bibi_star_456

New Member
Download miễn phí Khóa luận Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 3
4. Cấu trúc của Khoá luận. 4
CHƯƠNG 1 . KHÁI QUÁT CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN 5
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện 5
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện . 6
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện. 7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -THƯ VIỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 8
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý. 8
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế. 10
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và đời sống. 12
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN. 15
2.4.1. Công tác tổ chức. 15
2.4.2. Nguồn thông tin. 17
2.4.3. Đội ngũ cán bộ. 18
2.4.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 21
2.5. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật 21
2.5.1. Công tác tổ chức. 22
2.5.2. Nguồn thông tin. 23
2.5.3. Đội ngũ cán bộ. 24
2.5.4. Đội ngũ người dùng tin. 25
2.5.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 27
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn. 27
2.6.1.Công tác tổ chức. 28
2.6.2.Nguồn thông tin. 29
2.6.3. Đội ngũ cán bộ. 30
2.6.4. Đội ngũ người dùng tin. 31
2.6.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 33
2.7. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại. 33
2.7.1. Công tác tổ chức. 34
7.2.2. Nguồn thông tin. 35
2.7.3. Đội ngũ cán bộ 36
2.7.4. Người dùng tin. 37
2.7.5. Công tác tài chính và cơ sở vật chất. 38
CHƯƠNG 3 . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC THỜI GIAN TỚI. 39
3.1.Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin. 39
3.2. Đội ngũ cán bộ. 43
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin. 46
3.4. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin. 49
3.5 Mở rộng hợp tác quốc tế. 51
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53


Lời nói đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Từ thập kỷ 70 đến nay do tác động của cuộc cách mạng KHCN hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã làm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc về cơ cấu, chức năng và cách hoạt động - là bước ngoặt mang tính lịch sử, trong đại: Chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, trong đó nền kinh tế tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong hoạt động kinh tế xã hội. Hoạt động thông tin - thư viện với tư cách là một phân ngành kinh tế tri thức quan trọng có những thay đổi, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới.
Trong thực tiễn hoạt động thông tin - thư viện có những mô hình khác nhau. Đối với các nước đang phát triển hoạt động thông tin - thư viện dưới sự đầu tư toàn diện của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh Quốc gia. Những nước trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin - thư viện hướng tới xã hội hoá thông tin nằm trong thành phần của kết cấu hạ tầng xã hội, trợ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay hoạt động thông tin - thư viện góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động thông tin - thư viện nhằm nâng cao sức sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ ra quyết định giải quyết những vấn đề kinh tế đặt ra. Đồng thời đã và đang trở thành bộ phận hữu cơ của hoạt động xã hội, đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý xã hội và tác động tới cấu trúc hệ thống quản lý xã hội. Việc sử dụng các nguồn thông tin hiệu quả trong công việc của người dùng tin cần trở thành thói quen, tập quán của con người trong xã hội hiện đại.
Công nghệ thông tin đã và đang ngày càng phát triển nhanh và được sử dụng nhằm thực hiện các quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền dẫn và khai thác phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Pháp lệnh thư viện đã quy định: “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp Thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá phục vụ công cuộc CNH - HĐH đất nước”.( Điều 1 - Pháp lệnh Thư viện ).
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động thông tin - thư viện đã và đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng tin góp phần vào giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện và chỉ đạo nhằm tăng cường và phát huy công tác thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học.
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động thông tin - thư viện đóng trò quan trọng trong hệ thống thông tin khoa học góp phần phát triển nền kinh tế xã hội, thực hiện công cuộc CNH - HĐH trên đất nước ta, phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học còn có những hạn chế cần có những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Là một sinh viên ngành Thông tin - Thư viện, nhận thức được vai trò, nhiệm vụ hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học nhằm thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công tác phổ biến tri thức khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Do đó, tui đã mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp”.
Đề tài nghiên cứu với mục đích: Tìm hiểu hoạt động Thông tin - Thư viện trong một số lĩnh vực kinh tế – xã hội – giáo dục và đời sống. Khái quát về các hệ thống thông tin khoa học hiện nay với cơ chế đổi mới kinh tế mở có sự quản lý của nhà nước.
Với một đề tài cấp thiết, tui nhận thấy rằng khoá luận đề cập đến các vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn:
+ Về mặt lý luận: Xác định tầm quan trọng của hoạt động thông tin - thư viện trong hoạt động thông tin khoa học. Từ đó thực hiện nhiệm vụ, chiến lược và những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .
+ Về mặt thực tiễn: Khoá luận nghiên cứu, phân tích thực trạng của hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học nói chung và các hệ thống thông tin KHCN, hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống thông tin kinh tế …. nói riêng và đưa ra những giải pháp trong thời gian tới.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
+ Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước các kết quả điều tra và nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng các phương pháp: tổng quan tư liệu, tập hợp tài liệu về hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học. Sau đó chọn lọc, phân tích, tổng hợp những thông tin cần thiết cho đề tài khoá luận.
4. Cấu trúc của Khoá luận.
Ngoài các phần : mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung của hoạt động thông tin - thư viện .
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện.
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý.
2.2. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực kinh tế.
2.3. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực khoa học-giáo dục- đào tạo
2.4. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin KH&CN
2.5. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin khoa học kỹ thuật.
2.6. Hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học xã hội và nhân văn .
2.7. Hoạt động thông tin- thư viện trong hệ thống thông tin kinh tế thương mại.
Chương 3: Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
3.1. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tin.
3.2. Đội ngũ cán bộ.
3.3. Đào tạo đội ngũ người dùng tin.
3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin.
3.5. Mở rộng hợp tác quốc tế.
Chương 1.
Khái quát chung của Hoạt động Thông tin - Thư viện
1.1. Khái quát chung hoạt động thông tin - thư viện
Hoạt động thông tin - thư viện là hoạt động khoa học nhằm thu thập, xử lý, phân tích. tổng hợp, lưu trữ , bảo quản và cung cấp thông tin đến người dùng tin .
Động cơ của hoạt động thông tin - thư viện là xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn tin của người dùng tin. Nhu cầu tin là tính chất của một đối tượng cá nhân, tập thể hay một hệ thống nào đó thể hiện sự cần thiết nhận thông tin phù hợp với hành vi hay công việc mà đối tượng đó đang thực hiện. Như vậy, để thực hiện trọn vẹn một nhu cầu cần có một quá trình hay thông qua hàng loạt yêu cầu, đồng thời có sự điều chỉnh và trao đổi qua lại giữa người dùng tin và cơ quan thông tin- thư viện .
Trong giai đoạn hiện nay phần lớn những người hoạt động trong lĩnh vực thông tin - thư viện đã nhận thấy xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin , hiện đại hoá hoạt động thông tin- thư viện là vấn đề mang tính khách quan và là xu thế chung của xã hội khi bước vào thế kỷ XXI – nền kinh tế tri thức. Hệ thống thông tin thư viện thế giới đang trong quá trình điện tử hoá, số hoá rất mạnh mẽ. Quá trình đó tạo cơ sở thuận lợi cho hệ thống thông tin - thư viện ở các nước đang phát triển như chúng ta. Trong thực tế, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại và nhanh chóng tiếp cận tạo ra những chuyển biến đáng kể. Một số cơ quan thông tin và thư viện đã thực sự coi công nghệ thông tin là động lực phát triển và tạo ra được một số nét mới mang dáng dấp một thư viện hiện đại như thư viện điện tử. Tuy nhiên muốn công nghệ thông tin thực sự là động lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định vị trí của từng cơ quan thông tin - thư viện cần vượt qua nhiều khó khăn trở ngại trong nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là điều kiện, thời cơ, thách thức của hoạt động thông tin - thư viện trong hệ thống thông tin khoa học ở nước ta.
1.2. Mục đích của hoạt động thông tin - thư viện .
- Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển văn hoá của đất nước, tạo điều kiện tối ưu cho nhân dân trở thành những chủ thể sáng tạo văn hoá, đồng thời tiếp thu ngày càng nhiều các thành quả văn hoá và khai thác sử dụng, bảo tồn có hiệu quả các di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại. Các cơ quan thông tin - thư viện Việt Nam góp phần đắc lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phổ biến rộng rãi tinh hoa văn hoá dân tộc đồng thời phổ biến tinh hoa văn hoá thế giới, giao lưu học hỏi các nền văn hoá và quảng bá nền văn hoá Việt Nam với nước ngoài trong xu thế hội nhập.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn CNH - HĐH , các cơ quan thông tin - thư viện từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất , trang thiết bị, tăng cường mọi nguồn lực, tích cực phục vụ cho việc đổi mới toàn bộ nội dung, phương pháp dạy và học ở mọi cấp, bậc học; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thông tin nhanh chóng và kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất ở trong và ngoài nước.
Hoạt động thông tin - thư viện phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế, sản xuất … và đảm bảo an ninh Quốc gia trong tình hình mới.
Như vậy mục đích cuả hoạt động thông tin - thư viện là thông tin khoa học đầy đủ, kịp thời, chính xác đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong đời sống xã hội. Trong hoạt động của mình cơ quan thông tin - thư viện khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong xã hội. Tuy nhiên, đáp ứng được nhu cầu của Người dùng tin không có nghĩa là đã thoả mãn được nhu cầu tin của người dùng mà đây mới chỉ là một phần của nhu cầu và giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.
Hoạt động thông tin - thư viện đóng vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định trong hoạt động sáng tạo và chiến lược phát triển của mỗi cơ quan thông tin - thư viện.
1.3. Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện.
Các cơ quan thông tin - thư viện là “kho vàng” của nền văn hoá dân tộc, là trung tâm luân chuyển sách báo rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân lao động, là nơi sử dụng sách, báo, tài liệu mang tính tập thể và xã hội hợp lý nhất và tiết kiệm nhất. Là trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng tới tri thức của nhân loại và thông tin trên mọi dạng thức.
Đặc điểm của hoạt động thông tin - thư viện là người dùng tin và cán bộ thông tin - thư viện đóng vai trò chủ thể, đối tượng của công tác thông tin - thư viện là nguồn thông tin và hạ tầng cơ sở vật chất.
Kết quả hoạt động của công tác thông tin - thư viện được phản ánh thông qua tần suất luân chuyển của vốn tài liệu với số lượng người dùng tin đông đảo.
Giá trị tiềm lực của các cơ quan thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xây dựng, tích luỹ lâu dài theo một chính sách hợp lý trên cơ sở nhu cầu đích thực của người dùng tin.
Chương 2
Thực trạng Hoạt động Thông tin -Thư viện
trong giai đoạn hiện nay.
Hoạt động thông tin - thư viện là một lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước bao gồm các vấn đề lý luận thực tiễn và pháp chế liên quan đến tới việc tổ chức, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng nguồn tin trong cơ quan thông tin- thư viện phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu cá nhân góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì thế, hoạt động thông tin - thư viện là một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thông tin khoa học của bộ máy nhà nước.
Thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học và công nghệ của nền kinh tế tri thức trong đời sống kinh tế - xã hội, thông tin giữ vai trò quan trọng. Hoạt động thông tin - thư viện đã và đang tác động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.1. Hoạt động thông tin - thư viện trong lĩnh vực quản lý.
Quản lý xã hội là một dạng tương tác đặc biệt của con người với môi trường xung quanh. Nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên: Con người, tiền, tri thức, vật chất…
Muốn một xã hội ổn định về chính trị, vững mạnh về kinh tế các cấp lãnh đạo cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn và kịp thời trong lĩnh vực quản lý xã hội.
Quản lý là quá trình thông qua những quyết định về một tình huống, một vấn đề nào đó trên cơ sở thông tin thu nhận được hiểu theo nghĩa rộng. Thông qua quyết định các biện pháp nhằm giải quyết một vấn đề đã được đặt ra bao gồm: lập kế hoạch, soạn thảo các chương trình, chỉ thị, định mức, dự án, chuẩn bị các văn bản pháp quy, các nghị quyết hướng dẫn… Đó chính là một trong những nội dung cơ bản nhất của quá trình quản lý.
Hiệu quả của quá trình quản lý tuỳ từng trường hợp vào chất lượng của các quyết định, tức là quyết định có luận chứng khoa học, kịp thời và thể hiện được sự am hiểu, nắm vững vấn đề được quyết định. Chất lượng quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của thông tin. Như vậy thông tin là yếu tố quan trọng của quá trình quản lý trong hệ thống tổ chức của xã hội.
Như vậy công tác quản lý đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có những phẩm chất, năng lực như : thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp tin, tính toán những chiến lược, phương hướng và biện pháp thực hiện các quá trình sản xuất vật chất, nghiên cứu cũng như toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Thông tin trợ thủ đắc lực cuả những người làm công tác quản lý.
Để thông qua một quyết định người quản lý cần có đầy đủ những thông tin và được xử lý. Người thông qua quyết định là cán bộ lãnh đạo thực hiện quá trình này trong điều kiện thiếu thời gian để trực tiếp xử lý thông tin bị hạn chế. Vì vậy, thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lý phải được chọn lọc, khái quát, ngắn gọn và kịp thời. Có thể khái quát hoá quá trình ra quyết định quản lý như sau :


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp

 
Last edited by a moderator:

LINK

New Member
Mình cần download tài liệu: Hoạt động thông tin - Thư viện trong hệ thống thông tin khoa học - Thực trạng và giải pháp
Bạn giúp mình với.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Kiên Giang Luận văn Luật 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ lớp mầm thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học Luận văn Sư phạm 2
D CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Luận văn Sư phạm 0
D Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh Trường THCS Thái Nguyên thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top