kt_kute_kt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phù hợp với nguyên tắc ở đâu có hoạt động quản lý hành chính nhà nước thì ở đó có thanh tra. Thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nên sự xuất hiện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực đã tất yếu dẫn đến sự ra đời của một loại hình thanh tra đó là thanh tra chuyên ngành.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho thanh tra chuyên ngành, Nhà nước cần ban hành những quy định về tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Hiện nay, văn bản quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành ở nước ta là Luật Thanh tra năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành đã bộc lộ những bất cập, không phù hợp với thực tiễn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Làm cho thanh tra chuyên ngành không phát huy được vai trò tích cực của mình trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Chính vì lý do trên mà chúng tui chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước tuy là một vấn đề mới mẻ nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực. cần có nhiều công trình nghiên cứu mới có thể giải quyết được một cách toàn diện nội dung của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này chúng tui chỉ nhằm giải quyết một cách tổng thể, toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, từ đó đưa ra các một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của khóa luận chúng tui tập trung nghiên cứu các vấn đề: Khái niệm thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước; Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước, đặc điểm, vai trò của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước; Quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ; thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành hiện nay và những biện pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Trong những nội dung nêu trên thì thực trạng về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật hiện hành là nội dung chúng tui tập trung nghiên cứu sâu nhằm tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về mặt tổ chức cũng như hoạt động của thanh tra chuyên ngành từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với nhiệm vụ nghiên cứu đã được xác định rõ ràng chúng tui đã sử dụng riêng lẻ cũng như kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp quy nạp, diễn dịch, tư duy logic… nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài .
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn là: góp phần đưa ra về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. Khẳng định thanh tra chuyên ngành là nội dung, là chức năng thiết yếu trong việc quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể đổi mới pháp luật về thanh tra chuyên ngành đáp ứng nhu cầu hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được bố cục như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
Chương II: Thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước
Chương III: Phương hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước.
Việc nghiên cứu thấu đáo cũng như đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước là yêu cầu bức xúc cho các nhà lập pháp hiện nay. Đây là công việc phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Chúng tui rất mong khóa luận của mình sẽ góp một phần nhỏ vào sự xem xét đó.


NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm chung về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước
Quá trình lao động xã hội đòi hỏi sự quản lý nhà nước như một hiện tượng tất yếu. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước (hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp). Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là khái niệm chỉ hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp – cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước về tổng quan là một chu trình bao gồm các nội dung là đề ra các chủ trương, cơ chế chính sách, pháp luật, quyết định quản lý để tạo ra công cụ pháp lý cho hoạt động và khuôn khổ cho hành vi của các đối tượng chịu sự quản lý. Để xem xét, đánh giá kết quả những tác động này trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần có hoạt động thanh tra, kiểm tra để từ đó phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm của đối tượng bị quản lý đảm bảo mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng; nhiệm vụ, kế hoạch và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn giúp phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, pháp luật đang được triển khai để từ đó kiến nghị với các chủ thể quản lý hành chính nhà nước các biện pháp, cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng giúp phát hiện những đối tượng quản lý có thành tích tiêu biểu, thông qua đó biểu dương nhằm khích lệ tinh thần làm việc của những đối tượng quản lý này... Như vậy, Thanh tra giúp cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước luôn luôn được đổi mới, chất lượng hoạt động quản lý ngày được nâng cao. Từ những lý do trên đây có thể thấy, thanh tra là công cụ quan trọng và thiết yếu cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sự ra đời của thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể về hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước như chủ thể, nội dung, hình thức, thủ tục…
Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Để giúp cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cùng cấp này thực hiện hoạt động thanh tra nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước đã được thành lập theo cấp hành chính và thành lập ở cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực (Điều 10 Luật Thanh tra năm 2004). Các cơ quan này tiến hành hoạt động thanh tra nhà nước với nội dung là kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra kết luận chính thức về vụ việc thanh tra cũng như những kiến nghị, biện pháp xử lý phù hợp với quyền hạn của bộ máy thanhh tra theo quy định của pháp luật [7, tr36]. Hoạt động thanh tra phải được tiến hành dựa trên những quy định của pháp luật về thủ tục để tiến hành một cuộc thanh tra: căn cứ ra quyết định thanh tra, hình thức thực hiện cuộc thanh tra, các bước tiến hành hoạt động thanh tra, quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định thanh tra,... những quy định này của pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hoạt động thanh tra đối với bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra được tiến hành một cách hiệu quả, bảo vệ quyền cũng như lợi ích chính đáng của đối tượng thanh tra tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện đúng thẩm quyền của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra.
Từ những quy định hiện hành về hoạt động này chúng ta có thể thấy hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chuyên trách:
Mặc dù theo quy định của pháp luật chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra là cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nhưng các hoạt động thanh tra này không thể được tiến hành nếu không có sự tham gia của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước này được thành lập với chức năng tham mưu, giúp cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua đội ngũ thanh tra viên có trình độ và năng lực quy định của pháp luật. Những thanh tra viên này là những công chức chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan Thanh tra nhà nước. Khi tiến hành thanh tra họ phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chuyên trách.
Thứ hai, thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, luôn gắn liền với quá trình quản lý hành chính nhà nước:
Điều này được giải thích bằng việc thanh tra ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của bản thân nhà nước và sự quản lý hành chính nhà nước. Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định nhà nước tự tiêu vong và kéo theo đó là thanh tra cũng sẽ không còn [6, tr51].
Là một chức năng, một công cụ của quản lý hành chính nhà nước, nên hoạt động Thanh tra nhà nước cũng mang tính quyền uy và mệnh lệnh. Quan hệ giữa chủ thể tiến hành thanh tra và đối tượng bị thanh tra là quan hệ quyền lực - phục tùng. Thể hiện qua việc được tiến hành nhân danh nhà nước, bởi nhà nước và bằng quyền lực Nhà nước. Hoạt động thanh tra Nhà nước chỉ do những cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành;
các yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có tính bắt buộc phải thực hiện và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Tính quyền lực nhà nước là bảo đảm và là đặc điểm nổi bật của hoạt động thanh tra nhà nước so với hoạt động thanh tra khác là hoạt động thanh tra nhân dân. Bởi không giống như thanh tra Nhà nước, hoạt động thanh tra do các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hay các Ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước tiến hành. Đây là các tổ chức tự quản, khi thực hiện hoạt động thanh tra nếu phát hiện những việc làm trái pháp luật của đối tượng thanh tra, Ban thanh tra nhân dân chỉ có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước để xử lý. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh tra của Ban thanh tra nhân dân không mang tính quyền lực.
Thứ ba, Thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành một cách độc lập:
Mục đích chính là nhằm xác minh những sai phạm của đối tượng quản lý, cho nên hoạt động thanh tra nhà nước cuối cùng phải kết luận rõ đúng sai của các đối tượng này trong việc chấp hành pháp luật. Do đó, để hoạt động này thực sự có hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi hoạt động thanh tra phải được tiến hành một cách độc lập theo đúng thủ tục do pháp luật quy định, bao gồm các quy định về việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra, ra kết luận thanh tra; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thanh tra (người có thẩm quyền quyết định việc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên) cũng như quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra... Tuy nhiên, do nhiệm vụ của thanh tra là tham mưu cho chủ thể quản lý hành chính nhà nước nên hoạt động của thanh tra phải gắn chặt với chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy mà thanh tra nhà nước tuy có tính độc lập nhưng tính độc lập này là tương đối với quản lý hành chính nhà nước thể hiện như: Thủ trưởng cơ quan thanh tra do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; khi kết thúc thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, thanh tra viên chỉ có quyền kiến nghị các biện pháp xử lý còn kết luận chính thức và quyết định xử lý vụ việc thuộc về Thủ trưởng cơ quan quản lý…
Thứ tư, Thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước được tiến hành theo thủ tục hành chính.
Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Thanh tra nhà nước là một chức năng cơ bản của quản lý hành chính nhà nước vì vậy nó được thực hiện theo thủ tục hành chính. Hoạt động thanh tra nhà nước được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Để tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc tiến hành hoạt động này tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết thẩm quyền của chủ thể quản lý. Cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức là đối tượng của hoạt động thanh tra, Nhà nước buộc phải đưa ra các quy phạm pháp luật hành chính trong đó quy định về trình tự, nội dung, mục đích cũng như cách thức tiến hành hoạt động thanh tra. Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra sẽ tiến hành các hoạt động căn cứ vào các quy phạm hành chính quy định về vấn đề này.
- Bảo đảm thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra:
Nhằm khắc phục tình trạng các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh, tránh sự chậm trễ, kéo dài hay xử lý thiếu nghiêm minh. Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc thực hiện kiến nghị, kết luận thanh tra. Theo đó, thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước, trong thời hạn hợp lý có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra và ra quyết định hay yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hay bị thất thoát; xem xét để xử lý hay yêu cầu người có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hay kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh, khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý.
- Cần có quy định tăng thêm tính trách nhiệm trong phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra nói chung, cơ quan thanh tra chuyên ngành nói riêng đối với các cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm.
Để tăng thêm trách nhiệm giữa các cơ quan này có sự liên kết, ràng buộc với nhau trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích cá nhân, tổ chức và Nhà nước chúng tui đồng ý với ý kiến sửa đổi điều 9 Luật Thanh tra năm 2004 theo hướng như dự thảo sửa đổi Luật thanh tra đã nêu ra. Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức hữu quan là nghĩa vụ, đồng thời cũng cần quy định thêm trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức hữu quan như: cơ quan công an, viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thanh tra chuyển đến và trả lời việc xử lý kiến nghị đó; cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra để thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
- Cần ban hành nghị định mới quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các doanh nghiệp:
Hiện nay công tác thanh tra chuyên ngành đối tượng chủ yếu của nó là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Vì vậy, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các doanh nghiệp này đạt hiệu quả, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 đã không còn phù hợp với hoạt động thanh tra hiện nay.
- Về thanh tra viên:
Hiện nay, nhân lực trong thanh tra chuyên ngành hiện nay đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, cần sự giúp đỡ của cộng tác viên những người có chuyên môn nhưng không được đào tạo về nghiệp vụ thanh tra và cũng không phải là lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thanh tra.Vì vậy để giải quyết vấn đề này, vấn đề đặt ra là cần tăng cường công tác đào tạo cả về số lượng và chất lượng, bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra cũng như kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành cho cán bộ, thanh tra viên đảm bảo nhân lực cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Bên cạnh đó, cũng cần có chế độ tiền lương, thưởng và phụ cấp hợp lý để các thanh tra viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành:
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành hiện nay là do thiếu kinh phí, cũng như cơ sở vật chất không đáp ứng để có thể hoạt động thanh tra một cách thường xuyên, đúng chương trình, đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước cần đảm bảo đủ kinh phí hoạt động cho các cơ quan này hay quy định cho phép các cơ quan thanh tra chuyên ngành có thể thực hiện một số hoạt động phù hợp nhằm bổ sung hỗ trợ thêm phần kinh phí.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra chuyên ngành, tổ chức lấy ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành.
Để pháp luật về thanh tra không ngừng được hoàn thiện thì các cơ quan, tổ chức cũng cần có biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến những quy định về thanh tra chuyên ngành. Để từ cán bộ, thanh tra viên chuyên ngành đến các đối tượng của thanh tra chuyên ngành đều thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Bên cạnh đó, khi xây dựng, bổ sung pháp luật về thanh tra chuyên ngành không những các cơ quan thẩm quyền chỉ xin ý kiến của các chuyên gia mà cũng cần tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, phần lớn họ là đối tượng của thanh tra chuyên ngành. Những ý kiến này sẽ góp phần làm cho quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn hơn.


KẾT BÀI

Sự ra đời của thanh tra nói chung và thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước là một tất yếu khách quan. Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội. Thanh tra chuyên ngành cùng với hoạt động thanh tra khác góp phần xây dựng một thiết chế hữu hiệu, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần không nhỏ trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành. Giúp cho thanh tra chuyên ngành khi thực hiện hoạt động phát huy tích cực được chức năng của mình, góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nhiều quy định của pháp luật đã không còn phù hợp, nảy sinh những bất cập và hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành. Vì vậy nhu cầu đặt ra hiện nay là cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành. Để thanh tra chuyên ngành phát huy được vai trò của nó trong cơ chế mới. Tuy nhiên những giải pháp đưa ra cần được xem xét một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc mang tính kim chỉ nam và tính đến những yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật thanh tra chuyên ngành, để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý.
Qua phân tích trên phương diện lý luận chúng tui đã phần nào giúp người đọc hiểu được thế nào là thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước, đặc điểm cũng như vai trò của nó. Đồng thời từ việc đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện nay về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước chúng tui đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này. Hi vọng, những giải pháp chúng tui đưa ra trong khóa luận sẽ phần nào giúp ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG: 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Khái niệm chung về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước 4
1.2 Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.2 Vai trò thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 18
2.1 Các cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực 18
2.1.1 Thanh tra bộ: 18
2.1.2 Thanh tra sở: 20
2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành 22
2.2.1 Chuẩn bị tiến hành thanh tra: 22
2.2.2 Tiến hành hoạt động thanh tra 24
2.2.3 Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra và quyết định xử lý vụ việc thanh tra. 25
2.3 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 27
2.3.1 Về tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực: 27
2.3.2 Về hoạt động thanh tra chuyên ngành. 33
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 40
3.1 `Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 40
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 41
KẾT BÀI 50


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

geniusdelln

New Member
Download Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay





MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG: 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Khái niệm chung về thanh tra trong quản lý hành chính nhà nước 4
1.2 Thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 8
1.2.2 Vai trò thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 18
2.1 Các cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực 18
2.1.1 Thanh tra bộ: 18
2.1.2 Thanh tra sở: 20
2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành 22
2.2.1 Chuẩn bị tiến hành thanh tra: 22
2.2.2 Tiến hành hoạt động thanh tra 24
2.2.3 Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra và quyết định xử lý vụ việc thanh tra. 25
2.3 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 27
2.3.1 Về tổ chức cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực: 27
2.3.2 Về hoạt động thanh tra chuyên ngành. 33
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. 40
3.1 `Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 40
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành trong quản lý hành chính nhà nước. 41
KẾT BÀI 50
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia Đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề cơ cấu tổ chức của Thanh tra bộ:
Thanh tra bộ có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra (khoản 2 Điều 24 Luật Thanh tra).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2005 Bộ trưởng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức của bộ mình. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn hợp lý, bởi tính chất của mỗi ngành, lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước là không giống nhau vì vậy cần quy định cho mỗi Bộ quyền quyết định trong việc đưa ra một cơ cấu tổ chức phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động thanh tra nhà nước.
2.1.2 Thanh tra sở:
Theo khoản 1 Điều 27 Luật Thanh tra năm 2004 và khoản 1 Điều 16 Nghị định 41/2006/NĐ-CP thì: “Thanh tra sở là cơ quan của sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở”.
Về vị trí, chức năng của thanh tra sở:
Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thì thanh tra sở được pháp luật xác định cụ thể là cơ quan của Sở, thực hiện công tác thanh tra bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Về nhiệm vụ, quyền hạn:
Để thực hiện công tác thanh tra của mình trong đó có hoạt động thanh tra chuyên ngành, theo quy định tại Điều 28 Luật Thanh tra và Điều 17 Nghị định 41/2005/NĐ-CP Thanh tra sở có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý do sở phụ trách.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.
Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hay huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước được phát hiện qua công tác thanh tra.
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra sở.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức, hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ quan, đơn vị đó.
Yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức:
Thanh tra sở có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh.
Theo khoản 3 Điều 16 Nghi định 41/2005/NĐ-CP thì việc thành lập Thanh tra sở do Giám đốc sở thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2.2 Những nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra chuyên ngành
2.2.1 Chuẩn bị tiến hành thanh tra:
a) Ra quyết định thanh tra:
Đây là công việc bắt đầu mở đầu cho bất kỳ một hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra chuyên ngành cũng chỉ được tiến hành trên cơ sở có quyết định thanh tra của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thanh tra thì Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra sở hay trong trường hợp xét thấy cần thiết Bộ trưởng, Giám đốc sở là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành. Ngoài những người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra ở trên thì Chính phủ sẽ quy định người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong một số ngành, lĩnh vực (khoản 2 Điều 47 Luật Thanh tra). Khi ra quyết định thanh tra, người có thẩm quyền phải dựa vào một trong những căn cứ tại dưới đây:
Chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt;
Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trên cơ sở của những căn cứ này, người có thẩm quyền sẽ ban hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý, phải có các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Luật Thanh tra. Quyết định thanh tra chuyên ngành sẽ do Đoàn thanh tra hay do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành hoạt động thanh tra độc lập thực hiện.
Khi ban hành quyết định thanh tra, điểm cần lưu ý là việc xác định thời hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành. Thời hạn này được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc vụ việc thanh tra tại nơi được thanh tra và phải được ghi rõ trong quyết định thanh tra. Phù hợp với nguyên tắc kịp thời của hoạt động thanh tra, tránh những biểu hiện của sự tùy tiện có thể xảy ra, đảm bảo quyền lợi của đối tượng thanh tra, hạn chế những ảnh hưởng đối với sản xuất, công tác của cơ sở nơi tiến hành thanh tra, pháp luật về thanh tra có quy định cụ thể thời hạn một cuộc thanh tra chuyên ngành tổ chức theo Đoàn thanh tra không kéo dài quá 30 ngày và trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày. Đối với cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra viên chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập thì thời hạn tiến hành thanh tra do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra xác định.
b) Lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành và chuẩn bị một số nội dung khác cho hoạt động thanh tra chuyên ngành:
Kế hoạch thanh tra là cơ sở trực tiếp đế tiến hành hoạt động thanh tra. Đồng thời nó là cơ căn cứ để người ra quyết định thanh tra kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện hoạt động thanh tra nói chung. Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức cho Đoàn thanh tra họp để xây dựng kế hoạch. Nếu hoạt động thanh tra chuyên ngành do Thanh tra viên độc lập thực hiện thì Thanh tra viên đó phải xây dựng đề cương thanh tra làm cơ sở tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra. Kế hoạch thanh tra phải có những nội dung sau đây:
Nội dung chủ yếu cần thanh tra;
Nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ thanh tra;
Phân bổ thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành và thời gian kết thúc đúng thời hạn được quy định trong quyết định thanh tra.
Nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đạt được hiệu quả thực tế, Đoàn thanh tra hay thanh tra viên chuyên ngành cần tổ chức tốt công việc chuẩn bị cho hoạt động thanh tra chuyên ngành. Công việc chuẩn bị càng cụ thể, chu đáo thì hiệu quả thực hiện hoạt động thanh tra càng cao. Công việc này bao gồm một số nội dung cụ thể sau:
Kiểm tra việc hoàn tất các thủ tục hành chính để chuẩn bị tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra;
Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết khác cho hoạt động thanh tra;
Tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho các cán bộ tham gia thanh tra trong tr...
bạn gửi file này cho mình với. mail: [email protected] mình Thank ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top