trung_dinhle81

New Member
Download Khóa luận Hoàn thiện lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và xác định kết quả tại công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp

Download Khóa luận Hoàn thiện lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và xác định kết quả tại công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp miễn phí





 
MỤC LỤC Trang
 
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHUƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG XUẤT KHẨU 4
1.1. Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và xác định kết quả tiểu thụ hàng hóa xuất khẩu 4
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu 6
1.1.3. Các quy định về công tác hạch toán hoạt động xuất khẩu 10
1.1.3.1. Quy định chung 10
1.1.3.2. Phương pháp xác định giá mua hàng và chi phí thu mua 10
1.1.3.3. Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất khẩu 11
1.1.3.4. Phương pháp tính giá bán hàng xuất khẩu 13
1.1.3.5. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 13
1.2. Hạch toán lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu 14
1.2.1. Nhiệm vụ hạch toán 14
1.2.2. Hạch toán chi tiết hàng hóa xuất khẩu 15
1.2.3. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng và bán hàng xuất khẩu
1.2.3.1.Hạch toán nghiệp vụ mua hàng để xuất khẩu 18
1.2.3.2. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 25
1.2.4. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 29
1.2.4.1. Chi phí bán hàng ( CPBH) 29
1.2.4.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp ( CPQLDN) 31
1.2.5.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng xuất khẩu 32
1.2.6. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 34
1.2.6.1. Hình thức ghi sổ kế toán “ Nhật ký – sổ cái” 34
1.2.6.2. Hình thức ghi sổ “ Nhật ký chung” 35
1.2.6.3. Hình thức ghi sổ “ chứng từ ghi sổ” 36
1.2.6.4. Hình thức sổ “nhật ký chứng từ” 37
1.2.7. So sánh giữa kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam 38
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM SẢN VÀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 39
2.1. Tổng quan về công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp ( XNK NLS VÀ VTNN) 39
2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty 39
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 41
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ 41
2.1.2.2.Đặc điểm về ngành nghề, sản phẩm và thị trường của công ty 42
2.1.2.3. Tình hình tài chính của công ty 44
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 47
1.2.3.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 47
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh 48
2.1.3.1. Sơ độ bộ máy quản lý 48
2.1.3.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 49
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và vận dụng hệ thống chứng từ sổ sách 52
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 52
2.1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 55
2.2. Thực trạng hạch toán xuất khẩu tại Công ty xuất khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp 60
2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu 60
2.2.2. Kế toán hàng mua 62
2.2.3. Xuất khẩu trực tiếp 68
2.2.3.1. Hạch toán gửi hàng xuất khẩu 68
2.2.3.2. Hạch toán giá vốn 73
2.2.3.3. Hạch toán doanh thu 74
2.2.4. Xác định kết quả xuất khẩu 79
2.2.4.1.Hạch toán thuế GTGT và thuế xuất khẩu 79
2.2.4.2. Hạch toán chi phí bán hàng 81
2.2.4.3.Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 83
2.2.5. Đánh giá hoạt động và công tác hạch toán xuất nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp 86
2.2.5.1. Hoạt động xuất khẩu 86
2.2.5.2. Hạch toán xuất nhập khẩu 88
Chương III: Hoàn thiện kế toán xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp 91
3.1. Lý do hoàn thiện 91
3.2. Yêu cầu của hoàn thiện 93
3.3. Một số ý kiến hoàn thiện hạch toán xuất khẩu xác định kết quả tại công ty xuất khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp 94
3.4. Điều kiện thực hiện 96
3.4.1. Nhân tố vĩ mô 96
3.4.2. Nhân tố vi mô 98
KẾT LUẬN 99
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ua mà chỉ thông qua đại lý.
Thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp gồm thị trường nước ngoài khi công ty xuất nông sản và thị trường trong nước khi công ty nhập thiếp bị nông nghiệp về. Thị trường nước ngoài, chủ yếu là các nước phát triển như Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoài ra vẫn có một thị trường khá tiềm năng mà doanh nghiệp đang khai thác là Châu Phi. Công ty nhập khẩu các thiết bị dùng cho trồng trọt, chăn nuôi như máy cày, máy bừa, máy bơm nước, máy gặt… Thị trường trong nước của doanh nghiệp chủ yếu là các tỉnh phía nam và vùng Tây Nguyên. Tại các vùng đó người nông dân thực hiện trồng cây công nghiệp với diện tích khác lớn nên sẽ có điều kiện để áp dụng những thiết bị tiên tiến. Và một tương lai không xa mà chúng ta có thể nhận thấy được rằng ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ cơ giới hóa toàn bộ, đây là cơ hội lớn cho việc nhập khẩu thiết bị nông nghiệp.
Vậy có những thách thức và cơ hội gì tác động đến quá trình kinh doanh của công ty? Ngành nông nghiệp Việt Nam thực sự còn lạc hậu, nhiều vùng vẫn có tập quán sản xuất manh mún, chính vì thế mà sẽ còn rất nhiều chỗ đứng cho vật tư thiết bị nông nghiệp nhập khẩu. Và như đã đề cập ở trên thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng trên trường Quốc tế, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc quảng bá sản phẩm. Nhưng với thói quen được trợ cấp của nhà nước, công ty sẽ cần nổ lực rất lớn có thể đứng vững trên thị trường và đối mặt với những khó khăn, thách thức. Hiện tại Việt Nam cũng có rất nhiều công ty xuất khẩu nông sản và các nước như Thái Lan, Mỹ là những đối thủ nặng ký. Thêm vào đó sản phẩm nông sản có chất lượng còn chưa cao cũng là một thách thức không nhỏ cho việc xuất khẩu nông sản của công ty.
2.1.2.3. Tình hình tài chính của công ty
Đất nước chúng ta đã và đang thay da đổi thịt từng ngày nhờ sự hội nhập nền kinh tế. Các ngành nghề kinh doanh vì thế mà đã có những đóng góp quan trọng vào thu nhập quốc doanh. Hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm vừa qua cũng trở nên sôi nổi.
Tuy mới được tách ra từ tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng doanh nghiệp đã có bước đi vững chắc trong những năm hoạt động vừa qua. Doanh nghiệp không chỉ bảo tồn được lượng vốn do tổng công ty giao mà còn làm ăn có lãi góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Để thấy rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta sẽ xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua:
BẢNG.2.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
+/-
%
Doanh thu thuần (tỷ đồng)
399
413
14
3,51
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)
3
4
1
33,33
Thu nhập bình quân (triệu đồng)
3,0
3,5
0,5
16,68
Tài sản cố định (dư nợ) (tỷ đồng)
0,703
1,645
0,942
133,99
Phải trả người bán (dư nợ)(tỷ đồng)
13,498
2,731
-10,767
-179,76
Phải thu khách hàng (tỷ đồng)
9,708
23,071
13,363
137,60
Vay và nợ ngắn hạn (dư có) ( tỷ đồng)
37,974
48,534
10,560
27,81
Doanh thu của công ty bao gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính, doanh thu khác. Nhưng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Từ bảng trên ta nhận thấy rằng, doanh thu thuần của công ty chỉ tăng lên 3.51% mà lợi nhuận sau thuế lại tăng 33.33%. Điều này thể hiện công ty đang thực hiện hoạt động có hiệu quả và có thể giảm được chi phí.
Nhìn lại kế quả hoạt động kinh doanh trong một vài năm qua của công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp: Trong hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã có những sự thay đổi vượt bậc. Cùng với sự với sự phát triển của đất nước hoạt động xuất nhập khẩu cũng có dịp bùng nổ. Công ty là một ví dụ minh chứng, từ những năm còn là bộ phận của tổng công ty, xuất nhập khẩu đã đem lại doanh thu lớn cho tổng công ty. Giờ đây là một doanh nghiệp tự làm ăn trên năng lực của bản thân mình, trong hai năm qua doanh nghiệp đã duy trì và tăng doanh thu xuất nhập khẩu góp một phần giá trị vào sự nghiệp phát triển đất nước. Năm 2006 doanh nghiệp đạt hơn 3.000 trđ, năm 2007 doanh nghiệp đạt hơn 4.000 trđ. Như vậy doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt nhiệm vụ do tổng công ty. Với đà phát triển như vậy trong những năm tới doanh nghiệp sẽ có triển vọng mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã tham gia WTO hơn một năm, đây là cơ hội và cũng là một thách thức lớn cho công ty. Công ty cần vạch rõ chiến lược hoạt động để có thể đứng vững và phát triển.
Bên cạnh sự tăng tốc về doanh thu chúng ta sẽ đi xem xét các yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty như sau:
- TSCĐ tăng 133,99%. Như vậy Công ty đã chú trọng tăng tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, TSCĐ hiện nay chỉ có hơn 1,6 tỷ đồng. Đối với doanh nghiệp thương mại giá trị TSCĐ không cần lớn lắm nhưng do Công ty còn thực hiện sản xuất hàng bán chiếm tỷ trọng lớn dành cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây Công ty đã và đang chú trọng nghiên cứu công nghệ hiện đại để có thể phát triển hoạt động kinh doanh tốt hơn.
- Phải trả người bán: đây là chỉ tiêu nguồn vốn nhưng lại có số dư nợ. Điều này là do chính sách hỗ trợ của Công ty cho nông dân. Công ty sẽ hỗ trợ vốn, giống … để người nông dân trồng những cây có chất lượng tốt. Qua hoạt động này, Công ty đã tạo cơ hội để thay đổi chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khi nó còn đang là sản phẩm thô. Mặc dù điều này có thể gây ra tình trạng ứa động vốn. Đây là chính sách chiến lược lâu dài để có thể duy trì lâu dài công ty phải có số lượng vốn lớn và phải có chiến lược phù hợp để tránh tình trạng sai lầm. Tuy nhiên, trong năm 2007 số vốn công ty hỗ trợ người trồng cây đã giảm đi rất lớn.
- Phải thu khách hàng: năm 2007 khoản phải thu khách hàng tăng lên hơn 12 tỷ tương ứng tốc độ tăng hơn 137%. Bên cạnh việc tăng mạnh doanh thu thì tỷ lệ tăng khoản phải thu cũng thật sự đáng kể. Công ty cần có biện pháp thúc đẩy hoạt động thu tiền về để tránh những rủi ro tài chính.
- Cùng với sự tăng nhanh về doanh thu, đời sống của công nhân viên cũng được chú trọng hơn. Năm 2007 lương bình quân nhân viên đã tăng lên 0,5 triệu. Tuy nhiên, qua phụ lục bảng cân đối tài khoản ta thấy chi phí lương cho bộ phận quản lý còn cao hơn rất nhiều so với chi phí cho công nhiên sản xuất. Điều này là yếu tố làm lợi nhuận Công ty giảm.
Ta nhận thấy có 1 đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như sau: Công ty không có nguồn vốn riêng mà được sự bảo lãnh của Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính vì điều đó mà công ty càng phải có trách nhiệm nặng nề trong việc tạo ra doanh thu trả được nợ và có phần thặng dư. Khi được sự bảo lãnh từ Công ty mẹ thì công ty xuất nhập khẩu nông lâm sản và vật tư nông nghiệp có thể tăng thêm được uy tín vì có sự bảo trợ. Nhưng điều này cũng lại làm cho công việc kinh d...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần Gas Petrolime Luận văn Kinh tế 0
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện quy trình đón tiếp và phục vụ khách trong thời gian lưu trú tại bộ phận lễ tân của khách sạn Vĩnh Khánh Luận văn Kinh tế 2
B Hoàn thiện quy trình phục vụ khách lưu trú tại bộ phận lễ tân của khách sạn Hoài Thành Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TM XNK Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm lưu trú tại khách sạn Hà Nội Daewoo Luận văn Kinh tế 3
L Hoàn thiện công tác quản lý giá sản phẩm lưu trú của Khách sạn Đại Hoàng Gia Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá của Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Gia Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá Xuất khẩu và Kết quả tiêu thụ hàng Xuất khẩu tại Công ty Dịch vụ & Thương mại – TSC Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top