gialang00719
New Member
Download Hướng dẫn phân tích đoạn 1 và 2 Bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm miễn phí
Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước. Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”:
“Như nước Đại Việt ta từ thuở trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”
mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen, bằng những câu thơ gợi nhớ đến truyền thuyết xa xưa, đến nền văn minh lúa nước sông Hồng, cùng những phong tục tập quán độc đáo có từ lâu đời. Đó cũng chính là đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân, văn hoá và lịch sử:
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
các bạn tải về để xem đầy đủ nhé
Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước. Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”:
“Như nước Đại Việt ta từ thuở trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”
mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen, bằng những câu thơ gợi nhớ đến truyền thuyết xa xưa, đến nền văn minh lúa nước sông Hồng, cùng những phong tục tập quán độc đáo có từ lâu đời. Đó cũng chính là đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân, văn hoá và lịch sử:
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Phân tích, bình giảng đoạn:
“Những người vợ…
…. hoá núi sông ta”
Bài Làm
A. Mở Bài:
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ Cách mạng để sáng tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt để khẳng định: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”. Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một dáng đứng Việt Nam với hình ảnh: “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”. Tố Hữu với hình ảnh đất nước sáng ngời: “Ôi! Việt Nam từ trong biển máu; Người vươn lên như một thiên thần”. Với chương “Đất nước” trong “Mặt đường khát vọng” (1974), Nguyễn Khoa điềm đã nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước.
B. Thân Bài:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế, là con nhà phê bình văn học Hải Triều, một nhà phê bình xuất sắc đã từng chủ trì lý thuyết “nghệ thuật vị nhân sinh” trong cuộc tranh luận với Hoài Thanh năm 1936 – 1969. “Đất nước” được trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” (1974). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975 trước vận mệnh hiểm cùng kiệt của đất nước.; kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị khá chu đáo trước khi bước vào chiến trường.
Chương “Đất nước” khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “đất nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu sâu đây:
+ Đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử
+ Đất nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý
+ Đất nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại Cách mạng. Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự “hoá thân” của nhân dân vào đất nước muôn đời.
2. Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trên mọi miền đất nước từ Nam chí Bắc. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đã trình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng. Những danh lam thắng cảnh không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hoá thân của những con người không tên không tuổi.
3. Với nghệ thuật đặc sắc, từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm, tác giả viết lên những hình tượng sinh động, giàu sức khái quát. Từ hình sông, thế núi, từ truyền thống tác giả đã tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị, giúp người đọc cảm nhận công lao to lớn của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Tư tưởng đất nước của nhân dân khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người bình dị, vô danh “những con người không ai nhớ mặt đặt tên” nhưng họ đã làm ra đất nước:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi
Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Những địa danh, những hình sông thế núi mang hình người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình kết tinh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:
“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ
Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”
5. Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dân tộc ta từ bao đời nay. Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người học trò cùng kiệt đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đấy:
“Người học trò cùng kiệt góp cho Đất nước mình núi Bút non
Nghiên”
6. Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân:
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Chí căm thù ta rèn thép thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
các bạn tải về để xem đầy đủ nhé
You must be registered for see links