keomut_abu
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện thẩm định khía cạnh tài chính của dự án vay vốn tại chi nhánh Ngân Hàng HABUBANK Hoàng Quốc Việt.Thực trạng và giải pháp
Mở đầu
Chương 1
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN VAY VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM CỔ PHẦN HABUBANK
1.1.Giới thiệu về NHTM Cổ Phần HABUBANK
1.1.1.Mô hình tổ chức và danh sách phòng ban
1.1.2.Nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.3.Hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần HABUBANK
1.2.Tổ chức thẩm định dự án xin vay vốn ở NHTM CP HABUBANK
1.2.1.Những vấn đề chung
1.2.1.1.Thẩm định dự án đầu tư và mục đích
1.2.1.2.Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư
1.2.1.3.Thẩm định dự án từng phần và toàn phần
1.2.2.Nội dung của thẩm định dự án đầu tư của NHTM CP HABUBANK
1.2.2.1.Những yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
1.2.2.2Yếu tố thuộc môi trường kinh tế vi mô
1.3.Quy trình thẩm định của NHTM CP HABUBANK
1.4 .Nội dung thẩm định tài chính của dự án vay vốn tại Ngân Hàng HABUBANK ,chi nhánh Hoàng Quốc Việt
1.4.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn tài trợ cho dự án
1.4.1.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
1.4.1.2. Thẩm định nguồn tài trợ cho dự án
1.4.2. Thẩm định dòng tiền của dự án
1.4.2.1. Thẩm định dòng tiền vào của dự án
1.4.2.2. Thẩm định dòng tiền ra của dự án
1.4.2.3. Thẩm định dòng tiền của dự án
1.4.3. Các chỉ tiêu tài chính của dự án
1.4.4. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
1.4.5. Thẩm định độ nhạy của dự án
1.5 Thẩm định dự án cụ thể của NHTM CP HABUBANK chi nhánh Hoàng Quốc Việt
1.5.1 Thẩm định khái quát về dự án
1.5.2.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Chương
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TẠI CHI NHÁNH NHTM CP HABUBANK VÀ MỘT SỐ GIẢP PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG
2.1Đánh giá công tác thẩm định tại NHTM CP HABUBANK cúng như chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.1.1.Hạn chế của công tác thẩm định tại HABUBANK cũng như là chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.1.2.Nguyên nhân của tình trạng trên
2,2 Định hướng thẩm định Dự án vay vốn tại NHTM HABUBANK nhằm hoàn thiện công tác thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
2.3 .Một số kiến nghị
2.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan
2.3.2. Với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác
2.3.3.Kiến nghị với chủ đầu tư
2.3.4. Với HABUBANK
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_hoan_thien_tham_dinh_khia_canh_tai_chinh.vPCFQWCGjH.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71516/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hức tạp. Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền dòng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác, kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định. Do đó ta chỉ coi IRR là chỉ tiêu kết hợp, bổ trợ cho chỉ tiêu NPVLưu ý: Trong trường hợp có sự xung đột giữa 2 phương pháp NPVvà IRR thì việc lựa chọn dự án theo NPV cần được coi trọng hơn để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của dự án .
+ Chỉ tiêu Thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn vốn của một dự án, là một trong các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá giá trị kinh tế của dự án đầu tư. Thời gian hoàn vốn của một dự án đầu tư chính là độ dài thời gian để thu hồi toàn bộ khoản đầu tư ban đầu. Bởi thế thời gian thu hồi vốn của một dự án càng ngắn càng tốt để tránh được những biến động, rủi ro bất định khó lường.
Công thức tính
Thời gian thu hồi vốn
=
Tổng vốn đầu tư
=
(năm)
Dòng thu bình quân hàng năm
Ưu điểm của PP là đơn giản, dễ nhìn thấy và hữu ích đối với các dự án có mức độ rủi ro cao và cần thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên ,nó cũng có nhược điểm là không tính đến giá trị thời gian của tiền và qui mô của dự án.
+ Chỉ số khả năng sinh lợi (PI)
Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí.Nó là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị của đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị, nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí, và khi đó có thể chấp nhận được.
Công thức xác định như sau: PI =
Trong đó: PV là thu nhập ròng hiện tại.
P là vốn đầu tư ban đầu.
Với PV = NPV + P
Theo tiêu chuẩn PI, thì mỗi phương án đầu tư đem ra xem xét cần tính chỉ số PI. Phương án được chọn là phương án có PI >1 nếu là phương án độc lập. Còn nếu là phương án loại bỏ thì còn phải chọn thêm PI lớn nhất.
1.4.4. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ .Số nợ này là nợ gốc và nợ lãi phải trả hàng năm của dự án.Việc xem xét này được thể hiện thông qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án
=
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án
Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi)
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án, được so sánh với mức quy định chuẩn,mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ, khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn.
Ngoài ra thì khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hoà vốn trả nợ.
Khả năng trả nợ của dự án, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được Ngân hàng đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
1.4.5. Thẩm định độ nhạy của dự án
Thẩm định độ nhạy của dự án, là việc xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận, NPV, IRR.thời gian hoàn vốn.Khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Khi tính độ nhạy của dự án người ta thường cho các yếu tố đầu vào biến đổi 1% để xem để xem NPV hay IRR thay đổi bao nhiêu %.Quan trọng hơn cả là phải xác định được xu thế và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng,phương pháp này bao gồm các bước :
Xác định các yếu tố dễ bị thay đổi do ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như là giá cả sản phẩm, sản lượng, chi phí, tỷ giá…
Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố.
Tính độ nhạy của dự án theo công thức
=
% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
% thay đổi của các yếu tố đầu vào gây ra sự thay đổi đó
Chỉ số nhạy cảm thường mang dấu âm.Trị tuyệt đối của chỉ số càng lớn, thì độ rủi ro càng lớn do các yếu tố đầu vào quá biến động ảnh hưởng tới kết quả tài chính của dự án.
Phân tích độ nhạy, giúp cho chủ đầu tư và nhà cung cấp tín dụng khoanh được hành lang an toàn cho hoạt động của dự án.
Ngoài ra, để đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án, thì việc đánh giá kết quả của dự án, trong các trường hợp tốt nhất, xấu nhất và so sánh các trường hợp dự tính cũng rất cần thiết. Mỗi tình huống, đều gắn với một xác suất có thể xảy ra. Hay chỉ tiêu này còn gọi là Phân tích tình huống.
Tóm lại: Mỗi chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án, đều có những ưu nhược điểm nhất định. Vậy để có thể đưa ra được một kết quả thẩm định chính xác và hiệu quả, thì cần kết hợp tất cả các chỉ tiêu trên vì chúng bổ sung hỗ trợ cho nhau giúp người thẩm định đưa ra được kết luận khách quan và chính xác nhất.
Chất lượng thẩm định tài chính dự án, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án thì Ngân hàng HABUBANK phải quan tâm đến các nhân tố này.
1.5 Thẩm định dự án cụ thể của NHTM CP HABUBANK chi nhánh Hoàng Quốc Việt
1.5.1 Thẩm định khái quát về dự án
Tên dự án ự án mở rộng xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Toàn Lực năm 2002
Tên dự án Mở rộng Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Xe đạp và Xe máy Toàn Lực
Tổ chức vay vốn Công ty Cổ phần Toàn Lực
Tên người đại diện Nguyễn Ngọc Toàn, Giám đốc
Tổng mức đầu tư 7,7 tỷ đồng
Mức xin vay 1,8 tỷ đồng
Thời hạn vay 4 năm
Lãi suất đề nghị 0.85%/tháng
Tài sản đảm bảo
Thẩm định về Hồ sơ pháp lí
+. Hồ sơ pháp lý
Đầy đủ và hợp lệ
*. Khả năng hoàn trả nợ vay
Phân tích kết quả hoạt động tài chính cho thấy dự án có khả năng hoàn trả khoản vay nói trên trong thời hạn đề xuất với giả định về công suất khai thác đề cập ở phần Phân tích dự án. Khả năng trả nợ chỉ có thể bị đe doạ khi mức khai thác công suất trong năm đầu giảm xuống dưới 44%. Có nhiều khả năng Toàn Lực không phải gia hạn nợ do Cash Flow khá mạnh.
*Thẩm định chủ dự án:
Toàn Lực được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ngày 12.07.2001 với 1,2 tỷ đồng vốn điều lệ với 3 thành viên góp vốn:
1. Ông Nguyễn Ngọc Toàn: 6.000 cổ phần chiềm 50% số vốn điều lệ.
2. Ông Nguyễn Ngọc Tiến: 3.000 cổ phần chiềm 25% số vốn điều lệ.
3. Ông Nguyễn Ngọc Tuệ: 3.000 cổ phần chiềm 25% số vốn điều lệ.
Ông Toàn- người có cổ phần cao nhất vừa là chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Toàn Lực. Các chi tiết khác bao gồm:
(1). Ông Nguyễn Ngọc Toàn. Giám đốc điều hành Toàn Lực. Sinh năm 1964. Tốt nghiệp Cử nhân tại Nhạc viện Hà nội. Ông bắt đầu quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn Lực với tư cách là Giám đốc từ năm 1994.
(2). Ông Nguyễn Ngọc Tiến (em ông Toàn). Sinh năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân Đại học Bách Khoa tại Hungary. Ông chưa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của T...