Number1_007
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá về thành phần kinh tế.Song song với việc chuyển đổi đó, vai trò quản lý kinh tế nhà nước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý, điều tiết vĩ mô nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả,việc làm... nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển
Thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Sự ra đời của Luật thuế TNDN đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống thuế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.Luật thuế TNDN được áp dụng cũng làm cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế ( đối tượng nộp thuế ) có nhiều thay đổi,không chỉ trong vấn đề hạch toán các nghiệp vụ tính và nộp thuế mà còn trong các vấn đề hạch toán các yếu tố cấu thành thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đã đạt được, việc áp dụng Luật thuế TNDN vẫn còn bộc lộ những tồn tại cần được giải quyết triệt để như những vấn đề trong quản lý và thu thuế của nhà nước, hay những mâu thuẫn giữa Luật thuế TNDN, các chế độ tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp...
Khắc phục những tồn tại này là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của doanh nghiệp và sự hoàn thiện chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp nói riêng.Vì vậy,em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài viết được kết cấu thành 2 phần sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp
Phần 2: Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam.
PHẦN 1: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ
1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế
1.1.1.1 Khái niệm
Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được quy định theo pháp luật.
Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, Nhà nước dùng thuế để phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là một phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước. Thuế được Nhà nước sử dụng như là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho NSNN, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập. Nhiệm vụ của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của cách sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu, nội dung của cả hệ thống, của từng chính sách thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến và đổi mới phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Đồng thời phải giải quyết tổ chức phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định về thuế đó được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
Thuế mang tính bắt buộc theo Pháp luật, không mang tính hoàn trả trực tiếp ngang giá. Một phần số thuế đó nộp cho NSNN được hoàn trả cho dân một cách gián tiếp dưới hình thức trợ cấp xã hội, quỹ phúc lợi xã hội, xây dựng hạ tầng xã hội…
1.1.1.2. Vai trò của thuế với nền KTQD
Thứ nhất thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc và không mang tính hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là khoản đóng góp của nhân dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi hoàn trả đóng bằng số lượng và khoản thu của Nhà nước thu từ công dân đó. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN cho việc sản xuất chung, cung cấp dịch vụ công cộng.
Thứ hai thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc. Song sự bắt buộc đó luôn được xây dựng trên nền tảng của các vấn đề kinh tế xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế bao giờ cũng chứa đựng các vấn đề thuộc kinh tế, xã hội. Việc xác lập một hệ thống thuế với các loại thuế khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Song, trên thực tế mức độ động viên qua thuế cũng chịu sự ràng buộc bởi các yếu tố kinh tế xã hội của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử.
Thứ ba thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, pháp lý và cưỡng chế cao, khi thực hiện thì có thể thay đổi quyền sở hữu về tài sản. Đặc điểm này đó được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế
Nếu một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế được coi là đối tượng nộp thuế hay chịu thuế ,doanh nghiệp đó phải quan tâm tới các vấn đề về thuế trong các chính sách tài chính, hạch toán kinh tế, cũng như tổ chức hạch toán,kế toán ..v.v...của mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá về thành phần kinh tế.Song song với việc chuyển đổi đó, vai trò quản lý kinh tế nhà nước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý, điều tiết vĩ mô nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả,việc làm... nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển
Thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.Sự ra đời của Luật thuế TNDN đánh dấu bước phát triển mới của hệ thống thuế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.Luật thuế TNDN được áp dụng cũng làm cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế ( đối tượng nộp thuế ) có nhiều thay đổi,không chỉ trong vấn đề hạch toán các nghiệp vụ tính và nộp thuế mà còn trong các vấn đề hạch toán các yếu tố cấu thành thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đã đạt được, việc áp dụng Luật thuế TNDN vẫn còn bộc lộ những tồn tại cần được giải quyết triệt để như những vấn đề trong quản lý và thu thuế của nhà nước, hay những mâu thuẫn giữa Luật thuế TNDN, các chế độ tài chính, chế độ kế toán doanh nghiệp...
Khắc phục những tồn tại này là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của doanh nghiệp và sự hoàn thiện chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp nói riêng.Vì vậy,em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài viết được kết cấu thành 2 phần sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp
Phần 2: Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam.
PHẦN 1: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ
1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế
1.1.1.1 Khái niệm
Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được quy định theo pháp luật.
Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, Nhà nước dùng thuế để phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là một phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước. Thuế được Nhà nước sử dụng như là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho NSNN, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập. Nhiệm vụ của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của cách sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu, nội dung của cả hệ thống, của từng chính sách thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến và đổi mới phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Đồng thời phải giải quyết tổ chức phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định về thuế đó được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
Thuế mang tính bắt buộc theo Pháp luật, không mang tính hoàn trả trực tiếp ngang giá. Một phần số thuế đó nộp cho NSNN được hoàn trả cho dân một cách gián tiếp dưới hình thức trợ cấp xã hội, quỹ phúc lợi xã hội, xây dựng hạ tầng xã hội…
1.1.1.2. Vai trò của thuế với nền KTQD
Thứ nhất thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc và không mang tính hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là khoản đóng góp của nhân dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi hoàn trả đóng bằng số lượng và khoản thu của Nhà nước thu từ công dân đó. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN cho việc sản xuất chung, cung cấp dịch vụ công cộng.
Thứ hai thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc. Song sự bắt buộc đó luôn được xây dựng trên nền tảng của các vấn đề kinh tế xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế bao giờ cũng chứa đựng các vấn đề thuộc kinh tế, xã hội. Việc xác lập một hệ thống thuế với các loại thuế khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Song, trên thực tế mức độ động viên qua thuế cũng chịu sự ràng buộc bởi các yếu tố kinh tế xã hội của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử.
Thứ ba thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, pháp lý và cưỡng chế cao, khi thực hiện thì có thể thay đổi quyền sở hữu về tài sản. Đặc điểm này đó được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế
Nếu một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế được coi là đối tượng nộp thuế hay chịu thuế ,doanh nghiệp đó phải quan tâm tới các vấn đề về thuế trong các chính sách tài chính, hạch toán kinh tế, cũng như tổ chức hạch toán,kế toán ..v.v...của mình.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links