Download miễn phí Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán





Bố cục đề tài
Thông thường đề tài được trình bày theo kết cấu như sau :
 Trang nhận xét của giáo viên.
 Trang nhận xét của đơn vị thực tập (có ký tên và đóng dấu).
 Trang lời cảm ơn.
 Mục lục (ghi rõ số trang của các tiêu đề chính trong nội dung).
 Lời mở đầu : Sinh viên phải nêu được lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và bố cục chung của
đề tài.
 Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương này nhằm hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan
đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở đối chiếu với thực
tiễn. Sinh viên không nên chép “nguyên văn” nội dung từ sách vở,
chuẩn mực kế toán và kiểm toán.
 Chương 2 : Tình hình thực tế tại công ty thực tập



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

0
2012
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Mở TPHCM
1/1/2012
Hướng dẫn viết đề tài kiểm toán
1
Phần 1: Lựa chọn đề tài
Nguyên tắc chung
 Bạn có thể chọn bất kỳ đề tài nào thuộc phạm vi kiểm toán (tham
khảo các đề tài gợi ý bên dưới).
 Bạn có thể chọn đề tài theo yêu cầu hay gợi ý của công ty kiểm toán
hay giáo viên hướng dẫn.
 Nếu được và trong khả năng của mình, bạn nên chọn những đề tài mới
lạ để nghiên cứu.
Các lĩnh vực có thể chọn đề tài
Các lĩnh vực để chọn đề tài viết chuyên đề thực tập về kiểm toán khá phong
phú, có thể chia thành các nhóm sau:
 Nhóm 1: Kiểm toán các khoản mục/chu trình cụ thể.
Bạn có thể chọn một khoản mục hay chu trình để tìm hiểu, nghiên cứu
về quy trình kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán... đối
với khoản mục/chu trình đó. Đây là dạng đề tài ứng công cụ thể,
không cần tìm hiểu nhiều tài liệu lý thuyết nhưng bạn cần khảo sát
thực tế kỹ lưỡng và đưa ra nhận xét của người viết.
Các khoản mục thường được chọn để viết chuyên đề:
2
- Hàng tồn kho.
- Doanh thu.
- Nợ phải thu.
- Tài sản cố định.
- Nợ phải trả…
 Nhóm 2: Áp dụng các chuẩn mực kiểm toán.
Các đề tài này tìm hiểu các quy định của một chuẩn mực kiểm toán cụ
thể và khảo sát việc áp dụng chuẩn mực này tại công ty kiểm toán. Để
viết đề tài này, bạn cần nắm vững các quy định của chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam để có thể xác định các vấn đề cần khảo sát tại công ty
kiểm toán.
Dưới đây là các chuẩn mực thường được chọn để viết chuyên đề:
- Hồ sơ kiểm toán.
- Kiểm soát chất lượng kiểm toán.
- Gian lận và sai sót.
- Lập kế hoạch kiểm toán.
- Hiểu biết về tình hình kinh doanh.
- Trọng yếu.
- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Kiểm toán năm đầu tiên.
- Thủ tục phân tích.
- Lấy mẫu kiểm toán ...
 Nhóm 3: Dịch vụ kiểm toán đặc biệt.
Khi chọn đề tài này, bạn sẽ khảo sát về những dịch vụ/hợp đồng kiểm
toán khác mà công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng ngoài dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống. Yêu cầu của các đề tài này là
bạn nhận biết được bản chất của dịch vụ và các quy định pháp lý và
chuẩn mực liên quan, quy trình kiểm toán thực tế của đơn vị.
Dưới đây là các dịch vụ đặc biệt có thể chọn để viết chuyên đề:
- Kiểm toán phục vụ cổ phần hóa.
- Dịch vụ kế toán.
- Dịch vụ soát xét.
- Các hợp đồng kiểm toán đặc biệt, như kiểm toán tính tuân thủ,
kiểm toán báo cáo tài chính tóm tắt…
3
- Các hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận ...
 Nhóm 4: Kiểm toán các đối tượng đặc biệt.
Một số đối tượng kiểm toán như ngân hàng, đơn vị sự nghiệp có những
đặc thù riêng trong quy trình kiểm toán. Khi chọn đề tài này bạn cần tìm
hiểu các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan đến kiểm toán đối
tượng được chọn và khảo sát những điểm cần chú ý khi kiểm toán đối
tượng này.
Các đề tài liên quan đến các đối tượng chuyên biệt có thể chọn để viết
chuyên đề là:
- Kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kiểm toán ngân hàng.
- Kiểm toán dự án.
- Kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Kiểm toán các tổ chức không vì mục đích lợi nhuận hay cơ quan hành
chính sự nghiệp (bệnh viện, trường học...) ...
 Nhóm 5: Kiểm soát nội bộ (đối với các bạn không thực tập tại công ty
kiểm toán)
Bạn có thể chọn loại đề tài kiểm toán này khi thực tập tại các tổ chức
như doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hành chính sự nghiệp... Trong
loại đề tài này, sinh viên cần tìm hiểu về quy trình kiểm soát nội bộ đối
với một hoạt động tại tổ chức thực tập. Bạn chỉ nên chọn đề tài này khi
được sự đồng thuận hay ủng hộ của đơn vị thực tập.
Dưới đây là các đề tài kiểm soát nội bộ có thể chọn để viết chuyên đề:
- Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, đầu tư, ngân quỹ... của
ngân hàng
- Kiểm soát nội bộ đối với quy trình doanh thu, chi phí, tiền lương, sản
xuất... của doanh nghiệp
- Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu viện phí, quản lý thuốc... tại
bệnh viện ...
 Nhóm 6: Kiểm toán nội bộ (đối với các bạn không thực tập tại công ty kiểm
toán)
Bạn có thể chọn đề tài này khi thực tập tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại một
tổ chức như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, ngân hàng...
Dưới đây là các đề tài về kiểm toán nội bộ có thể chọn để viết chuyên đề :
4
- Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ
- Tổ chức hồ sơ kiểm toán
- Quy trình kiểm toán các hoạt động cụ thể....
Xác định đề tài.
Từ lĩnh vực đã chọn trên, bạn cần xác định cụ thể đề tài mà mình sẽ viết.
Đề tài cụ thể thường giới hạn trong một phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu nhất
định và điều này thể hiện rõ trong tên đề tài.
Thí dụ 1: Khi chọn lĩnh vực viết đề tài là thủ tục phân tích, bạn có thể chọn
các đề tài khác nhau như:
- Áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch tại công ty
kiểm toán ABC: trọng tâm tìm hiểu cách thức phân tích báo cáo
tài chính khi lập kế hoạch kiểm toán.
- Phân tích tỷ số - Lý thuyết và ứng dụng trong phân tích báo cáo
tài chính tại công kiểm toán XYZ: trọng tâm là đối chiếu giữa các
lý thuyết về phân tích tỷ số với thực tế tại đơn vị.
- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán bằng thủ tục phân
tích: trọng tâm xem xét là việc sử dụng thủ tục phân tích như
một thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán liên
quan đến các khoản mục của báo cáo tài chính.
Thí dụ 2: Nếu chọn lĩnh vực kiểm toán hàng tồn kho, các đề tài có thể
chọn là:
- Quy trình kiểm toán hàng tồn kho: Trọng tâm tìm hiểu các bước
thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.
- Kiểm toán hàng tồn kho dưới góc độ vận dụng chuẩn mực kế toán
và kiểm toán: Tập trung vào việc đối chiếu quy trình của đơn vị
với các quy định của chuẩn mực kiểm toán.
- Kiểm toán hàng tồn kho theo phương pháp tiếp cận hệ thống:
Trọng tâm tìm hiểu cách thức dựa chủ yếu vào các thử nghiệm
kiểm soát để thu thập bằng chứng về hàng tồn kho.
- Các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán hàng tồn kho:
Trọng tâm tìm hiểu cách vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng
chứng (kiểm tra vật chất, kiểm tra tài liệu, xác nhận…) đối với
hàng tồn kho.
Các yếu tố cần cân nhắc
Khi chọn đề tài, sinh viên cần cân nhắc các nhân tố sau:
 Phạm vi đề tài
5
Sinh viên được quyền chọn phạm vi nghiên cứu từ rất rộng (mở
ra cho toàn bộ lĩnh vực đã chọn) cho đến rất hẹp (chỉ giải quyết
một khía cạnh trong lĩnh vực đã chọn). Thường thì một đề tài có
phạm vi rộng thì không thể đi sâu được như những đề tài hẹp.
Do đó, các sinh viên được khuyến khích nên thu hẹp đề tài ở
mức độ phù hợp nhất với năng lực của mình.
 Điểm nhấn của đề tài
Đề tài được đánh giá cao khi có những điểm nhấn thể hiện năng lực hay
công sứ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top