Download Đề tài Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân

Download Đề tài Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân miễn phí





Mục lục
Lời mở đầu 5
Chương I: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 7
1.1 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7
1.2 Vốn của NHTM 13
1.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM 14
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 17
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 23
2.1 Khái quát chung về NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 23
2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHNo & PTNT – CN Thanh Xuân 26
Chương III: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT – CN Thanh Xuân 37
3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT – CN Thanh Xuân 37
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân 38
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo Thanh Xuân 49
Kết luận 58
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế như: Chính Phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng USD và VNĐ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn, đầu tư và tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán.
b) Cơ cấu tổ chức:
Là một Ngân hàng nông nghiệp mới được thành lập từ năm 1996 đến nay, quy mô hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân chưa lớn, nhân sự hạn chế, bởi vậy phương châm của Ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức được phân theo sơ đồ sau:
Ban Giám Đốc
Phòng hành chính – nhân sự
Phòng kế hoạch - kinh doanh
Phòng kiểm tra kế toán nội bộ
Phòng kế toán và ngân quỹ
Mỗi phòng ban thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo sự phân công và chỉ đạo của Ban giám đốc.
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân:
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã phải chứng tỏ mình trước không ít những thuận lợi và thách thức, khó khăn.
Ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng thực hiện chấn chỉnh hoạt động tín dụng Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại và uy tín của ngành. Uy tín của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được nâng cao hơn có tác dụng tích cực tới công tác thu hút khách hàng và đa dạng hoá hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân.
Là một chi nhánh mới được thành lập, tuy còn bỡ ngỡ non trẻ trong hoạt động, nhưng Ngân hàng có thể tranh thủ kế thừa, học hỏi những kinh nghiệm rút ra từ những thành công thất bại của các NHTM khác. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ có hiệu quả và rất kịp thời từ NHNo&PTNT Việt Nam, sự quan tâm ủng hộ của chính quyền thành phố. Một thuận lợi hết sức quan trọng nữa đối với Ngân hàng trên bình diện vĩ mô là sự phục hồi phát triển cuả nền kinh tế thế giới và khu vực. Nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế mà trước đây một vài năm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của khu vực vẫn có mức tăng trưởng dương, nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 1997 đạt 6,5% và 5,8% năm 1998, tăng trưởng nông nghiệp 4,5% năm 1997 và 3% năm 1998, tăng trưởng công nghiệp năm 1997 là 14% và 11% năm 1998 thì nay dưới sự phục hồi của nền kinh tế khu vực sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế trên tất cả các ngành, lĩnh vực hoạt động của đất nước. Trong đó đặc biệt có ngành Ngân hàng, một ngành mà bản thân nó đã chịu ảnh hưởng lớn và sâu sắc nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vừa qua.
Một tín hiệu tốt đẹp đối với hoạt động của ngành Ngân hàng là sự đang hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Với hai sàn giao dịch tại Hà Nội và thành phố HCM và khi sở giao dịch chính thức hình thành thì hoạt động của nền kinh tế chắc chắn sẽ sôi động. Khi đó lĩnh vực kinh doanh trên thị trường chứng khoán sẽ đem lại tỷ phần thu không nhỏ trong thu nhập và trong tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi trên, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng gặp không ít khó khăn bao gồm cả những khó khăn chung của ngành Ngân hàng và khó khăn riêng do đặc điểm của chi nhánh Thanh Xuân khi mới bắt đầu thành lập.
Nhìn chung năm 1996-1997 khi Ngân hàng mới thành lập, kinh tế thủ đô có tăng trưởng nhanh hơn với các tỉnh khác, tuy nhiên tốc độ này đã sớm bị chững lại. Bên cạnh những thiệt hại về thiên tai lũ lụt, nền kinh tế còn chịu sự tác động, chi phối của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực gây tâm lý bất ổn cho khách hàng dẫn đến co hẹp về hoạt động, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong nước, Ngân hàng nước ngoài, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hơn 60 Ngân hàng trên tất cả các lĩnh vực huy động vốn, mở rộng cho vay, thanh toán, mua ngoại tệ... diễn ra sôi động, gay gắt làm cho việc tìm kiếm khách hàng hết sức khó khăn. Chi nhánh Thanh Xuân có trụ sở tại 90 đường Láng - quận Đống Đa đây là một địa bàn còn khó khăn, kinh tế dân cư còn nghèo, chủ yếu buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp, cơ khí tiêu dùng, phát triển còn nhiều yếu kém nhưng lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới dày đặc phòng giao dịch.
Một thực tế tồn tại hiện nay là trong khi các doanh nghiệp đang hết sức cần vốn để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh thì tại các Ngân hàng lại xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lớn mà không giải ngân được. Tình trạng thiểu phát kéo dài trong năm 1999 mặc dù Ngân hàng nông nghiệp đã 5 lần hạ lãi suất trần cho vay từ 1,2%/tháng xuống còn 0,85%/tháng nhằm thực hiện chủ trương kích cầu của Chính Phủ, nhưng do nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực năm 1997 nên nhìn chung các doanh nghiệp thiếu các dự án khả thi và do vậy việc thẩm định và cho vay trở nên khó khăn gây ứ đọng vốn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, quy mô hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân còn hạn chế, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng còn chưa cập nhật cả trong cũng như ngoại ngữ cho giao dịch với bạn bè quốc tế.
2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Thanh Xuân:
2.2.1 Các hình thức huy động vốn được áp dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân.
Ngay từ khi thành lập Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã phát triển nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Bằng các biện pháp và chính sách cụ thể, nguồn vốn của Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân ngày càng gia tăng với khối lượng năm sau cao hơn năm trước.
Để đạt được kết quả đó Ngân hàng nông nghiệp Thanh Xuân đã áp dụng những hình thức huy động vốn sau:
* Huy động bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm.
Tiết kiệm là hình thức huy động được các NHTM áp dụng từ lâu cho các thành phần như dân cư, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức tín dụng,... với các thời hạn và mức lãi suất quy định tương ứng cho từng thời hạn đó. Trong hình thức huy động này có rất nhiều thể thức được NHNo Thanh Xuân áp dụng:
+ Thể lệ tiết kiệm bằng tiền với các loại kỳ hạn: Không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng, kỳ hạn 1 tháng, tiết kiệm bậc thang... cũng được áp dụng rộng rãi trong thời gian đầu với mức lãi suất cao đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.
+ Thể lệ gửi tiền tiết kiệm bằng ngân phiếu thanh toán nhằm mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng và tạo điều kiện cho dân chúng làm quen với “dấu hiệu giá trị” mới này.
+ Thể thức huy động tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ với mục đích huy động nguồn vốn nhàn rỗi bằng ngoaị tệ trong dân cư vào Ngân hàng để phát triển kinh tế.
+ Thể thức huy động “gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo vàng” theo đó ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀNG MAI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động huy động vốn của Sacombank - Tây Ninh Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và hoạt động của bộ phận Lễ Tân khách sạn Anh Huy Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn tại PGD Oceanbank Đào Tấn từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2009 và dự đoán cho tháng 4, tháng 5/2009 Luận văn Kinh tế 0
J Xây dựng phương án huy động vốn phục vụ việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP in SGK tại TP Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng công thương khu vực Đống Đa Công nghệ thông tin 0
S Thực trạng và Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty CP kỹ thuật tàu công trình thuỷ Vinashin Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top