pc_lee2010

New Member
Download Khóa luận Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Download Khóa luận Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
I. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán
1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư
2. Khái niệm
3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn
3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư
3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ
3.4. Một số loại quỹ khác
4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán
4.1. Đối với nền kinh tế
4.2. Đối với thị trường chứng khoán
4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư
5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán
5.1. Mô hình công ty
5.2. Mô hình tín thác
5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác
6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán
6.1. Nguyên tắc huy động vốn
6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ
II. Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán
III. Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước
1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển
1.1. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ
1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh
1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản
2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi
2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc
2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan
Chương II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM
I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
II. Quỹ đầu tư theo quy chế của Việt Nam
III. Đánh giá chung về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
IV. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
1. Vietnam Fund
2. Beta Vietnam Fund
3. Vietnam Frontier Fund
4. Vietnam Enterprise Investments Ltd
5. Mekong Enterprise Fund
6. Vietnam Opportunities Fund
7. VietFund
Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
I. Mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
1. Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
2. Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán
1. Về phía Nhà nước
1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý
1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư
1.4. Thu hút đầu tư gián tiếp
1.5. Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
1.6. Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của Quỹ đầu tư.
1.7. Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp tăng cung kích cầu
1.8. Nhà nước đặt định hướng phát triển chung cho các Quỹ đầu tư
2. Về phía các Quỹ đầu tư
2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp
2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng
2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp
KẾT LUẬN
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ai trò của các nhà đầu tư có tổ chức như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư… là hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Trên thị trường sơ cấp, những người đầu tư có tổ chức đóng vai trò tích cực trong việc tham gia, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán, giúp các chủ thể phát hành huy động vốn một cách hiệu quả, tạo thêm hàng hoá cho thị trường. Trên thị trường thứ cấp, với kỹ năng phân tích đầu tư chuyên nghiệp và nguồn vốn lớn, dài hạn người đầu tư có tổ chức góp phần kiểm soát sự biến động giá chứng khoán do sự mất cân đối cung cầu, tạo sự ổn định cần thiết trên thị trường thứ cấp.
- Quỹ đầu tư là một phương tiện đầu tư hiệu quả đối với những người không được trang bị những kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đại bộ phận người đầu tư có kiến thức về đầu tư chứng khoán còn rất hạn chế thì vai trò của Quỹ đầu tư càng trở nên có ý nghĩa. Việc tiếp cận đối với những nguồn thông tin đa dạng cộng với những chiến lược đầu tư khoa học trong hoạt động của quỹ khiến cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua quỹ trở nên an toàn hơn. Mặt khác, chức năng chuyển đổi nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thành nguồn vốn đầu tư trên phạm vi rộng làm cho Quỹ đầu tư trở thành phương tiện rất hiệu quả trong việc huy động vốn nhàn rỗi rộng rãi trong công chúng, phát huy nội lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đồng thời, kỹ năng nghiên cứu, phân tích đầu tư chuyên nghiệp của quỹ sẽ góp phần hướng dẫn thị trường, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng đầu tư chứng khoán của công chúng, giúp nâng cao tính xã hội hoá của hoạt động đầu tư.
- Việc cho phép người nước ngoài đầu tư thông qua Quỹ đầu tư có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực có thể phát sinh nếu mở cửa thị trường cho người nước ngoài đầu tư trực tiếp ngay trong giai đoạn đầu. Những ảnh hưởng tiêu cực này có thể là việc người nước ngoài thâu tóm quyền kiểm soát công ty, hay sự rối loạn trên thị trường chứng khoán do sự dịch chuyển đột biến của các luồng tài chính. Thêm vào đó, trước sự giảm sút của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì việc cho phép đầu tư gián tiếp của nước ngoài thông qua các Quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể được coi là một giải pháp hữu hiệu tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời là bước đi phù hợp của Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Quỹ đầu tư là phương tiện thuận tiện, đơn giản và linh hoạt cho phép người nước ngoài đóng góp và tham gia vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Tóm lại, trong điều kiện hiện nay sự ra đời và hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán là một tất yếu khách quan quyết định đến sự ra đời và vận hành của thị trường chứng khoán, góp phần tạo lập thị trường vốn, mở ra một kênh huy động vốn trung - dài hạn phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước.
II. Quỹ đầu tư theo quy chế của Việt Nam
Sau khi có các cơ sở pháp lý về thị trường chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể là sau khi Nghị định 48/1998/NĐ-CP, cùng với một số văn kiện quan trọng khác, Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam (SSC) đã ban hành quy định Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Mới đây, vào ngày 28/11/2003, Nghị định 144 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ra đời, thay thế hoàn toàn cho Nghị định 48. Về cơ bản, những quy định về Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong Nghị định 144 vẫn chưa có gì thay đổi so với Nghị định 48.
Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ định nghĩa Quỹ đầu tư chứng khoán như sau “Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ”. Theo định nghĩa trên thì quỹ phải đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của mình nhưng lại không có quy định tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán niêm yết hay không niêm yết. Mặt khác, trong Nghị định 144 thì thuật ngữ “chứng khoán” được hiểu là các chứng khoán niêm yết. Như vậy, Quỹ đầu tư chứng khoán không thể đầu tư với tỷ lệ giới hạn 60% vào chứng khoán được vì hiện nay hàng hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán còn quá ít, điều này làm cho các Quỹ đầu tư không thể dễ dàng tồn tại. Bên cạnh đó, định nghĩa về Quỹ đầu tư chứng khoán như trên là quá hẹp, không có lợi trong việc phát triển một thị trường chứng khoán năng động, hiệu quả.
Cũng theo tinh thần của quy chế, chỉ có hai loại quỹ căn bản được đề cập, đó là Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (Quỹ đóng) và Quỹ đầu tư chứng khoán mở (Quỹ mở). Như thế, các hình thái quỹ khác không hay chưa được thành lập, thiếu hẳn các loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán đa dạng khác. Theo định nghĩa của quy chế, một quỹ được gọi là đóng khi người đầu tư không thể bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ đó trong suốt thời gian tồn tại của quỹ. Tổng trị giá chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 5 tỷ VNĐ và số người sở hữu chứng chỉ tối thiểu là 100 người. Ngược lại, với Quỹ mở, người đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ đầu tư cho quỹ mà họ đã mua và số lượng chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu đạt tối thiểu 15% tổng số chứng chỉ xin phép phát hành tối đa. Số lượng chứng chỉ phát hành được hạn chế theo một mức tối đa quy định trong điều lệ quỹ đã được phê duyệt. Như vậy, tổng vốn huy động của Quỹ mở bị giới hạn trước, không giống như cơ chế huy động và quản lý vốn của một Quỹ tương hỗ mà ta đã biết. Đối với Quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tài sản lưu hoạt ghi trong điều lệ quỹ. Tài sản lưu hoạt là phần tài sản có của quỹ bao gồm tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong 15 ngày. Tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 20% tổng giá trị tài sản của quỹ.
Tham gia trong quá trình hoạt động của quỹ chủ yếu có công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Công ty quản lý quỹ đứng ra quản lý quỹ, phát hành chứng chỉ đầu tư, cử người điều hành, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về hiệu quả và pháp lý của quỹ. Ngân hàng giám sát đảm nhận việc bảo quản, lưu ký các chứng khoán mà quỹ nắm giữ để kinh doanh, lưu giữ các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Thành viên hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành quỹ không được là cổ đông của ngân hàng giám sát.
Theo nội dung của quy chế, công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư là hai thực thể được cơ cấu và tổ chức khác...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top