ngoc_tuyen_8x

New Member
Download Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12

Download Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 12 miễn phí





a.Tác phẩm đã miêu tả được những thân phận nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi (giá trị hiện thực):
*) Thông qua cuộc đời nhân vật Mị :
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào )
- Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” )
*) Thông qua cuộc đời A Phủ :
- Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.
- Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.
- Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết.
-> Thân phận con người không bằng con vật.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hĩa của từng hình ảnh, biểu tượng đã được ném ra chừng như lộn xộn, mặt khác, đảm nhiệm một phần chức năng liên kết chúng lại thành một chỉnh thể, nhằm biểu hiện tốt nhất cái nhìn nghệ thuật của tác giả và giải phóng bài thơ khỏi sự trói buộc của việc thuật, kể những chuyện đã xảy ra trong thực tế. Quả vậy, dù không có sự kiện nào của cuộc đời Lor-ca được kể lại một cách rành mạch, chi tiết, nhưng độc giả hiểu thơ không vì thế mà cho rằng thiếu. Cái người ta thấy đáng quan tâm lúc này nằm ở chỗ khác. Đó là sự tự bộc lộ của chủ thể sáng tạo khi ráo riết suy nghĩ về số phận đầy bất trắc của nghệ thuật và khả năng làm tan hoà những suy nghĩ ấy trong một thứ nhạc thơ tác động vào người tiếp nhận bằng hình thức ám gợi tượng trưng hơn là hình thức giãi bày, kể lể kiểu lãng mạn. Tất nhiên, chúng ta có quyền cắt nghĩa tại sao lại li-la chứ không phải là cái gì khác. Hoa li-la (tử đinh hương) với màu tím mê hoặc, nao lòng, từng là đối tượng thể hiện quen thuộc của nhiều thi phẩm và hoạ phẩm kiệt xuất trong văn học, nghệ thuật phương Tây chăng ? Hay đó là âm thanh lời đệm (phần nhiều mang tính sáng tạo đột xuất) của phần diễn tấu một ca khúc, hay nữa là âm thanh mô phỏng tiếng ngân mê đắm của các nốt đàn ghi ta dưới tay người nghệ sĩ ?... Tất cả những liên hệ ấy đều có cái lí của chúng !
  Ở nửa sau của bài thơ, tác giả suy tưởng về sức sống kì diệu của thơ Lor-ca nói riêng và về sự trường tồn của nghệ thuật chân chính nói chung, vốn được sáng tạo bằng chính trái tim nặng trĩu tình yêu cuộc sống của các nghệ sĩ :
                        không ai chôn cất tiếng đàn
                        tiếng đàn như cỏ mọc hoang
                        giọt nước mắt vầng trăng
                        long lanh đáy giếng
                        đường chỉ tay đã đứt
                        dòng sông rộng vô cùng
                        Lor-ca bơi sang ngang
                        trên chiếc ghi ta màu bạc
                        chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
                        vào xoáy nước
                        chàng ném trái tim mình
                        vào lặng yên bất chợt
                        li-la li-la li-la...
            Câu thơ không ai chôn cất tiếng đàn có lẽ đã được bật ra trong tâm thức sáng tạo của Thanh Thảo khi ông nghĩ tới lời thỉnh cầu của Lor-ca trong bài Ghi nhớ - lời thỉnh cầu đã được dùng làm đề từ cho bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Không, ở đây không có thao tác đối lập sắc lẻm của lí trí mà nhiều thi sĩ ưa dùng trong các bài thơ "chân dung" hay "ai điệu", nhằm làm nổi bật những tứ thơ "mới" mang tính chất "ăn theo". Chỉ có sự đau đớn trước cái chết thảm khốc của một thi tài mãnh liệt, mà xác bị quăng xuống một giếng sâu (hay vực ?) gần Gra-na-đa. Dĩ nhiên, ý nguyện của Lor-ca - một ý nguyện thể hiện chất nghệ sĩ bẩm sinh hoàn hảo của nhà thơ, nói lên sự gắn bó vô cùng sâu nặng của ông đối với nguồn mạch dân ca xứ sở - đã không được thực hiện. Nhưng nghĩ về điều đó, những liên tưởng dồn tới và ta bỗng vỡ ra một chân lí : không ai chôn cất tiếng đàn và dù muốn chôn cũng không được ! Đây là tiếng đàn, một giá trị tinh thần, chứ không phải là một cây đàn vật thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn không ngừng vươn lên, lan toả, ngay khi người nghệ sĩ sáng tạo ra nó đã chết. Dù thật sự thấm thía chân lí nói trên, tác giả vẫn không ngăn nổi lòng mình khi viết ra những câu thơ đau xót hết mực, thấm đượm một cảm giác xa vắng, bơ vơ, côi cút, như cảm giác của ta khi thấy cỏ mọc hoang đang ngao hát bài ca vắng người giữa mang mang thiên địa. Không phải ngẫu nhiên mà trong ít nhất hai phương án ngôn từ có thể dùng, Thanh Thảo đã lựa chọn cách diễn đạt không ai chôn cất chứ không phải là không ai chôn được ! Đến lượt độc giả, giọt nước mắt vầng trăng cứ mãi làm ta thao thức, dù nó long lanh trong im lặng, và hình như càng im lặng trong thăm thẳm đáy giếng, nó lại càng long lanh hơn bao giờ hết.
Từ câu đường chỉ tay đã đứt đến cuối bài, nhịp điệu, tiết tấu của thi phẩm không còn gấp gáp và dồn bức nữa. Nó chậm rãi và lắng sâu. Điều này tuân theo đúng lô gích tái hiện và suy ngẫm (tạm quy về phạm trù "nội dung") mà tác giả chọn lựa. Nhưng quan trọng hơn, nó tuân theo lô gích tồn tại của chính cuộc đời : tiếp liền cái chết là sự sinh thành, sau bộc phát, sôi trào là tĩnh lặng, trầm tư, nối theo sự mù loà, khủng hoảng (của xã hội loài người) là sự khôn ngoan, chín chắn,... Trong muôn nghìn điều mà con người phải nghĩ lại khi đã "khôn dần lên", sự hiện diện của nghệ thuật trong đời sống là một trong những điều khiến ta trăn trở nhiều nhất. Việc quy tội, kết tội cho một đối tượng cụ thể nào đó đã đối xử thô bạo với nghệ thuật không còn là chuyện thiết yếu nữa. Hãy lắng lòng để chiêm ngưỡng một sự siêu thoát, một sự hoá thân. Trên dòng sông của cuộc đời, của thời gian vĩnh cửu mà trong khoảnh khắc bừng tỉnh thoát khỏi mê lầm, ta tưởng thấy nó hiện hình cụ thể và dăng chiếu ngang trời, có bóng chàng nghệ sĩ Lor-ca đang bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc. Chàng đang vẫy chào nhân loại để đi vào cõi bất tử. Chiếc ghi ta, cũng là con thuyền thơ chở chàng, có ánh bạc biêng biếc, hư ảo một màu huyền thoại...
Trên thực tế, cái chết của Lor-ca là cái chết tức tưởi do bọn phát xít Frăng-cô gây nên. Nhưng nhìn suốt chiều dài lịch sử, ta thấy Lor-ca không phải là trường hợp nghệ sĩ đầu tiên hay cuối cùng chịu kết cục bi thương bởi các thế lực thù địch với cái đẹp. Vậy phải chăng có thể xem những khổ nạn liên tục là một phần tất yếu trong định mệnh của họ ? Hẳn Thanh Thảo đã nghĩ vậy khi viết tiếp những câu thơ thật gọn nghẽ, "nhẹ nhõm" và "mênh mang" (ta hãy chú ý tới điểm rơi cuối dòng thơ của các từ, cụm từ như đã đứt, vô cùng, sang ngang). Dù ai tiếc thương mặc lòng, đối với người nghệ sĩ như Lor-ca, khi đường chỉ tay đã đứt (đường chỉ tay như dấu ấn của số mệnh đóng lên cơ thể con người), chàng đã dứt khoát được giải thoát. Còn nuối làm chi lá bùa hộ mệnh được xem là vật tàng trữ những sức mạnh thần diệu mà cô gái Di-gan trao cho. Chàng, dứt khoát và mạnh mẽ, ném nó "chìm lỉm" (chữ của Hàn Mặc Tử) vào xoáy nước hư vô, như ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt - cái lặng yên của sự "đốn ngộ", cái lặng yên sâu thẳm, anh minh, mà ở đó, lời nói đã tan đi trong chính nó. Chàng đã đoạt lấy thế chủ động trước cái chết của mình. Chàng đã thắng không chỉ lũ ác nhân mà còn thắng cả chính định mệnh và hư vô nữa. Từ điểm này nhìn lại, ta bỗng thấy câu thơ chàng đi như người mộng du ở phần trên có thêm tầng nghĩa mới. Bị lôi đến chỗ hành hình, Lor-ca vẫn sống như người trong cõi khác. Chàng đang bận tâm đu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top