Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu tại Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG MỘT DOANH NGHIỆP 3
I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU 3
1. Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu. .3
1.1 Doanh thu và cách xác định doanh thu. .3
1.2 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu. 6
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH DOANH THU. 8
1. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. 8
2. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 9
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH DOANH THU 11
1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 11
1.1 Phương pháp so sánh 12
1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn .14
1.3 Phương pháp số chênh lêch 15
1.4 Phương pháp cân đối 16
1.5 Các phương pháp khác 17
2. Nguồn tài liệu phân tích. 18
2.1 Nguồn tài liệu bên ngoài 18
2.2 Nguồn tài liệu bên trong 18
IV. CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH DOANH THU TRONG MỘT DOANH NGHIỆP 19
1. Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh 19
2. Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu 20
3. Phân tích doanh thu bán hàng theo cách bán 20
4. Phân tích doanh thu bán hàng theo cách thanh toán 21
5. Phân tích doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc 22
6. Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu bán hàng 23
7. Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý 24
8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng 25
8.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định tính đến doanh thu 25
8.2 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định lượng tới doanh thu 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HANG TIÊU DÙNG VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI 30
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY . 30
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty . 30
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty . 31
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý . 31
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý 31
3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty . 33
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 35
5. Công tác tổ chức kế toán của Công ty 36
5.1 Bộ máy kế toán . 36
5.2 Hình thức kế toán áp dụng . 36
6. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 38
II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH DOANH THU
TẠI CÔNG TY 41
1. Công tác phân tích tại Công ty 41
2. Tình hình thực hiện nội dung phân tích doanh thu tại Công ty. 43
2.1 Phân tích doanh thu theo tháng 43
2.2 Phân tích doanh thu theo quý 45
2.3 Phân tích doanh thu theo kết cấu doanh thu 46
2.4 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu 48
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI 49
1. Ưu điểm .50
2. Nhược điểm 51
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC DOANH THU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG VÀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HÀ NỘI 53
I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN 53
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 53
2.Nguyên tắc của việc hoàn thiện 54
II. NỘI DUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH 55
1.Hoàn thiện quá trình thu thập thông tin 56
2. Hoàn thiện phương pháp phân tích 58
3. Hoàn thiện nội dung phân tích 59
3.1 Phân tích tốc độ phát triển của chỉ tiêu doanh thu qua các năm .60
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 62
3.3 Phân tích doanh thu xuất khẩu 65
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-luan_van_hoan_thien_noi_dung_va_phuong_phap_phan_t.JxmHdvmf6x.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46321/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
u dùng rất thích và rất muốn mua nhưng do thu nhập thấp nên không có khả năng thanh toán. Vì vậy người tiêu dùng không thể mua được mặt hàng đó. Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của thu nhập người tiêu dùng đến việc bán hàng của doanh nghiệp. Mức thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp vì sự thoả mãn mọi nhu cầu phụ thuộc vào toàn bộ thu nhập. Vì vậy khi doanh nghiêp xem xét để đưa mặt hàng nào đó ra thị trường thì phải xét đến nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng đối với mặt hàng đó. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng cũng tác động rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Thị hiếu của người tiêu dùng bị chi phối rất lớn bởi phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Vì vậy khi cung ứng hàng hoá ra thị trường doanh nghiệp phải xem xét ảnh hưởng của những nhân tố này để lựa chọn mặt hàng và thị trường tiêu thụ thích hợp sao cho có thể đạt được mức doanh thu cao nhất.* ảnh hưởng của các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước tới doanh thu.
Mỗi chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp như chính sách về tiền lương, chính sách trợ giá, các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu... Trong những chính sách đó có chính sách có tác dụng thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có những chính sách đã gây không ít khó khăn, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
* ảnh hưởng của tình hình sản xuất trong và ngoài nước tới doanh thu
Nghiên cứu tình hình thị trường trong và ngoài nước trước khi cung ứng hàng hoá ra thị trường là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được mặt hàng kinh doanh thích hợp để thu được lợi nhuận cao nhất. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng được ưa chuộng nhưng khan hiếm trên thị trường thì đó là một thành công của doanh nghiệp. Khi đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, mặt hàng ít bị cạnh tranh và doanh nghiệp có khả năng kiểm soát giá cả hàng hoá trên thị trường, xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thương trưòng.
8.2 Phân tích nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng và đơn giá hàng bán:
Doanh thu bán hàng có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Đó là số lượng hàng bán và đơn giá bán của hàng hoá. Mối liên hệ giữa 2 nhân tố với doanh thu được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán * Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng bán ra là nhân tố chủ quan, đơn giá bán phần nhiều mang tính chất khách quan, do sự điều tiết của quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới doanh thu là không giống nhau.
ảnh hưởng của lượng hàng bán tới doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu. Khi lượng hàng hoá bán ra tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Lượng hàng hoá bán ra được coi là nhân tố chủ quan tác động đến doanh thu vì lượng hàng hoá bán ra thị trường là do doanh nghiệp quyết định, doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Vì vậy khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ.
ảnh hưởng của giá bán tới doanh thu: Cũng như lượng hàng bán, đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu. Khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá bán được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có quan hệ trên nhiều mặt. Trước hết, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm đó trên thương trường: sản phẩm cạnh tranh hay độc quyền. Nếu là sản phẩm cạnh tranh thì có được người tiêu dùng ưa chuộng hay không. Sản phẩm này đã bước sang giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó... Mặt khác giá bán lại có quan hệ với lợi nhuận của doanh nghiệp, có quan hệ với việc tiêu thụ nhanh hay chậm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ít. Đương nhiên, giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán có thể chia thành hai trường hợp tuỳ từng trường hợp vào số liệu cho phép.
TH1: Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán theo lô hàng bán thì ta căn cứ vào số lượng hạch toán chi tiết lượng hàng bán tương ứng với đơn giá bán để tính toán, phân tích trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch.
TH2: Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng không thế tính toán theo số lượng và đơn giá thì phải dựa vào chỉ số giá do thống kê theo dõi và cung cấp để tính toán, phân tích.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động:.
Trong doanh nghiệp nói chung cũng như trong doanh nghiệp thương mại số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động và năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm doanh thu bán hàng. Mối liên hệ được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu = Tổng số * năng suất lao động
Bán hàng lao động bình quân
Biến đổi công thức trên ta có công thức sau:
Năng suất lao động bình quân
=
Doanh thu bán hàng
Tổng số lao động
Trong doanh nghiệp thương mại lực lượng lao động được biên chế thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp lại được phân bổ theo từng khâu kinh doanh: cán bộ, nhân viên bán hàng và lao động trực tiếp khác. Từ đó ta có công thức:
Năng suất lao động bình quân chung
=
*
*
DT bán hàng CBNV bán hàng LĐ trựctiếp
CBNV bán hàng LĐ trực tiếp Tổng số LĐ
Từ công thức trên ta thấy năng suất lao động bình quân chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố như năng suất lao động khâu bán hàng, tỷ lệ phân bổ cán bộ, nhân viên bán hàng trong lao động trực tiếp và tỷ lệ phân bổ lao động trực tiếp trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Từ đó căn cứ vào các số liệu thu thập được, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động bình quân chung và từ đó xác định mức độ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Chương II:
Thực trạng về tình hình phân tích doanh thu tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà NộI.
I. Khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren, hàng may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, công ty còn được phép tiến hành xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Công ty ra đời dựa trên quyết định 4523/QĐ/UB/TC ngày 17/11/1987...