sweetlove_1692

New Member

Download miễn phí Luận văn Học thuyết Tam tòng, Tứ đức và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" TRONG NHO GIÁO 5
1.1. Vị trí học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" trong Nho giáo 5
1.2. Nội dung học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" 14
1.3. Học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" ở Việt Nam 22
Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NGÀY NAY 34
2.1. Thực trạng ảnh hưởng của "Tam tòng" đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay 34
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của "Tứ đức" đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 47
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 77
3.1. Phương hướng xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện nay 77
3.2. Ảnh hưởng của "Tam tòng", "Tứ đức" đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay. Một số giải pháp cơ bản 83
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hành viên trong gia đình, gia tộc. Mở rộng ra là mối quan hệ trong họ hàng làng xóm và đất nước. Gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào khoẻ mạnh thì cơ thể xã hội cũng khoẻ mạnh, có sức "đề kháng" cao với các tệ nạn xã hội. Một gia đình nền nếp sẽ cung ứng cho xã hội những công dân có nếp sống lành mạnh và ngược lại. Trong trường hợp này, khi mỗi gia đình ổn định, các thành viên trong gia đình thống nhất được các mối quan hệ về quyền, lợi ích thì tất yếu nó là cơ sở cho sự ổn định, phồn vinh của xã hội. Hiện nay, vị trí độc quyền của người đàn ông không còn tồn tại nhưng dù ở thời đại nào thì họ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình, xã hội. Trong gia đình, người cha là trụ cột về kinh tế, tình cảm... ảnh hưởng của người cha đối với con cái là rất lớn. Họ là nhân tố tạo nên sự êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc trong gia đình.
Ngày nay, bên cạnh mặt tích cực thì những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của văn hoá ngoại lai…. đã thâm nhập vào từng cá nhân, gia đình người Việt Nam. Điều đó khiến người phụ nữ đã có những quan niệm về lối sống, đạo đức, mục tiêu phấn đấu khác, ít nhiều làm mai một văn hoá truyền thống. Người phụ nữ đang ngày càng có nhiều điều kiện để khẳng định mình nên nhiều người có xu hướng bất phục tùng ý kiến của cha mẹ, của người lớn tuổi trong gia đình. Quan hệ giữa cha và con gái cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Cha ông ta đã tổng kết: "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư". Các gia đình trẻ ngày càng muốn độc lập và không muốn sống chung cùng bố mẹ. Theo họ, có một không gian riêng biệt để sinh hoạt sẽ tự do và thoải mái hơn, họ cũng không muốn phụ thuộc cha mẹ về kinh tế mà muốn có một sự độc lập tương đối. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc điều tra cho thấy phương án lựa chọn sau kết hôn thể hiện khá rõ điều này.
Bảng 2.1: Phương án lựa chọn sau kết hôn
Đơn vị tính: %
Phương án
300 gia đình trẻ
500 thanh niên độc thân
ở chung với cha mẹ và kinh tế chung
14,94
8,2
ở chung nhưng kinh tế độc lập
6,9
5,0
ở chung nhưng chu cấp toàn bộ hay một phần theo khả năng
51,72
80,8
Hoàn cảnh tách biệt về chỗ ở và kinh tế
26,44
6,0
Nguồn: Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2, 1991, tr.6.
Không ít người phụ nữ hiện đại cho rằng: ngày nay có quyền bình đẳng nam nữ, có quy định rõ ràng về quyền của con cái, quyền của cha của mẹ trong pháp luật, như vậy sự phục tùng giữa cha mẹ và con là không cần thiết. Họ đã không thấy một điều: Cha mẹ dạy con không chỉ bằng pháp luật, con cái cũng không thể chỉ theo pháp luật đơn thuần mà trưởng thành. Cha mẹ sinh thành ra con cái, họ nuôi nấng, dạy dỗ con không chỉ bằng pháp luật mà còn bằng cả trái tim, kinh nghiệm sống có khi phải đánh đổi cả cuộc đời của họ mới có được. Vì vậy, những điều răn dạy của cha mẹ đối với con, nhất là đối với con gái vô cùng quan trọng, là những hành trang đầu tiên, quý báu trong cuộc sống đầy biến động như ngày nay. Tuy nhiên, trong gia đình Việt Nam hiện có một hiện thực: con cái trình độ cao hơn cha mẹ, hay mâu thuẫn giữa nếp nghĩ truyền thống của cha mẹ với sự hiện đại của con cái. Để giữ đúng đạo làm con trước hết ý kiến đóng góp của người sinh thành cần được tôn trọng, sau đó mới phân tích đúng sai và đưa ra sự lựa chọn thích hợp. Chúng ta biết không phải bất cứ điều gì của cuộc đời đều có trong sách vở. Không phải con cái cứ có trình độ cao, bằng cấp nhiều là có thể giải quyết được mọi điều. Có những kinh nghiệm cha mẹ truyền đạt không có trong sách vở mà là kết quả của sự trải nghiệm. Như vậy, đạo "tòng" cha mẹ nhìn dưới góc độ tích cực vẫn có yếu tố cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Điều này lại càng quan trọng đối với người phụ nữ vì họ phải lưu giữ, kế thừa giá trị đạo đức của dân tộc.
Mặt khác, ảnh hưởng tiêu cực của "Tam tòng" rất sâu đậm trong xã hội nên trong thời đại mới vẫn có những người đàn ông gia trưởng, độc quyền, ích kỷ. Có nhiều người "cha không ra cha", không giữ trọn đạo làm cha, ép buộc con làm những điều sai trái. Trong trường hợp này người con không thể nghe theo, không thể buông xuôi mà phải đấu tranh với tư cách con cái. Đấu tranh với những sai lầm của cha mẹ cũng là một nội dung mới của đạo "Tòng" trong thời đại mới.
Tóm lại, trong gia đình hiện đại, sở thích khả năng cá nhân của người phụ nữ được phát huy tối đa nhưng không vì thế mà người con gái sống tự do theo tất cả những ý muốn của mình mà phải luôn rèn luyện nhân phẩm dưới sự giáo dục của cha mẹ, nhà trường, xã hội để trở thành người phụ nữ với phẩm chất đặc trưng, được xã hội thừa nhận trở thành người phụ nữ với phẩm chất đặc trưng, được xã hội thừa nhận.
Xã hội phong kiến coi trọng người đàn ông. Người vợ trong cuộc đời họ chỉ là người "nâng khăn sửa túi", đàn ông có quyền "trai năm thê bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng"... Xã hội hiện đại đã phê phán, lên án những quan niệm lạc hậu đó. Vậy đạo "tòng phu" còn tồn tại không? Ngày nay theo nghĩa đen, người phụ nữ lấy chồng vẫn phải theo chồng. ở một số trường hợp nhất định người chồng có thể "theo" vợ. Người vợ không còn phải phục tùng chồng một cách tuyệt đối. Hạnh phúc và sự thịnh vượng của gia đình đòi hỏi những phẩm chất tốt, những chuẩn mực đạo đức được xây dựng từ cả hai vợ chồng. Chữ " tòng " được cả hai cùng thực hiện trên cơ sở bình đẳng giới: Vợ nghe chồng, chồng nghe vợ.
Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.
(ca dao)
Hay
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu, khen ngon !
(ca dao)
Để đạt điều đó, vợ - chồng không chỉ yêu thương đơn thuần, mà phải thực sự hiểu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Trong xã hội truyền thống, nhiều cuộc hôn nhân là những cuộc trao đổi, "mua bán", được thực hiện trên khía cạnh quyền lợi của đôi bên gia đình, dòng tộc, quốc gia. Thực tế gần đây cho thấy, quyền lợi cộng đồng không còn là tiêu chí đầu tiên để áp đặt con cái nữa. Nam - nữ hiện đại tự chọn lấy bạn đời xuất phát từ tình yêu, sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. ý thức tự quyết định của họ ngày một cao khi được hỏi về tác nhân tham gia vào hôn nhân:
Bảng 2.2: Tác nhân trước hôn nhân
Tác nhân
Tỷ lệ %
ý kiến của cha mẹ
25,6
Sự tác động của bạn bè
9,85
Tùy thuộc vào số phận
8,84
Tự bản thân quyết định
55,71
Nguồn: Lê Đức Quý, Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.102.
Bên cạnh những yêu cầu về mặt tình cảm, thì trong cuộc sống thời kinh tế thị trường, người ta còn đòi hỏi những điều kiện khác trước khi quyết định hôn nhân. Một trong những điều kiện được lớp trẻ quan tâm nhất là điều kiện kinh tế. "Đối tác" phải có một nghề, một việc làm ổn định, có thu nhập ổn định, có một nơi ở hay điều kiện để có thể an cư. Như vậy, nội d...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top