Montrell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương 1: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM 6
1.1. Khái quát về Hội đồng nhân dân 6
1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 19
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ 2004 ĐẾN NAY 31
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội tỉnh
Hải Dương 31
2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ 2004 đến nay 33
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG 64
3.1. Quan điểm chỉ đạo về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương 64
3.2. Giải pháp về tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương 67
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang không ngừng phấn đấu thực hiện. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung, của Hội đồng nhân dân nói riêng. Chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND đó được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, như: Văn kiện các Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng, Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khoá VII, Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 Khoá VII, Văn kiện Hội nghị Trung ương 3,7 Khoá VIII. Những quan điểm, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong các văn kiện nêu trên đều được kịp thời cụ thể hoá thành các quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, và một số văn bản pháp luật khác. Gần đây, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khoá X đề cập sâu đến mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường với việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp này tại một số địa phương.
Cho đến nay, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã có những chuyển biến rõ rệt, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều báo cáo chính thức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng, vẫn còn biểu hiện hình thức; chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng như Luật định; hiệu lực, hiệu quả còn thấp, thậm chí trong dư luận còn có ý kiến cho rằng Hội đồng nhân dân chưa có thực quyền.
Trong khi đó HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng; là cầu nối giữa Trung ương và địa phương trong việc thực thi đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương và là nơi trực tiếp ra các quyết định về những chủ trương chính sách lớn liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hơn nữa, theo Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số 725/2009/NQ - UBTVQH tại một số địa phương thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, HĐND cấp tỉnh sẽ thực hiện thêm một số hoạt động giám sát (giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân huyện, quận). Vì vậy, việc đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung và HĐND tỉnh Hải Dương nói riêng là rất cần thiết.
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND tỉnh Hải Dương tiến hành giám sát tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND và tổ chức Đoàn giám sát. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đó đạt được những thành tựu nhất định, hiệu quả của hoạt động giám sát đã có bước phát triển. Các chủ thể giám sát đó đưa ra được nhiều kiến nghị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; đối tượng giám sát đã có chọn lọc; địa bàn, lĩnh vực giám sát tiêu biểu; thời gian giám sát phù hợp. Bên cạnh những ưu điểm kể trên hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương vẫn còn những hạn chế như: còn mang tính hình thức, giám sát chưa sâu, hiệu quả giám sát chưa cao; một số kiến nghị còn chung chung chưa chỉ rõ thực chất của vấn đề giám sát, chưa nêu rõ hướng khắc phục, việc thực hiện kiến nghị của cơ quan giám sát chưa nghiêm; các cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát chưa thực sự coi trọng hoạt động giám sát.
Từ những vấn đề trên cho thấy rằng việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của HĐND nói chung, của HĐND tỉnh nói riêng là nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tại một địa bàn cụ thể như tỉnh Hải Dương lại càng có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Chính vì thế, tui đó lựa chọn đề tài: "Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương" làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng đã được nhiều đề tài tiếp cận. Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu sau:
- Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, PGS,TS Bùi Xuân Đức, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 12/2003
- Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản, TS Phạm Ngọc Kỳ, (2001), Nxb Tư pháp, Hà Nội;
- Đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định, Đề tài đó được bảo vệ thành công tháng 02/2009;
- Đổi mới hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá, Đề tài đó được bảo vệ thành công tháng 3/2006;
- Nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Vũ Mạnh Thông, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,1998;
- Năng lực thực hiện chức năng giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương đối với quản lý hành chính nhà nước về đất đai, Luận văn thạc sỹ Luật học, Phạm Quang Hưng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007;
Tình hình trên cho thấy việc nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nói chung và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói riêng trong thập niên đầu thế kỷ XXI đã có những bước phát triển đáng kể. Nhìn chung, các đề tài dưới nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, như: chủ thể giám sát, đối tượng giám sát, hình thức giám sát. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh trên một địa bàn cụ thể ở Hải Dương với tính chất là một đề tài độc lập đi sâu nghiên cứu thực tiễn, để đánh giá mặt được, mặt chưa được qua đó đưa ra được những giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu các qui định của pháp luật về vị trí, chức năng của HĐND, khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Luận văn đi sâu vào trọng tâm là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, từ đó tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế. Trên cơ sở đó, Luận văn sẽ đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nói chung và Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Luận văn là phân tích vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân; khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh. Luận văn còn tập trung đi sâu phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương để tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế; trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và được giới hạn trong thực tiễn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ năm 2004 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước kiểu mới, về Hội đồng nhân dân, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học Mác- Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế, xin ý kiến chuyên gia...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Với việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương, Luận văn sẽ có những đóng góp mới như sau:
- Luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và thực tiễn về vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân; khái niệm, đặc điểm, vai trò, yêu cầu của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương từ 2004 đến nay.
- Luận văn đưa ra các quan điểm chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
- Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.
7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa cho việc nâng cao nhận thức và kiến thức pháp lý trong hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh nói chung, của HĐND tỉnh Hải Dương nói riêng; qua đó đưa ra được các giải pháp để tăng cường hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạt động nghiên cứu giảng dạy ở cấp tỉnh, hay những người quan tâm đến đề tài này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam và tác động tới ổn định hệ thống tài chính Luận văn Kinh tế 0
Y Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước và phát triển các hoạt động bảo hiểm tiền gửi Luận văn Kinh tế 0
H tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên TTCK, kinh nghiệm trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
G Hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các ngân hàng trên địa bàn của ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
S Hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Hà Nội đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
T Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
H Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam Luận văn Luật 0
T Đổi mới hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh : Luận văn ThS. Luật: 60.38.01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top