heocon_doremon

New Member
Download Hướng dẫn ôn tập và các đề Vật lí 6 miễn phí



Câu 4 :Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
B. Lực mà bốn chân ghế tì lên mặt đất.
C. Lực mà không khí đẩy quả bóng bay bay lên.
D. Lực cản mà nước tác dụng lên thuyền bè khi chuyển động.
Câu 5 : Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ
A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa.
C. lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa.

A. MỤC TIÊU :
KIẾN THỨC :
Chủ đề I.(đo độ dài- đo thể tích)
1. Biết được thế nào là đo độ dài. Nêu được các đơn vị đo độ dài thường dùng.
2. Nêu được một số công cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
3. Nhận biết và phân biệt được một số loại thước đô độ dài thường dùng trong thực tế.
4. Xác định được GHĐ và ĐCNN của thước.
5. Đổi được các đơn vị đo độ dài thường dùng.
6. Biết cách đo thể tích của chất lỏng, cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
7. Biết được các đơn vị đo thể tích chất lỏng.
8 . Biết được các công cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
9. Nhận biết được những công cụ đo thể tích, xác định được GHĐ và ĐCNN của công cụ đo .
10.Đo được thể tích của vật bằng bình chia độ hay bình tràn.
Chủ đề II: ( khối lượng, đo khối lượng-lực)
11. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
12.Đơn vị đo khối lượng thường dùng là ki lô gam (kg).
13.Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
14.Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật đó.
15. Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N.
16. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
17. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực và tìm ra tác dụng đẩy hay kéo của lực.
18. Hai lực cân bằng, Lấy được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng.
19. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hay làm vật biến dạng, hay đồng thời làm biến đổi chuyển động của vật và làm biến dạng vật.
20. Đối với một vật đàn hồi, nếu lực tác dụng làm vật biến dạng càng nhiều thì độ mạnh của lực càng lớn và ngược lại.
21. Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của một vật là P = 10m
22. Công thức tính khối lượng riêng:
23.Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.
24. Công thức tính trọng lượng riêng:
25. Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối, kí hiệu là N/m3.
26. Sử dụng thành thạo một số loại cân thường dùng trong đời sống hàng ngày để đo được khối lượng của một vật.
27. Sử dụng thành thạo công thức P = 10m để tính trọng lượng hay khối lượng của một vật khi biết trước một đại lượng.
28.Sử dụng được lực kế để đo độ lớn một số lực thông thường
29.Tra được bảng khối lượng riêng của một chất bất kì trong bảng khối lượng riêng và nêu được ý nghĩa khối lượng riêng của chất đó.
30. Sử dụng thành thạo hai công thức và để giải một số bài tập đơn giản có liên quan.
Chủ đề 3 : (máy cơ đơn giản ):
31. Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
32. Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn).
33. Máy cơ đơn giản giúp con người dịch chuyển hay nâng các vật nặng dễ dàng hơn.
34.Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng, thì lực cần tác dụng vào vật sẽ có hướng khác và có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật, mặt phẳng nghiêng có tác dụng là giảm lực kéo hay đẩy vật và đổi hướng của lực.
35.Lấy được ví dụ trong thực tế có sử dụng mặt phẳng nghiêng.
36. Dựa vào tác dụng của mặt phẳng nghiêng để sử dụng được mặt phẳng nghiêng vào công việc cần thiết hay lấy được ví dụ về ứng dụng của của việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế đã gặp.
MA TRẬN
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Đo độ dài. Đo thể tích
Số câu hỏi
c1
C2
C2,c4.c8
5
Số điểm
0,5
0,5
2
2,5
Khối lượng và lực
Số câu hỏi
2/c18,c11
3/19,c21,c27
2/c22,c30
1/c30
8
Số điểm
1
1,5
1
2
5,5
Máy cơ đơn giản
Số câu hỏi
2/c31,c35
1/c32
1/c34
4
Số điểm
1
0,5
0,5
2
TS câu hỏi
5
4
7
16
TS điểm
2,5
2
5,5
10
ĐỀ BÀI
I/ TRẮC NGHIỆM: (7đ) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Giới hạn đo của một thước là :
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước. D. độ dài tuỳ ta chọn.
Câu 2: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ đã cho sau đây là phù hợp nhất ?
A. Bình 100ml có ĐCNN là 1ml. B. Bình 500ml có ĐCNN là 5ml.
C. Bình 1000ml có ĐCNN là 5ml. D. Bình 1000ml có ĐCNN là 1ml.
Câu 3 : Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3 . Thể tích hòn đá là bao nhiêu ?
A. 141cm3. B. 86cm3. C. 55cm3. D. 31cm3
Câu 4 :Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
B. Lực mà bốn chân ghế tì lên mặt đất.
C. Lực mà không khí đẩy quả bóng bay bay lên.
D. Lực cản mà nước tác dụng lên thuyền bè khi chuyển động.
Câu 5 : Trên một hộp sữa có ghi 500g. Số đó chỉ
A. sức nặng của hộp sữa. B. thể tích của hộp sữa.
C. lượng sữa chứa trong hộp. D. sức nặng và khối lượng của hộp sữa.
Câu 6 :Lực nào sau đây không thể là trọng lực ?
A. Lực tác dụng lên một vật nặng đang rơi.
B. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
C. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
Câu 7: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng
A. vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 8: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
A. chỉ của trọng lực có độ lớn 1N.
B. chỉ của trọng lực có độ lớn 10N.
C. của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi độ lớn 1N.
D. của trọng lực có độ lớn 10N và lực đàn hồi độ lớn 10N.
Câu 9: Một vật có khối lượng 0,5kg thì có trọng lượng:
A. 0,05N B. 0,5N C. 5N D. 50N
Câu 10:Người ta thường dùng mặt phẳng nghiêng trong các việc nào sau đây :
A. Đưa thùng hàng lên sàn ô tô. B. Kéo bao xi măng lên tầng cao.
C. Mở nút 1 cái chai. D. Kéo gầu nước từ dưới giếng lên.
Câu 11 : Trong các công cụ dưới đây, công cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện.
C. Kéo cắt giấy. D. con dao thái.
Câu 12: Một người dùng lực 500N để đưa một vật nặng 1500N từ mặt đất lên xe ô tô bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu thay mặt phẳng nghiêng này bằng một mặt phẳng nghiêng khác dài hơn thì sẽ dùng lực nào trong các lực sau đây :
A. F = 1500 N B. F = 500 N C. F > 500 N D. F < 500 N
Câu 13 : Tác dụng của máy cơ đơn giản:
A. Để hoàn thành công việc nhanh hơn. B. Để thực hiện công việc nhiều hơn.
C. Để thực hiện công việc dễ dàng hơn. D. Để vận chuyển các vật to.
C...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top