baby_pooh_htth

New Member
Download Luận văn Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2005 - 2008

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2005 - 2008





 
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 5
Chương 1: TỘI MUA BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 5
1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan) của tôi mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em: 5
2. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2005-2008 19
3. Kết luận 21
Chương 2: NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM 24
1. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ em 24
2. Một số bất cập của các cấu thành tội phạm quy định tại các Điều 119 và Điều 120 BLHS 25
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM 29
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta nhằm đấu tranh phòng, chống tội mua bán phụ nữ và tội mua bán trẻ em. 29
2. Các kinh nghiệm trên thế giới để phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội buôn bán phụ nữ, trẻ em hiệu quả 32
3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự đấu tranh phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. 33
KẾT LUẬN 54
PHỤ LỤC 56
Danh mục tài liệu tham khảo .59
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

án, đi su lịch biên giới hay nước ngoài rồi bán; hứa hẹn kết hôn, gả chồng giàu sang hay kết hôn trá hình rồi đưa qua biên giới bán cho người khác… Chúng thường lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân, hứa giúp đỡ họ thoát khỏi cùng kiệt đói, lấy được chồng tử tế, có cuộc sống gia đình khá giả. Có kẻ lại vờ vĩnh yêu đương, hứa hẹn cưới xin hay tạo ra các bất lợi khác để ép buộc, đe dọa, mua chuộc nạn nhân và gia đình họ. Thậm chí, bắt cóc trẻ em, bắt cóc các cô gái lang thang cơ nhỡ, lỡ tàu lỡ xe để bán…
Chương 2: NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ TRONG VIỆC CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
1. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán phụ nữ, trẻ em
Hiện nay, tình hình mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh thành, nhất tại các tuyến và các địa bàn trọng điểm. Số vụ mua bán phụ nữ và trẻ em chưa được phát hiện, điều tra truy tố xét xử chiếm tỷ lệ lớn. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì một số lý do như:
Thứ nhất, cách, thủ đoạn của bọn “buôn người” ngày càng tinh vi, xảo quyệt, kín đáo hơn.
cách, thủ đoạn của bọn tội phạm phổ biến nhất vẫn là lợi dụng phụ nữ và trẻ em ở vùng nông thôn cùng kiệt có trình độ văn hóa thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các đối tượng hứa hẹn tìm việc làm và có thu nhập ổn định ở thành phố rồi lừa qua biên giới bán… Bọn tội phạm thường lợi dụng kẽ hở thông qua các dịch vụ tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, xuất khẩu lao động để lừa gạt buôn bán phụ nữ và trẻ em. Không những thế bon tội phạm “buôn người” còn thiết lập các đường dây buôn bán phụ nữ, gái gọi, du lịch tình dục xuyên quốc gia qua hệ thồng các trang web đen, qua điện thoại di động… Mặt khác, chúng còn chú ý dùng tiền của, vật chất với số lượng lớn đê mua chuộc những cán bộ làm việc tại các cửa khẩu (Công an, Bộ đội biên phòng…) để dễ dàng đưa phụ nữ trẻ em từ trong nước ra nước ngoài, đồng thời cũng nhằm tạo ra “ô dù”, “bảo kê” để bọn chúng hoạt động lâu dài mà không bị phạt hiện, xử lý.
Thứ hai, trong nhận thức của một bộ phận cán bộ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhất là ở cơ sở về hậu quả nghiêm trọng của loại tội phạm buôn người gây ra cho xã hội, cũng như tính chất của cuộc đấu tranh còn chưa đầy đủ. Ở nhiều nơi, cấp ủy đảng, chính quyền còn xem nhẹ, thiếu quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động phòng chống tội phạm. Sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, nhất là các ngành chịu trách nhiệm chính trong khuôn khổ Chương trình 130/CP (Chương trình Quốc gia phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em) còn thiếu chặt chẽ, chồng chéo; chưa chú trọng công tác phòng ngừa, nhất là các biện pháp kinh tế - xã hội. Hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử nhằm trấn áp tội phạm buôn người của các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ ba,, hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống buôn người chưa hoàn thiện, nhất là chính sách hình sự, dân sự, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, xuất nhập cảnh và xuất khẩu lao động, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng. Nước ta chưa có văn bản luật về chống buôn người (Bộ luật Hình sự chỉ có một điều về tội buôn bán phụ nữ và trẻ em, hay điều luật tương tự như tội tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép…).
Thứ tư, hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn người chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế về lao động, bảo vệ phụ nữ và trẻ em, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác đa phương, song phương với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, thực hiện nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế về các lĩnh vực này. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, trong tình hình tội phạm buôn người qua biên giới đang trở thành vấn đề toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải tích cực hợp tác quốc tế nhiều hơn nữa.
2. Một số bất cập của các cấu thành tội phạm quy định tại các Điều 119 và Điều 120 BLHS
Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống các tội mua bán phụ nữ và trẻ em, ta nhận thấy một số bất cập và chưa hợp lý như:
Thứ nhất: Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về hành vi “mua bán phụ nữ và trẻ em” được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, mặc dù thuật ngữ này đã xuất hiện trong một số sách báo pháp lý và các văn bản mang tính pháp lý. Pháp luật Việt Nam đấu tranh với hoạt động này bằng cách sử dụng một số thuật ngữ có liên quan để quy định trong các điều luật như “đưa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài”, “bắt cóc”…Rõ ràng nội hàm được yêu cầu phòng ngừa và chống lại tệ nạn này. Yêu cầu đặt ra là phải có ngay một khái niệm về “mua bán phụ nữ và trẻ em” hoàn chỉnh, thống nhất. Bởi vì nếu không hiểu rõ và xác định được thế nào là mua bán phụ nữ và trẻ em để quy định trong các văn bản pháp luật thì không có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng và toàn năng xã hội hướng công tác đấu tranh phòng chống và lên án tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em đạt hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các khái niệm trên và nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này, tui đưua ra những dấu hiệu cấu thành của hành vi “mua bán phụ nữ và trẻ em” như sau:
Hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em là hành vi đưa trái phép phụ nữ và trẻ em đi nơi khác để trao đổi lấy lợi ích vật chất.
Thủ đoạn thực hiện hành vi mua bán phụ nữ và trẻ em không chỉ bó hẹp ở thủ đoạn cưỡng ép mà còn bao gồm cả các thủ đoạn khác như tuyển dụng, dụ dỗ, lừa gạt, giả làm người yêu, giới thiệu việc làm…Đồng thời để mua bán.
Hình thức thực hiện hành vi mua bán bao gồm lén lút cả bí mật hợp pháp và ngang nhiên công khai bất hợp pháp.
Phạm vi địa bàn mua bán không chỉ “qua biên giới” quốc gia mà phải bao gồm cả trong nội địa một quốc gia.
Nạn nhân bị mua bán là phụ nữ và trẻ em nói chung.
Chủ thể của hành vi bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Từ những dấu hiện trên tui xin đưua ra một số khái niệm về “mua bán phụ nữ và trẻ em” như sau:
“Mua bán phụ nữ và trẻ em” là hành vi cưỡng ép, ép buộc hay dùng các hình thức, thủ đoạn khác để đưa trái phép phụ nữ và trẻ em đi nơi khác (trong nội địa hay ra nước ngoài) nhằm bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, phục vụ cho hoạt động phạm tội, ăn xin hay các hình thức phục vụ khác mang mục tiêu lợi nhuận”.
Trong định nghĩa này hành vi “cưỡng ép, ép buộc hay dùng các hình thức, , thủ đoạn khác” bao gồm cả việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, mua chuộc, dụ dỗ, lừa gạt, thỏa thuận, bắt cóc…đối với n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top