Kitten_Chubby
New Member
Download Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Âm nhạc Lớp 7
Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy Nhạc lí, giúp HS không chỉ biết lí thuyết mà còn được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về các khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho HS nghe ví dụ nào để các em hiểu được bản chất của kiến thức. GV có thể đàn, hát hay dùng băng, đĩa hình để cho HS nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN ÂM NHẠC, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hay yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hay “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hay sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.
5. Lớp 7
Ở lớp 7, một số tiết có nội dung nhiều so với thời gian của một tiết học, có thể giáo viên không đủ thời gian để dạy. Ví dụ: Tiết 5- Trang 16, Tiết 6- Trang 18, Tiết 13- Trang 32, Tiết 28-trang 55…Giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm của bài để phân chia thời gian dạy cho hợp lí (Tham khảo phần hướng dẫn thực hiện dạy các Tiết 6- Bài 2; Tiết 14-Bài 4, Tiết 27-Bài 7 ở Lớp 6).
TT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 8-Tiết 29
61
Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca
Đây là bài đọc thêm (theo quy dịnh là không dạy) nhưng có nội dung tích hợp giáo dục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên GV bằng những hình thức linh hoạt để hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi dựa trên nội dung bài đọc thêm nhưng không kiểm tra kết quả đọc thêm
6. Hướng dẫn sử dụng phần câu hỏi và bài tập
Các câu hỏi và bài tập trong SGK cần được sử dụng một cách linh hoạt. Không cần thiết phải yêu cầu HS thực hiện đầy đủ các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. GV có thể lược bớt, thay thế hay bổ sung các câu hỏi, bài tập âm nhạc cho phù hợp với năng lực, đối tượng HS và điều kiện dạy học cụ thể của từng vùng, miền…
7. Hướng dẫn dạy học Nhạc lí
a) Nội dung và mục tiêu dạy Nhạc lí
Nội dung Nhạc lí ở Trung học cơ sở giới thiệu về các kiến thức sau:
- Những thuộc tính của âm thanh, một số kí hiệu âm nhạc.
- Nhịp và phách; Nhịp , , , ; Nhịp lấy đà.
- Cung và nửa cung, dấu hoá.
- Gam trưởng, giọng trưởng.
- Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ, giọng La thứ hoà thanh.
- Giọng song song, giọng cùng tên.
- Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu từ 1 đến 4 dấu hoá.
- Giới thiệu sơ lược về quãng, hợp âm, dịch giọng.
Phân môn Nhạc lí cung cấp cho HS một số nội dung lí thuyết âm nhạc cơ bản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của các bài học trong phân môn Nhạc lí là giúp HS biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy nội dung nhạc lí trong một tiết khoảng 15-20 phút.
Kiến thức nhạc lí được phân bố đều ở 4 năm học, HS không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với HS. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để HS công nhận, không cần lí giải. GV không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.
b) Quy trình dạy Nhạc lí
Những phân môn mang tính chất lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Các bước dạy nhạc lí cần thực hiện là:
- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
- Củng cố.
c) Kĩ thuật dạy Nhạc lí
* Giới thiệu kiến thức
Giới thiệu kiến thức nhằm để HS ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của nội dung kiến thức nhạc lí. GV giới thiệu hay liên hệ những điều HS đã biết để giới thiệu kiến thức mới. Ví dụ:
- Dạy về nhịp hay , GV có thể yêu cầu HS nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp hay , vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.
- Khi giới thiệu về nhịp lấy đà, GV có thể đưa ra hai bài hát đã học (một bài hát có nhịp lấy đà, và một bài hát không có nhịp lấy đà) để HS so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, GV không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ nh...
Download Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Âm nhạc Lớp 7 miễn phí
Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy Nhạc lí, giúp HS không chỉ biết lí thuyết mà còn được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về các khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho HS nghe ví dụ nào để các em hiểu được bản chất của kiến thức. GV có thể đàn, hát hay dùng băng, đĩa hình để cho HS nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
Tóm tắt nội dung:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN ÂM NHẠC, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK hiện hành.
(3) Không thay đổi thời lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hay yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
(4) Những nội dung trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hay “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hay sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.
5. Lớp 7
Ở lớp 7, một số tiết có nội dung nhiều so với thời gian của một tiết học, có thể giáo viên không đủ thời gian để dạy. Ví dụ: Tiết 5- Trang 16, Tiết 6- Trang 18, Tiết 13- Trang 32, Tiết 28-trang 55…Giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm của bài để phân chia thời gian dạy cho hợp lí (Tham khảo phần hướng dẫn thực hiện dạy các Tiết 6- Bài 2; Tiết 14-Bài 4, Tiết 27-Bài 7 ở Lớp 6).
TT
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Bài 8-Tiết 29
61
Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca
Đây là bài đọc thêm (theo quy dịnh là không dạy) nhưng có nội dung tích hợp giáo dục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên GV bằng những hình thức linh hoạt để hướng dẫn, tổ chức cho HS trao đổi dựa trên nội dung bài đọc thêm nhưng không kiểm tra kết quả đọc thêm
6. Hướng dẫn sử dụng phần câu hỏi và bài tập
Các câu hỏi và bài tập trong SGK cần được sử dụng một cách linh hoạt. Không cần thiết phải yêu cầu HS thực hiện đầy đủ các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. GV có thể lược bớt, thay thế hay bổ sung các câu hỏi, bài tập âm nhạc cho phù hợp với năng lực, đối tượng HS và điều kiện dạy học cụ thể của từng vùng, miền…
7. Hướng dẫn dạy học Nhạc lí
a) Nội dung và mục tiêu dạy Nhạc lí
Nội dung Nhạc lí ở Trung học cơ sở giới thiệu về các kiến thức sau:
- Những thuộc tính của âm thanh, một số kí hiệu âm nhạc.
- Nhịp và phách; Nhịp , , , ; Nhịp lấy đà.
- Cung và nửa cung, dấu hoá.
- Gam trưởng, giọng trưởng.
- Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ, giọng La thứ hoà thanh.
- Giọng song song, giọng cùng tên.
- Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu từ 1 đến 4 dấu hoá.
- Giới thiệu sơ lược về quãng, hợp âm, dịch giọng.
Phân môn Nhạc lí cung cấp cho HS một số nội dung lí thuyết âm nhạc cơ bản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của các bài học trong phân môn Nhạc lí là giúp HS biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy nội dung nhạc lí trong một tiết khoảng 15-20 phút.
Kiến thức nhạc lí được phân bố đều ở 4 năm học, HS không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với HS. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để HS công nhận, không cần lí giải. GV không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.
b) Quy trình dạy Nhạc lí
Những phân môn mang tính chất lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Các bước dạy nhạc lí cần thực hiện là:
- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
- Củng cố.
c) Kĩ thuật dạy Nhạc lí
* Giới thiệu kiến thức
Giới thiệu kiến thức nhằm để HS ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của nội dung kiến thức nhạc lí. GV giới thiệu hay liên hệ những điều HS đã biết để giới thiệu kiến thức mới. Ví dụ:
- Dạy về nhịp hay , GV có thể yêu cầu HS nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp hay , vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.
- Khi giới thiệu về nhịp lấy đà, GV có thể đưa ra hai bài hát đã học (một bài hát có nhịp lấy đà, và một bài hát không có nhịp lấy đà) để HS so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, GV không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ nh...