phuocli2005

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Cơ sở lý luận 1
1. Định nghĩa hoạt động chất vấn: 1
2. Bản chất và mục đích của hoạt động chất vấn 1
3. Những quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành 2
II. Thực trạng và giải pháp trong hoạt động chất vấn của đại biểu nước ta hiện nay 3
1. Thực trạng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội hiện nay 3
a, Những thực trạng tích cực trong hoạt động chất vấn của Quốc hội: 3
b, Những thực trạng còn hạn chế trong hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội: 5
2. Giải pháp để giúp cho hoạt động chất vấn ngày một hiệu quả: 6
KẾT LUẬN 7
LỜI MỞ ĐẦU

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt cho nhân dân tham gia vào các công việc của nhà nước. Đồng thời các đại biểu Quốc hội cũng được ủy quyền để thay mặt nhân dân giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chức năng này của Quốc hội được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có hoạt động chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trong phạm vi bài viết này em xin được đi sâu vào thực trạng của hoạt động chất vấn trong Quốc hội hiện nay và nêu ra một số giải pháp.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa hoạt động chất vấn
Chất vấn là quyền của đại biểu Quốc Hội, đồng thời nó cũng là một hoạt động thể hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Trong những phiên trả lời chất vấn, đại biểu Quốc hội nêu ra những câu hỏi về những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời, giải thích trước cơ quan quyền lực nhà nước về những khuyết điểm, những tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan mà cá nhân đó phụ trách, trả lời về trách nhiệm, về nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2. Bản chất và mục đích của hoạt động chất vấn
Về bản chất, chất vấn là một hình thức được Quốc hội áp dụng để giám sát hoạt động của các cơ quan và cá nhân được giao quyền, là sự thể hiện cụ thể, trực tiếp quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội khi thực hiện quyền chất vấn của mình là nhân danh cá nhân với tư cách là người thay mặt quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân yêu cầu cá nhân bị chất vấn trả lời về trách nhiệm pháp lý của cá nhân đó về những việc làm có đúng với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo luật định hay không.
Theo quy định của pháp luật thì chất vấn là quyền của cá nhân đại biểu Quốc hội. Khi thực hiện chất vấn, đại biểu Quốc hội độc lập là người thay mặt cho nhân dân, thay mặt nhân dân, nhân danh quyền lực tối cao của nhân dân chứ không phải nhân danh một cơ quan, tổ chức hay Đoàn đại biểu Quốc hội mà mình là thành viên.
Đại biểu Quốc hội khi thực hiện hoạt động chất vấn không phải nhằm mục đích thu thập thông tin hay số liệu, mà nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân có trách nhiệm đối với một số vấn đề nào đó. Đây chính là điểm cơ bản để phân biệt chất vấn với câu hỏi thường. Trên thực tế, chất vấn cũng có thể được thể hiện dưới dạng câu hỏi nhưng mục đích của chất vấn và câu hỏi thường khác nhau. Việc hỏi và yêu cầu trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm (hay còn gọi là câu hỏi thường) nhằm thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề nào cần biết, trước khi đặt câu hỏi người hỏi hầu như chưa có thông tin về vấn đề mà mình hỏi. Loại câu hỏi thường phụ thuộc vào nhu cầu nắm bắt thông tin của đại biểu Quốc hội chứ không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào và cũng không bị hạn chế đối với bất kỳ đối tượng nào. Còn đối với chất vấn, trước khi nêu vấn đề, đại biểu Quốc hội phải tìm hiểu rất kỹ và nắm thông tin về vấn đề mà mình cần chất vấn để làm rõ trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền đối với một vấn đề nào đó. Chất vấn được quy định rất rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, đối tượng chất vấn cũng được chỉ ra cụ thể trong một phạm vi nhất định. Vấn đề chất vấn khi đã được nêu lên theo đúng thể thức của pháp luật, chuyển đến người bị chất vấn thì không còn là mối quan hệ cá nhân giữa người bị chất vấn và người chất vấn mà đã trở thành một hình thức giám sát của Quốc hội.
3. Những quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

04011994

New Member
Re: Tiểu luận Hoạt động chất vấn của Quốc hội hiện nay - Thực trạng và giải pháp

:worried: :amen:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn Tp. HCM Khoa học Tự nhiên 0
E Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại BIDV Việt Nam - Đông Đô Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Chợ Mới Luận văn Kinh tế 0
H Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
T nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top