp điện từ 110KV trở xuống.
Về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp:
Cùng với sự ra đời của Công ty phát triển điện lực và hạ tầng, với mục đích chuyên môn hoá công việc của các đơn vị thành viên. Tháng 11 năm 1988 Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện được thành lập. Kể từ khi hình thành cho đến nay Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện đã hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình góp phần cùng Công ty phát triển điện lực và hạ tầng xây lắp nhiều công trình trọng điểm thuộc địa bàn Hà Nội như: Tuyến cáp ngầm và trạm biến áp Đại học Sư phạm I, trạm biến áp tuyến cáp ngầm EMS, tập thể văn phòng Quốc hội, Viện dầu khí, tuyến cáp ngầm Trần Khắc Trân... và nhiều công trình xây lắp khác trên toàn khu vực miền Bắc như ở Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hoá...
Thành lập khi đất nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và xây lắp nói riêng gặp nhiều khó khăn, cho nên, tuy mới ra đời nhưng Xí nghiệp đã phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, để tồn tại và phát triển toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp đã phải cố gắng hết mình, phát huy hết những tiềm năng có thể để hoà nhập với thị trường vươn lên trong kinh doanh.
Chức năng chính của Xí nghiệp là xây lắp đường dây và trạm biến áp điện từ 110 KV trở xuống. Xây lắp công trình điện trong đó có xây lắp các trạm biến áp, các tuyến cáp ngầm, đường dây trên không... Đồng thời sửa chữa các công trình điện bị hư hỏng, cải tạo các thiết bị điện cho cơ quan, xí nghiệp có yêu cầu. Xây lắp sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng.
2. Đánh giá khái quát về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện
2.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp bảo trì và xây lắp cơ điện Hà Nội, em xin phép đưa ra một số ý kiến nhận xét sau:
- Là một công ty trực thuộc công ty chế biến như một thành viên, lại được thành lập khi nền kinh tế c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Trúc Thôn Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP VLXD Viên Châu Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Sông Đà 10 Luận văn Kinh tế 0
K Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩu I Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu TW - I Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Công trình & Thương mại GTVT Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP xây dựng Thái Hoà Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần dệt 10/10 Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top