dory1588

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển du lịch, ngành kinh doanh lưu trú khách sạn cũng đang từng bước phát triển đặc biệt là các khách sạn trung, cao cấp. Hiện nay, tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tới 9 khách sạn được xếp hạng năm sao, 6 khách sạn xếp hạng bốn sao, 21 khách sạn được xếp hạng ba sao, 94 khách sạn xếp hạng hai sao, 36 khách sạn một sao. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở kinh doanh lưu trú nói chung, khách sạn nói riêng làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt.
Mặc dù ngày nay cạnh tranh trên thị trường đang có xu hướng chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá lúc nào cũng rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của các khách sạn.
Trong số các yếu tố của marketing – mix: sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối, con người, lập chương trình, tạo sản phẩm trọn gói, quan hệ đối tác, thì giá là yếu tố duy nhất tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp, còn các yếu tố khác tạo nên chi phí. Giá có thể thay đổi rất nhanh chóng, trong khi các yếu tố khác không phải dễ dàng thay đổi nhanh được. Giá có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của marketing – mix. Giá được xem như là một yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của người mua, nhất là ở những nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp như nước ta hiện nay. Giá cũng là một công cụ của marketing – mix có thể bổ sung giá trị tượng trưng cho sản phẩm.
Như vậy, giá là một yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để yếu tố giá thực sự là công cụ cạnh tranh và thu hút khách một cách hiệu quả, các khách sạn cần xác định mục tiêu và phương pháp định giá rõ ràng, phù hợp và thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ kinh doanh của mình.
Đối với khách sạn Daewoo – Hà Nội, việc lựa chọn mục tiêu và phương pháp định giá cho sản phẩm dịch vụ càng trở nên cấp thiết, trong bối cảnh ngày càng có nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn cao cấp xuất hiện và cạnh tranh với mình.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn kinh doanh hiện nay.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Để đảm bảo sự tồn tại và tiếp tục phát triển của khách sạn Daewoo, nâng cao tính cạnh tranh của khách sạn với các khách sạn cùng hạng khác trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng mục tiêu định giá của mình, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp định giá phù hợp.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài là mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ, trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là môi trường cạnh tranh của khách sạn Daewoo – Hà Nội.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thỏa mãn nhu cầu và tăng cường thu hút khách đến khách sạn Daewoo – Hà Nội.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá một số dịch vụ cơ bản và ngoại vi của khách sạn Daewoo – Hà Nội.
Về địa bàn: nghiên cứu được khảo sát, thực hiện trên địa bàn Hà Nội và thị trường nguồn của khách sạn này.
Về thời gian: dữ liệu khảo sát được thu thập năm 2009 – 2010, các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.



1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu các vấn đề trong đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê và so sánh trên cơ sở thực tế kinh doanh của khách sạn, sử dụng các bảng biểu, số liệu thực tế để tính toán phân tích. Đồng thời để thu thập những đánh giá của khách hàng về giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã thực hiện xây dựng phiếu điều tra với các dạng câu hỏi đóng và mở, nhằm thăm dò ý kiến của các khách hàng thường xuyên tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, phỏng vấn các nhân viên trong khách sạn để xác định mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn.

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a) Phương pháp phát phiếu điều tra cho khách hàng khi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo:







Mẫu điều tra: Đối tượng điều tra là 100 khách hàng (cả khách nội địa và khách quốc tế) tới khách sạn Daewoo. Thời gian điều tra từ 15 tháng 11 đến 15 tháng 12.
Phiếu điều tra và thang điểm: Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi mở (Phần phụ lục). Phần trắc nghiệm đưa ra các phương án theo mức độ hài lòng của khách giảm dần.
Phát, thu phiếu điều tra: Nhóm nghiên cứu trực tiếp tiến hành việc phát và thu phiếu điều tra.
Tổng hợp các ý kiến và đánh giá: Nhóm nghiên cứu căn cứ vào các phương án trả lời, các kiến nghị đề xuất của khách để đưa ra đánh giá chung và các giải pháp hoàn thiện chính sách giá của khách sạn.
b) Phương pháp phát phỏng vấn các nhà quản trị của khách sạn Daewoo được thực hiện thông qua năm bước sau:

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và các Trưởng phòng và một số nhân viên các bộ phận: buồng phòng, bếp, bar của khách sạn Daewoo – Hà Nội.

1.5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập các ấn phẩm và báo cáo của khách sạn: Giúp phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của khách sạn, các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình xác định mục tiêu và phương pháp định giá của khách sạn. Cụ thể:
- Thống kê về số lượng phòng, loại phòng, trang thiết bị, giá từng loại phòng; thống kê về các nhà hàng, dịch vụ bổ sung của khách sạn…
- Bảng kết quả kinh doanh của khách sạn 2007 -2010: Thông qua việc so sánh đối chiếu kết quả kinh doanh giữa các năm, nhằm xác định hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn, cũng như hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, với các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu, doanh thu từng bộ phận (lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung), tỷ trọng doanh thu từng nghiệp vụ; số lao động trực tiếp, gián tiếp; lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận...

1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
1.5.2.1 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu sơ cấp
Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập được. Sử dụng phần mềm tính toán Microsoft Excel để xử lý những dữ liệu thu thập được.
1.5.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu thứ cấp
Dùng các phương pháp tổng hợp, trích dẫn, đối sánh, phân tích kinh tế để xử lý dữ liệu thứ cấp đã thu thập được nhằm minh chứng rõ hơn việc phỏng vấn Ban giám đốc, các Trưởng phòng, đội ngũ nhân viên các bộ phận và kết quả điều tra khách hàng, đồng thời minh chứng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội.

1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Việc nghiên cứu giúp cho nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn về các mục tiêu kinh doanh, mục tiêu định giá, các phương pháp định giá của khách sạn, nhận ra những ưu điểm, hạn chế thiếu sót, đưa ra các giải pháp khả thi và nêu ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh, khả năng thu hút khách và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Daewoo.

1.7 Kết cấu đề tài
Nội dung chính của đề tài gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn.
Chương 3: Đánh giá thực trạng xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN 6
2.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn 6
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. 9
2.1.3 Tầm quan trọng của giá sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 11
2.2 Một số lý thuyết nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá 12
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong kinh doanh khách sạn. 12
2.2.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 19
2.2.3 Các phương pháp định giá sản phẩm trong kinh doanh khách sạn 21
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn Daewoo – Hà Nội 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 32
3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội 32
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ 36
3.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội 38
3.3 Phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo 40
3.3.1 Phương pháp định giá phòng 40
3.3.2 Phương pháp định giá sản phẩm ăn uống 43
3.3.3 Phương pháp định giá hàng chuyển bán và dịch vụ bổ sung 44
Rượu Johnnie Walker Black Labe 45
CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DEAWOO – HÀ NỘI 47
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp xác định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo - Hà Nội 47
4.2 . Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo 49
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu định giá sản phẩm dịch vụ 49
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ 51
4.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành Du lịch 52
4.2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 52
4.2.3.2 Kiến nghị đối với ngành Du lịch 53
4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
PHỤ LỤC I: HOTEL INFORMATION 55
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG 61

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

sxcfghjkl

New Member
Download Khóa luận Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo Hà Nội

Download Khóa luận Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo Hà Nội miễn phí





MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN 6
2.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn 6
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. 9
2.1.3 Tầm quan trọng của giá sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 11
2.2 Một số lý thuyết nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá 12
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong kinh doanh khách sạn. 12
2.2.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 19
2.2.3 Các phương pháp định giá sản phẩm trong kinh doanh khách sạn 21
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn Daewoo – Hà Nội 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 32
3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội 32
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ 36
3.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội 38
3.3 Phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo 40
3.3.1 Phương pháp định giá phòng 40
3.3.2 Phương pháp định giá sản phẩm ăn uống 43
3.3.3 Phương pháp định giá hàng chuyển bán và dịch vụ bổ sung 44
Rượu Johnnie Walker Black Labe 45
CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DEAWOO – HÀ NỘI 47
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp xác định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo - Hà Nội 47
4.2 . Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo 49
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu định giá sản phẩm dịch vụ 49
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ 51
4.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành Du lịch 52
4.2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 52
4.2.3.2 Kiến nghị đối với ngành Du lịch 53
4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
PHỤ LỤC I: HOTEL INFORMATION 55
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG 61
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


Giá dự kiến = chi phí đơn vị sản phẩm / (1-%lãi trên doanh số)
Giá dự kiến = 220.000 / (1-0.2) = 275.000 đ
Nếu lựa chọn phương pháp này để định giá cho sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp sẽ có được những thuận lợi như:
Thứ nhất, phương pháp này hết sức đơn giản vì nó dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được chi phí của mình, người bán biết được giá gốc và không phải điều chỉnh thường xuyên mức giá.
Thứ hai, khi tất cả các đơn vị trong ngành kinh doanh khách sạn, du lịch đều tính giá theo phương pháp này thì giá của họ có xu hướng tương tự như nhau.
Thứ ba, phương pháp định giá này công bằng cho cả người mua và người bán, ngay cả khi nhu cầu cao, người bán không thể ép giá vì họ vẫn đạt được mức lời dự kiến trên vốn đầu tư.
Tuy nhiên phương pháp này cũng còn có những hạn chế nhất định, nó không chú ý tới nhu cầu hiện tại, giá trị nhận thức của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Khi định giá theo lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải xác định mức giá cho sản phẩm dịch vụ của mình sao cho đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
Công thức xác định:
Lợi nhuận trên vốn đầu tư
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = chi phí đơn vị +
Số lượng tiêu thụ
Trở lại ví dụ trên, giả sử doanh nghiệp đó đầu tư 30.000.000 đ vốn đầu tư cho việc kinh doanh, và muốn ấn định giá sao cho đảm bảo có được lợi nhuận là 15% trên vốn đầu tư, thì lúc đó giá bán được ấn định theo lợi nhuận mục tiêu là:
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = 220.000 + 15%*30.000.000/60 = 295.000 đ
60 vé – là số vé doanh nghiệp dự kiến sẽ bán được, tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn, du lịch, nhu cầu của khách du lịch biến đổi khôn lường, nó dễ dàng bị thay thế bằng các nhu cầu khác. Do đó, để xác định chính xác số vé có khả năng bán được, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tính điểm hòa vốn, qua đó chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa các mức giá, số lượng bán ra hòa vốn với các mức giá khác nhau.
Nếu ký hiệu TC là tổng chi phí, FC là tổng chi phí cố định, VC là tổng chi phí biến đổi, AVC là chi phí biến đổi đơn vị, P là giá bán, ta có công thức tính điểm hòa vốn như sau:
Chi phí cố định FC Khối lượng hòa vốn = = Giá – chi phí biến đổi đơn vị P – AVC
Trong ví dụ trên:
Khối lượng hòa vốn = 3.600.000 / (286.000-160.000)= 28.6 vé
Như vậy nếu doanh nghiệp bán được từ 29 vé trở nên là bắt đầu có lãi.
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu là khối lượng sản phẩm bán được ở mức giá dự kiến nào đó để đạt được lợi nhuận mục tiêu, có thể được tính theo công thức:
CFCĐ + mức lợi nhuận mục tiêu
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu =
Giá – CFBĐ đơn vị
Quay trở lại ví dụ trên, với tổng số vốn đầu tư là 30.000.000 đ, ROI = 15%, khi đó tổng lợi nhuận mục tiêu là 15%*30.000.000 = 4.500.000 đ. Khi đó ta có:
3.600.000 + 4.500.000
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = = 64.3 vé
286.000 – 160.000
c) Định giá theo giá hiện hành
Khi định giá theo mức giá hiện hành, doanh nghiệp thường căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến chi phí của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có ba sự lựa chọn, hay là định giá bằng, hay là cao hơn hay thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp định giá thấp hơn giá cạnh tranh, trong trường hợp này mức cầu phải co dãn theo giá, lúc đó doanh số của doanh nghiệp sẽ tăng lên trong khi lợi nhuận trên một sản phẩm giảm xuống. Nếu tổng cầu của thị trường không co dãn, thì khi đó các doanh nghiệp cạnh tranh cũng phải hạ giá, có thể xảy ra cạnh tranh giá. Thị trường khách sạn ở nước ta trong vài năm qua đã xảy ra hiện tượng này, tuy nhiên ta không nên nhầm lẫn cách này với việc giảm giá, vì khi giảm giá doanh nghiệp hiểu rất rõ các dạng chi phí.
Định giá cao hơn giá cạnh tranh, doanh nghiệp chủ động bán với giá cao hơn giá của đối thủ và sử dụng sự khác biệt hóa của sản phẩm, làm cho khách hàng cảm giác sự hơn hẳn về chất lượng. Tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ làm cho khách hàng nảy sinh nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế.
Định giá cạnh tranh, doanh nghiệp định giá bán bằng hay gần với giá của đối thủ cạnh tranh, có thể thay đổi đôi chút tùy theo khu vực địa lý và các yếu tố phi giá cả khác. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu định giá cạnh tranh mà không ý thức đầy đủ về chi phí và sự khác biệt của sản phẩm giữa các cơ sở khác nhau thì phương pháp này có xu hướng khá rủi ro.
d) Định giá theo cảm nhận của khách hàng
Theo phương pháp này, doanh nghiệp định giá bán sản phẩm dịch vụ của mình căn cứ vào cảm nhận của khách hàng về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ để định giá. Doanh nghiệp không tuân theo trình tự xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm và sau đó mới xác định giá. Trước tiên, doanh nghiệp sẽ xác định mức giá cho sản phẩm theo sự cảm nhận về giá trị đối với sản phẩm đó của khách hàng. Việc xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm sẽ phải tính đến mức giá đã được xây dựng.
Khi áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần biết được ý kiến của khách hàng về các sản phẩm khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. Các nhà nghiên cứu marketing cho rằng cũng nên thăm dò ý kiến của khách hàng xem họ sẵn sàng trả thêm cho những giá trị được bổ sung vào sản phẩm hay không. Để xác định được điều này, người ta có thể sử dụng phương pháp đánh đổi? (trade - off). Các nhân viên nghiên cứu marketing sẽ điều tra xem khách hàng sẽ trả tiền thuê phòng như thế nào cho phòng có hay không có những tiện nghi nhất định. Những thông tin thu được sẽ giúp nhà quản trị marketing tạo ra được những giá trị cảm nhận cao hơn mức giá mà họ sẽ tính cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp xác định mức giá cao hơn so với giá trị cảm nhận của khách hàng, sản lượng tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp đặt mức giá thấp cho sản phẩm, thì sản lượng tiêu thụ sẽ tốt hơn, song có thể dẫn đến mức thu nhập thấp hơn.
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân đối giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và mức giá mà doanh nghiệp đặt ra đối với một sản phẩm nhất định để đảm bảo vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa đảm bảo mức thu nhập cho doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ giá trị cảm nhận của khách du lịch giúp cho khách sạn có thể phân đoạn thị trường một cách chính xác và có mức giá phù hợp cho từng đoạn thị trường. Trên cơ sở mức giá và các đoạn thị trường đã xác định, khách sạn xác định được mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, đồng thời đảm bảo được mức thu nhập mong muốn. Ví dụ, một khách sạn ba sao xác định rằng khách thương gia sẵn sàng chi trả 100 USD cho một ngày buồng. Nếu khách sạn đặt mục tiêu đạt 60% công suất sử dụng buồng và mức giá bình quân là 90 USD thì doanh nghiệp phải có các biện pháp thích hợp
mình xin link download với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện marketing mục tiêu cho sản phẩm game mobile của công ty cổ phần gamota Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện định vị sản phẩm của công ty trên thị trường mục tiêu tại công ty Dụng Cụ Cắt và Đo Lường Cơ Khí Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam (VNFC) thực hiện Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty CP Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) thực hiện Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do ICA Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top