sara_menoshe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động ngoại thương đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay thì vai trò của ngoại thương ngày càng được khẳng định. Hoạt động ngoại thương tạo điều kiện để xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Đối với nhiều nước đặc biệt là các nước phát triển hiện nay chưa có đủ khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc nhập khẩu sản phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, nền sản xuất trong nước đang phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu. Do đó kế hoạch nhập khẩu đang được chú trọng để đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước nhưng vừa cân đối được cán cân thương mại không để nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 là năm đầu tiên đánh dấu sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng và hội nhập, do đó kế hoạch nhập khẩu và tình hình thực hiện kế hoạch đã có những điểm mới, cần được xem xét và phân tích kỹ.




I. KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU VÀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU
Nội dung kế hoạch nhập khẩu bao gồm: Xác định quy mô, tốc độ nhập khẩu , danh mục sản phẩm nhập khẩu chủ yếu, cơ cấu sản phẩm nhập khẩu và thị trường nhập khẩu chủ yếu. Đối với chúng ta mục tiêu của việc nhập khẩu hàng hoá trước hết là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu.
Căn cứ dể xây dựng kế hoạch nhập khẩu là: Một là, Khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, theo đà tăng lên của thu nhập, một mặt nhu cầu máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu tăng lên, mặt khác nhu cầu trong nước với hàng tiêu dùng trên thị trường quốc tế cũng tăng, Hai là sự chuyền dịch cơ cầu ngành, nếu nền kinh tế có được cơ cấu ngành hợp lý, nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm đi. Ba là việc nhập khẩu hàng hoá chủ yếu dựa vào kim ngạch xuất khẩu, do đó xác định quy mô, tốc độ nhập khẩu cần đảm bảo sự tương quan về quy mô và tốc độ xuất khẩu. Nguyên tắc chung là phải tiến tới cân bằng được cán cân xuất- nhập khẩu, sau đó là xuất siêu.
Tác dụng của nhập khẩu sản phẩm là góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước vì có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất. Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1. Qui mô và tốc độ nhập khẩu hàng hoá :
Tình hình nhập khẩu hàng hoá có xu hướng tăng ổn định qua các năm và không có những đột phá. Kim ngạch tăng đều qua các năm do Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao (khoảng trên 8%/năm), do vậy nhu cầu về nhập khẩu tư liêu sản xuất (bao gồm máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu) vẫn ở mức cao. Tuy nhiên qua bảng số liệu cân đối ở dưới ta có thể nhận thấy tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam vẫn tăng khá nhanh, đó là một biểu hiện của một nền kinh tế mất cân đối.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

Nguồn: tổng cục thống kê
2.2. Kim ngạch nhập khẩu trên đầu người (từ năm 2000 đến năm 2006) :
Năm 2000 : 200,94 USD/người
Năm 2001 : 205,88 USD/người
Năm 2002 : 247,09 USD/người
Năm 2003 : 312,72 USD/người
Năm 2004 : 390,09 USD/người
Năm 2005 : 445,21 USD/người
Năm 2006 : 527,59 USD/người
Qua số liệu thống kê trên ta có thể dễ dàng nhận thấy bình quân kim ngạch nhập khẩu trên đầu người đang tăng lên một cách rõ rệt (chỉ trong vòng 7 năm đã tăng lên 2,5 lần). Con số này biểu hiện một thực trạng không tốt của nền kinh tế, nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài.
2.3. Cơ cấu nhóm các mặt hàng nhập khẩu :
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, mục tiêu của việc nhập khẩu hàng hóa trước hết là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất trong nước, do đó cần ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nhiên liệu (xăng, dầu). Tiến tới giảm dần nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất và cung ứng.
d.Nhập khẩu theo thị trường
Trong 8 tháng đầu năm 2007, cơ cấu thị trường khá ổn định, tuy nhiên mức độ gia tăng nhập khẩu từ các thị trường đã có biến động khác nhau. Nhập khẩu từ Hàn Quốc ổn định chiếm 36,5% tổng kim ngạch. Trong khi đó, nhập khẩu từ Nhật Bản đã tăng mạnh trở lại chiếm 25,7% sau khi giảm mạnh trong quý I/07. Các doanh nghiệp đã tăng nhập từ một số thị trường mới như: Latvia, Haiti, Thổ Nhĩ Kỳ, Lithuania... nhằm tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.
Có 44 thị trường cung cấp mặt hàng chỉ cho nước ta trong 8 tháng đầu năm, tăng 10 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng khá và là thị trường cung cấp lớn nhất đạt kim ngạch gần 11,8 triệu USD, chiếm 36,5 % tổng kim ngạch, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Nhật Bản tăng mạnh trong cuối quý II và đầu quý III/07, đến tháng 8/07 đã có dấu hiệu tăng chậm lại. 8 tháng đầu năm nay đạt kim ngạch 8,3 triệu USD, tăng 66,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông với mức tăng khá ổn định, đạt kim ngạch 4,7 triệu USD và 4,1 triệu USD, tăng lần lượt 24%; 25,5% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu từ một số thị trường: Đức tăng 392,7%, Sweden tăng 509,3%; Triều Tiên tăng 23.622%; Băngladesh tăng 4.710% so với cung fkỳ năm 2006.
Tính chung, 9 tháng đầu năm 5 đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ 5 thị trường này chiếm hơn 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Nhập khẩu tăng rất cao và nhập siêu cao được coi là một vấn đề nổi cộm của nước ta đang được mọi người quan tâm. Nếu năm 2006 xuất khẩu là 39.6 tỷ USD, nhập khẩu là 44.4 tỷ USD, nhập siêu 4.8 tỷ USD thì 9 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu là 35.2 tỷ USD,nhập khẩu 42.8 tỷ USD đạt 87.3 % so với kim ngạch nhập khẩu cả năm(kế hoạch 49.1 tỷ USD), nhập siêu 7.6 tỷ USD( kế hoạch 5.4 tỷ USD). Nhập siêu mạnh khiến cho cán cân thương mại chênh lệch mạnh với tỷ lệ nhập siêu/ xuất khẩu tới mức cao 21.59 %. Dự báo của Bộ Công Thương cuối năm 2007 nhập siêu là 8 tỷ USD. Song đó là sự nhập siêu cần thiết hợp với quy luật đối với nước ta trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu vì về cơ bản cả xuất và nhập khẩu, chúng ta đều vẫn giữ được động thái tích cực của sự phát triển ngoại thương trong giai đoạn đầu của một nền kinh tế mở đang đẩy mạnh CNH, HĐH theo hướng: tăng xuất những sản phẩm đang có lợi thế so sánh cao (cho dù phải xuất cả những sản phẩm thô, hay chỉ mới qua sơ chế có hàm lượng chất xám thấp, giá rẻ - một hạn chế lớn của ta hiện nay) để có nguồn thu ngoại tệ nhập những sản phẩm cần thiết cho phát triển sản xuất trong nước và nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho dân sinh (cho dù phải nhập cả những sản phẩm kỹ thuật, công nghệ có hàm lượng chất xám cao, giá đắt); Thứ nữa, cho đến nay việc nhập khẩu bằng con đường chính ngạch của ta vẫn được kiểm soát khá chặt chẽ theo định hướng chỉ nhập những sản phẩm cần thiết cho quốc kế dân sinh, nghĩa là chỉ nhập, và thậm chí ưu tiên nhập những sản phẩm cần thiết cho việc đấy mạnh CNH - HĐH đất nước, kể cả những sản phẩm cần thiết cho tiêu dùng thiết yếu của nhân dân mà ta chưa có điều kiện sản xuất được, hay sản xuất được nhưng không hiệu quả bằng nhập.
Nguyên nhân của nhập siêu mạnh trong giại đoạn hiện nay là:
Thứ nhất là do nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng nhanh và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Sự tăng trưởng có phần quan trọng là do cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trong công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, hai nhóm ngành trên đã trở thành động lực quyết định sự tăng trưởng cao của cả nền kinh tế - và hệ quả đương nhiên là để có sự tăng trưởng như vậy thì sản xuất đã phát triển lại càng phát triển hơn, kéo theo nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiêt bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại vì thế càng gia tăng.
Bên cạnh đó, riêng 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã đăng ký đã lên tới 5,2 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó vốn thực hiện là 2,2 tỷ USD, tăng 20 % so với cùng kỳ năm trước và đang có xu hướng gia tăng. Từ đó dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư tăng mạnh.
Thứ hai, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Các chính sách phát triển ngoại thương nhằm thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu thế hội nhập ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty thương mại xuất nhập khẩu Viễn Đông Luận văn Kinh tế 0
D Kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (agifish) Nông Lâm Thủy sản 0
T Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá tra cá basa của công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang Nông Lâm Thủy sản 0
N Thực trạng về hoạt động nghiệp vụ xuất nhập khẩu được thực tập ở phòng xuất nhập khẩu thuộc Vụ Kinh tế dịch Bộ Kế hoạch đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
K đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trong kế hoạch kinh doanh ở Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp I Tài liệu chưa phân loại 0
T giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hoá chiến lược marketing tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất nhập khẩu Tài liệu chưa phân loại 0
C Báo cáo Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm thuỷ tinh cao cấp nhập khẩu của công ty CP sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản NAFORIMEX Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
T Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ của giáo viên dạy hoà nhập tại các trường tiểu học Tài liệu chưa phân loại 2
F [Hỏi-Đáp] Lập kế hoạch xâm nhập thị trường Kêu gọi đầu tư, hợp tác khởi nghiệp 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top