Download miễn phí Khóa luận Hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7
I - Hội nhập kinh tế - khái niệm và bản chất 7
1. Hội nhập kinh tế - vấn đề mang tính khách quan của các nền kinh tế hiện nay 7
2. Khái niệm 8
3. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 9
II - Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 10
1. Xuất nhập khẩu 10
2. Đầu tư 11
3. Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế 15
3.1 Hội nhập ASEAN/AFTA 19
3.2 Hội nhập APEC 20
3.3. Hội nhập WTO 23
III. Những lợi ích mà một quốc gia có được khi tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế 25
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM 28
I. Quan điểm của Đảng và nhà nước về Hội nhập kinh tế quốc tế 28
1. Quan điểm chung 28
2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập 29
3. Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế 31
4. Mục tiêu của hội nhập 34
II. Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động Xuất nhập khẩu của Việt Nam 34
* Tích cực: 35
1. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp hoạt động Xuất nhập khẩu hoà nhập vào thị trường thế giới một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. 35
2. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho hoạt động Xuất nhập khẩu được dễ dàng và gia tăng nhanh hơn , đơn giản hoá thủ tục hải quan 36
3. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu, hợp lý hoá cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu. 38
4. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường, khai thông thị trường trong nước 40
5. Tăng khả năng thu hút các nguồn vốn: FDI, ODA và chuyển giao công nghệ 42
6-Nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đàm phán, năng lực tiếp cận thị trường, đặc biệt là năng lực quản lý và sản xuất hàng xuất khẩu. 43
7- Hội nhập để tìm hiểu cơ chế thị trường thế giới, các định chế của các tổ chức quốc tế và khu vực . 46
*Tiêu cực 47
1.Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. 47
2. Nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế. 50
III Tác động của việc phát triển xuất nhập khẩu đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 52
1.Phát triển xuất nhập khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia. 52
2. Xuất nhập khẩu thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng hơn và chặt chẽ hơn, tăng cường liên kết kinh tế quốc tế 53
3. Xuất nhập khẩu đòi hỏi các quốc gia hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp, môi trường đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu 54
IV Mục tiêu tổng thể của xuất khẩu Việt Nam 55
CHƯƠNG III : NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP 59
I Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm gần đây 59
1. Tình hình chung 59
2. Vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 66
II. Các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 68
1.Về phía Nhà nước: 68
1.1 cần thống nhất về nhận thức và những yêu cầu của hội nhập. 68
1.2 Đổi mới tư duy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập. 69
1.3 Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế, trên cơ sở đó xác định bước đi và triển khai thực hiện một cách cụ thể rõ ràng 72
1.4 Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực KTTN có điều kiện phát huy vai trò của mình 76
1.5 Thiết lập các cơ quan chuyên môn xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin tiếp thị. 77
1.6 Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam với thế giới 78
1.7 Đào tạo nguôn nhân lực, những cán bộ đủ đức,đủ tài có thể đảm đương được vị trí, công việc của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam. 79
2. Về phía doanh nghiệp 80
1) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 81
1.1 Khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước, tận dụng các thế mạnh sẵn có và khai thác các tiềm năng một cách có hiệu quả. 82
1.3 Áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 86
1.4 Tích cực chủ động tìm kiếm bạn hàng, thị trường 86
1.5 Đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu ở trong và ngoài nước, đăng ký quyền sở hữu hợp pháp 87
1.6 Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Đầu tư cho công tác nghiên cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, phân tích, xử lý và dự báo thông tin thị trường 89
1.7 Tham gia và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành nghề. 90
2) Tập trung xây dựng chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện vì mục tiêu phát triển bền vững 90
3) Đào tạo nguồn nhân lực 93
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-08-khoa_luan_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_va_nhung_yeu_ca.Viyb1TCjyQ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-44360/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
g quan trọng và cần thiết khi tham gia vào thương mại quốc tế, nó quyết định phân nửa sự thành công khi hàng hoá thâm nhập vào thị trường mới. Ngay cả với những thị trường quen thuộc nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng như duy trì thị phần, nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp.Một trong những yếu tố nâng cao năng lực xuất nhập khẩu của nền kinh tế còn là khả năng tận dụng cơ hội và khả năng biến cơ hội đó thành hiện thực. Không chỉ trong đàm phán dành hợp đồng, dành những điều kiện có lợi mà còn phải có một chiến lược xây dựng và quản lý nguồn hàng hợp lý, có một chiến lược thị trường cũng như chiến lược sản phẩm hợp lý. Thực tế cho thấy khi tham gia vào thương mại quốc tế, doanh nghiệp không chỉ phải nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tiềm năng của thị trường, khả năng thâm nhập thị trường mà còn phải nghiên cứu khả năng đáp ứng của mình đến đâu, thông qua các chiến lược phát triển nguồn hàng cũng như quản lý chúng. Biết mình biết người, biết khai thác những điểm mạnh của mình, chỉ như thế các doanh nghiệp mới có thể trụ vững và khai thác được lợi thế của hội nhập.
Năng lực cạnh tranh được thể hiện trên 3 cấp độ khác nhau đó là: năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm.Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt Nam được xếp hạng như sau: năm 97:49/53 nước được xếp hạng, 1998: 39/53 nước(có tính yếu tố khủng hoảng), 1999:48/59; 2000: 53/59; 2001: 62/75. Ngày nay cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Bên cạnh khả năng sản xuất, khâu tiêu thụ cũng rất quan trọng đối với mọi hệ thống trong môi trường cạnh tranh. Khi mà khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực là ngang nhau, ai nắm được khách hàng người đó sẽ chiến thắng. Cho đến nay, trải qua một quãng đường dù chưa dài trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Trước hết, vị thế cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam cũng được thay đổi bởi hàng loạt những cố gắng nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng kinh tế của đất nước. Nỗ lực đầu tư với số lượng lớn và chất lượng cao cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cho sản xuất, kinh doanh.Hệ thống pháp luật cũng được bổ sung, hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, khuyến khích hoạt động kinh doanh. Năng lực điều hành và quản lý Nhà nước của các Bộ máy hành chính cũng được cải thiện đáng kể.
Tiếp theo, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã được tăng cường. Số lượng các doanh nghiệp được tăng lên nhanh chóng qua các năm. Các doanh nghiệp nhà nước cũng được chấn chỉnh lại. Các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác có điều kiện phát triển và tham gia vào hoạt động thương mại, không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã vươn ra thị trường nước ngoài, ngày càng nhiều và hiệu quả hơn. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp cũng được đổi mới theo hướng tiên tiến hiện đại hơn. Kỹ năng quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp cũng dần dần tiếp thu, học hỏi và đuổi kịp được các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong xử lý các thông tin thị trường.Tham gia vào nền kinh tế thế giới, tiếp cận với một thị trường rộng lớn, nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rẫy rủi ro tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện các kỹ năng, tinh thông nghiệp vụ, linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Cuối cùng, hình ảnh về sản phẩm Việt Nam, có tên gọi xuất xứ Việt Nam gắn liền với chất lượng cũng dần được tạo dựng và chiếm lĩnh thị trường. Một loạt sản phẩm, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh như nông nghiệp, thuỷ sản, hàng tiêu dùng trong công nghiệp, may mặc giày da… đã đạt chất lượng và quy cách phẩm chất ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của khu vực và thế giới. Thêm vào đó là chi phí và giá thành cũng có sức cạnh tranh nhờ vào các lợi thế so sánh.
Tuy nhiên cuộc chiến với cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cần được xác định là thường xuyên,lâu dài và khá gay go, phức tạp cần có những giải pháp hữu hiệu.
7- Hội nhập để tìm hiểu cơ chế thị trường thế giới, các định chế của các tổ chức quốc tế và khu vực cũng như học hỏi các kinh nghiệm của các nước về mọi mặt.
Việt Nam sau nhiều năm bị cô lập, chỉ buôn bán với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới đa dạng và phong phú về thể chế chính trị, văn hoá cũng như các đặc điểm kinh tế, các kinh nghiệm, những bài học khi tham gia vào thị trường thế giới là những vốn quý mà Việt Nam cần khai thác, học hỏi. Với tư cách là thành viên của các khối kinh tế, mậu dịch khu vực và thế giới, Việt Nam không chỉ có cơ hội nhận được sự giúp đỡ kỹ thuật, tư vấn về các vấn đề thống kê mậu dịch và chính sách thương mại mà còn có điều kiện tham gia vào các cuộc đàm phán song phương đa phương. Các nước không phải là thành viên không có quyền được tham gia những cuộc thương lượng phân chia quyền lợi và thị trường, không có thông tin, không có quyền đấu tranh, phát biểu khi có các vấn đề xảy ra hay khi có các thoả thuận gây phương hại đến lợi ích quốc gia mình.
Tham gia vào thương mại quốc tế, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền kinh tế, nhiều nền văn hoá đa dạng, không chỉ giúp Việt Nam hiểu hơn về cơ chế quản lý kinh tế, luật pháp của các quốc gia mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về đặc trưng kinh tế, điểm mạnh yếu của các quốc gia đó, đặc biệt phong tục, tập quán kinh doanh, thói quen tiêu thụ, những điểm liên quan trực tiếp đến chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh theo từng khu vực thị trường.
Hiện nay Việt Nam đã cam kết và thực hiện ở những mức độ khác nhau những định chế và chương trình hợp tác của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, bước đầu tham gia vào tự do hoá thương mại Việt Nam cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước cùng với những yêu cầu đòi hỏi khi gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực cũng như quôc tế như ASEAN, APEC và sắp tới là WTO - tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất toàn cầu, các định chế kinh tế tài chính quốc tế, đã từng bước loại bỏ những quyết định đã lỗi thời về mặt thể chế, điều tiết, điều chỉnh, đổi mới cơ chế chính sách, luật lệ và thực tiễn hoạt động kinh tế của nước ta, làm cho chúng trở nên năng động, phù hợp với luật pháp quốc tế.Từ kinh nghiệm của các nước và thực trạng nền kinh tế của mình, Việt Nam có thể xác định được những bước đi đúng đắn và phù hợp nhất. Luật chơi công bằng của thị trường thế giới cũng là vấn đề Việt Nam nhận thức được khi tham gia sâu hơn vào thị trường, từ đó càng nỗ lực đổi mới nền kinh tế để tránh khỏi nguy cơ đào thải và tụt hậu.Có thể nói . Hội nhập có thể được sử dụng như một công cụ để đẩy nhanh tiến tr...
Tags: tác động của hội nhập kinh tế đến việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay, hành lang kinh tế bắc nam đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tác động của hội nhập quốc tế đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta, hội nhập và yêu cầu đặt ra, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tình hình xuất khẩu của việt nam