Download miễn phí Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của chương trình Semla





Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH - bao gồm các kịch bản, tác động và
chương trình/ kế hoạch ứng phó - là một nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam. Đối với
Bộ TNMT với tư cách là cơ quan chủ trì điều phối hoạt động ứng phó với BĐKH,
Nhóm Nâng cao Nhận thức Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong Chương trình
SEMLA trong giai đoạn 2008-2009.
Chương trình đã xây dựng được bộ tài liệu truyền thông rõ ràng và dễ hiểu về
BĐKH cho ba nhóm mục tiêu khác nhau, bao gồm người dân, học sinh phổ thông cơ
sở và cán bộ cấp cơ sở. Bộ tài liệu truyền thông về BĐKH này tập trung nâng cao nhận
thức về các tác động có thể xảy ra ở cấp địa phương và cấp quốc gia và đã được phân
phát tới tất cả các đơn vị của Bộ TNMT và được đăng trên trang web của tất cả các
tỉnh và có thể tải xuống một cách dễ dàng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh Chính phủ phê
duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (CTMTQG). Khi
được phê duyệt, Chương trình sẽ trở thành định hướng và chiến lược cơ bản của Nhà
nước để ứng phó với BĐKH. Trên cơ sở này, các bộ, ngành và địa phương sẽ xây
dựng các kế hoạch hành động của mình để phối hợp triển khai thực hiện. Bộ cũng đã
thiết lập một Diễn đàn đối thoại chính sách với thành viên là các bộ, ngành, tổ chức,
các đối tượng khác có liên quan và các nhà tài trợ. Diễn đàn đối thoại chính sách là
công cụ hỗ trợ và điều phối trong việc xây dựng và thực hiện CTMTQG (Bộ TNMT,
2007, 2008).
Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển về Tăng cường Năng lực Quản lý
Đất đai và Môi trường (SEMLA) tại Bộ TNMT có nhiều hoạt động chịu sự tác động
của BĐKH. Bốn trong số sáu tỉnh của SEMLA (bao gồm Nghệ An, Phú Yên, Bình
Định và Bà Rịa Vũng Tàu) là các tỉnh có biển. Một số hoạt động liên quan đến việc
thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đã được thực hiện trong Chương trình và
đã được đưa vào Kế hoạch hoạt động giai đoạn 1/1/2008 - 30/6/2009 (Per Betilsson và
Trương Quang Học, 2007).
Kết quả và các mô hình thành công của Chương trình sẽ được nhân rộng trong
phạm vi các tỉnh SEMLA và trên phạm vi cả nước. Các kinh nghiệm và mô hình thực
* GS.TS Chương trình SEMLA, Bộ Tài nguyên và Môi trường
HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SEMLA
519
tế này là các yếu tố đầu vào và là đóng góp quan trọng cho quá trình chuẩn bị và triển
khai các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện CTMTQG.
Bài viết này trình bày các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu và kết quả
bước đầu đạt được của Chương trình SEMLA theo Kế hoạch năm 2008 - 2009 trong
các lĩnh vực có liên quan.
1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và chương trình SEMLA
1.1. Biến đổi khí hậu
Nói chung, BĐKH có ba biểu hiện đặc trưng cơ bản sau đây:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng; sự biến đổi và độ khác thường của thời tiết và
khí hậu tăng;
- Nước biển dâng do băng tan từ các cực Trái đất và các đỉnh núi cao;
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt,
hạn hán, v.v…) xẩy ra với tần suất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn.
Việt Nam được coi là một trong các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng hưởng lớn nhất
của BĐKH. Ở Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 0.70C và
mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino và La-Nina đã ảnh
hưởng lớn hơn, thiên tai, đặc biệt là bão lũ và hạn hạn ngày cảng trở nên khốc liệt hơn.
Các hiện tượng biến đổi này chỉ là dấu hiệu báo trước của các diễn biến sẽ xảy ra.
Theo tính toán gần đây nhất, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm 30C
và mực nước biển dâng lên tới 1 m (Bộ TNMT, 2008).
Nếu nhiệt độ trung bình tăng thêm 20C và mực nước biển dâng thêm 1 m, thì
12,2% diện tích đất - nơi sống của 23% dân số (khoảng 17 triệu người) sẽ bị ngập.
Trong trường hợp nước biển dâng thêm 3m, khoảng 25% dân số sẽ chịu ảnh hưởng
trực tiếp và GDP sẽ bị giảm sút khoảng 25%. Khi đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long,
dự kiến khoảng 45% diện tích sẽ bị nhiễm mặn nặng và mùa màng sẽ bị thiệt hại
nghiêm trong do ảnh hưởng của lũ lụt. Nếu không có biện pháp thích ứng hiệu quả thì
khi nước biển dâng thêm 1m, cả vùng châu thổ này sẽ bị ngập lụt trong thời gian dài
mỗi năm. Thiệt hại ước tính lên tới 17 tỷ USD (Van Urk and Misdorp, 1996; Pilgrim, 2007).
Việt Nam đã ký Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC)
(1992), Nghị định thư Kyoto (KP) (1998) và Tham gia Hội nghị Baly (2007). Bộ Tài
nguyên và Môi trường (TN&MT) được giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt
Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Chính phủ đã ban hành các Chỉ thị, Quyết
định, Nghị quyết giao Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan triển
khai thực hiện các cam kết này.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động của khu vực và
toàn cầu về BĐKH và có quan hệ hợp tác thường xuyên với Ban Thư ký UNFCCC,
Ban Chấp hành Quốc tế về Cơ chế phát triển sạch (CDM, KP), Ban liên Chính phủ về
BĐKH, với các nước và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan. Việt Nam
cũng đã triển khai một số chương trình nghiên cứu, dự án về BĐKH, CDM có kết quả
(Bộ TNMT, 2003, 2004; VACNE, 2008).
Trương Quang Học, Per Bertilsson
520
1.2. Chương trình SEMLA
SEMLA là Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển kéo dài 5 năm (từ 2004
đến giữa năm 2009) với mục tiêu chung là hỗ trợ thiết lập một hệ thống quản lý
TNMT hiệu quả phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường, quản lý tốt ở cấp địa phương và hỗ trợ người dân tham gia
vào quá trình ra quyết định.
Chương trình SEMLA có 9 hợp phần: i) Hợp phần quốc gia (gồm 6 nhóm
chuyên đề: Rà soát chính sách và quản lý, Xây dựng năng lực, Quản lý đất đai, Quản
lý môi trường, Hệ thống thông tin đất đai và môi trường, Nâng cao nhận thức), ii) Hợp
phần đặc thù về An toàn hoá chất (của Bộ Công - Thương và Hợp phần đặc thù của
Cục BVMT, và iii) sáu hợp phần tỉnh (Hà Giang, Nghệ An, Phú Yên, Bình Định,
Đồng Nai, và Bà Rịa Vũng Tàu).
Tại mỗi hợp phần tỉnh có 8 dự án, bao gồm: P1 - Ngăn ngừa, Kiểm soát Ô
nhiễm và Phục hồi sau Ô nhiễm, P2 - Sản xuất sạch hơn, P3 - An toàn hoá chất, P4 -
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) & Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), P5 -
Hệ thống thông tin đất đai và môi trường, P6 - Quy hoạch sử dụng đất, P7 - Đăng ký
đất đai và Phát triển thị trường bất động sản và P8 - Xây dựng năng lực và Nâng cao
nhận thức.
Ngay từ khi bắt đầu, Chương trình đã xác định rõ ràng rằng Hợp phần quốc gia
sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, tổ chức triển khai và hỗ trợ kỹ thuật; các
Hợp phần tỉnh chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đã được xây dựng và có ý
kiến phản hồi lên các cấp cao hơn để hoàn thiện chính sách.
Các thành tựu mà Chương trình SEMLA đạt được đã có đóng góp quan trọng
đối với sự phát triển của ngành TNMT, sự phát triển kinh tế xã hội/xoá đói giảm
nghèo, việc thực hiện các mục tiêu và thỏa thuận hợp tác phát triển giữa Việt Nam và
Thuỵ Điển, và việc thực hiện Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ (Hoàng Minh Đạo,
Trương Quang Hoc và Per Bertilsson, 2007).
2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Một số hoạt động của Chương trình SEMLA đã có sự lồng ghép với việc thích
ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH (Per Bertilsson và Trương Quang Học, 2007),
bao gồm:
2.1. Quy hoạch sử dụng đất (Nhóm Chuyên đề Quản lý Đất đai)
Một trong các hoạt động mới được thực hiện gần đây là trong lĩnh vực quy
hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) vì đây chính là cơ sở chung cho việc quản lý tài nguyên
đất đai và quy hoạch tối ưu hoá về sử dụng đất. Vì vậy, QHSDĐ là một công cụ hiệu
quả để thích ứng với BĐKH.
Chương trình...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động ở trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Sự thích ứng với hoạt động học tập đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hà Hoa Tiên Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các hoạt động marketing, marketing online và chiến lược cung ứng giá trị của Vinfast Luận văn Kinh tế 0
D Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong truyền hình số mặt đất Công nghệ thông tin 0
Y Các biện pháp tăng cường ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của Adsoft Luận văn Kinh tế 0
F Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO Luận văn Kinh tế 2
C Phương pháp thống kê đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại - Ứng dụng tại Sacombank (Sacombank) nói chung và Sacombank Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top