irvine00_54

New Member
Download Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông 18

Download Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng giao thông 18 miễn phí





- Góc bên trái của phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị( hay đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho, phiếu xuất kho lập cho một hay nhiều thứ vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hay cùng một mục đích sử dụng.
- Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên đơn vị bộ phận, số và ngày, tháng năm lập phiếu, lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
- Cột A,B,C,D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hoá.
- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người( bộ phận) sử dụng.
- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hay ít hơn số lượng yêu cầu)
- Cột 3: Kế toán ghi đơn giá.
- Cột 4: Tính giá thành tiền của từng loại vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho ( Cột 4 = Cột 2 * Cột 3).
- Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, hàng hoá công cụ công cụ thực tế đã xuất kho.
- Dòng “ tổng số tiền bằng chữ”: Ghi tổng số tiền bằng chữ trên phiếu xuất kho.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

êm với công việc cụ thể là: đào đường, xây dựng các công trình cầu đường...Với đặc điểm như vậy nên NVL sử dụng cho việc sản xuất sản phẩm của Công ty cũng mang những đặc thù khác nhau.
Từ những đặc điểm trêm cho thấy việc quản lý NVL của Công ty có những khó khăn riêng biệt. Vấn đề đặt ra cho công ty là phải đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ NVL và sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao kết quả sản xuất, đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của Công ty. Chính vì vậy ở Công ty đã tiến hành phân loại NVL.
2, Phân loại NVL :
Do có nhiều chủng loại NVL khác nhau, nên muốn quản lý tốt vật liệu và hạch toán chính xác vật liệu chính xác vật liệu thì cần tiến hành phân loại NVL một cách khoa học và hợp lý.
- Căn cứ vào nội dung kinh kế vật liệu được chia thành các loại sau:
+ Vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của Công ty, tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Bao gồm: Đất đá, cát , sỏi, xi măng...
+ Vật liệu phụ: gồm rất nhiều loại khác nhau, tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song vật liệu phụ rất đa dạng và phong phú, nó mang tính đặc thù khác nhau. Có những tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như làm thay đổi bên ngoài của sản phẩm.
+ Nhiên liệu: là các loại xăng, dầu, mỡ... phục vụ cho quá trình vận hành máy móc thiết bị của Công ty mua sắm, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị.
+ Phế liệu thu hồi: chủ yếu là những loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất.
Xét về mặt chi phí, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí NVL chính. Do đó một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng có ảnh hưởng ngay tới giá thành sản phẩm. Do vậy mà Công ty phải có biện pháp thu mua vận chuyển, bảo quản tốt tránh tình trạng hư hao, mất mát làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của Công ty, đồng thời tính toán sao cho chi phí vận chuyển là thấp nhất.
3, Đánh giá vật liệu:
- Vật liệu chủ yếu của Công ty là nguồn thu mua ngoài như xi măng, đất, đá, cát, sỏi...
- Thực tế ở Công ty, vật liệu được đánh giá theo thực tế, sử dụng theo phương pháp tính giá: Nhập trước, xuất trước. Theo phương pháp này, dựa tên giả định hàng nào nhập trước sẽ xuất trước, và trị giá NVL xuất kho sẽ đước tính bằng số lượng hàng xuất kho * đơn giá của hàng nhập kho theo thứ tự thời gian từ trước đến sau.NVL tồn kho được tính theo số lượng NVL tồn kho và đơn giá của những lô hàng nhập sau hiện còn.
Trong phần hạch toán vật liệu ở Công ty Cổ phần XDGT 18 sử dụng các chứng từ kế toán:
Hoá đơn GTGT.
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
II, Nội dung chi tiết của các loại chứng từ, sổ sách.
1, Hoá đơn GTGT:
a) Mục đích:
- Là cơ sở để chứng minh cho các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra, là cơ sở để ghi sổ kế toán và thông tin kinh tế về các hoạt động kinh tế tài chính đó.
- Giúp cho kế toán quản lý được quá trình mua bán nguyên vật liệu, giúp cho việc phân loại chứng từ, tổng hợp số liệu một cách thuận lợi.
- Hoá đơn GTGT giúp cho việc kiểm tra, thanh tra tính trung thực, tính hiệu quả về mặt thời gian các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành, xác định trách nhiệm của đơn vị, bộ phận, cá nhân đối với hoạt động kinh tế tài chính, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động kinh tế tài chính, phân loại hoạt động kinh tế theo đối tượng để ghi sổ kế toán đúng đắn và quản lý có hiệu quả.
- Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển và tin học được ứng dụng rộng rãi trong kế toán, các chứng từ cần được xây dựng, thiết kế như một phương tiện ghi nhận, lưu giữ thông tin để sử dụng trong kế toán đảm bảo cho các phương tiện kỹ thuật tin học sử dụng trong kế toán có thể thực hiện thu nhận thông tin đã được ghi nhận, lưu giữ.
b) Yêu cầu: Những yếu tố cơ bản của hoá đơn là những yếu tố bắt buộc mà bất cứ hoá đơn nào cũng phải có:
- Tên gọi của chứng từ: Mọi hoá đơn chứng từ kế toán phản ánh trực tiếp các hoạt động kinh tế tài chính đều phải có tên gọi. Giúp cho việc phân loại, tổng hợp số liệu.
- Ngày lập hoá đơn: phải ghi rõ ngày lập, số hiệu của hoá đơn, mã số thuế của đơn vị mua hàng.
- Tên, địa chỉ, chữ ký và dấu ( nếu có) của đơn vị, bộ phận, cá nhân có liên quan tới hoạt động kinh tế tài chính ghi trong hoá đơn.
Phải có chữ ký của kế toán trưởng- người kiểm soát hoạt động kinh tế tài chính, chữ ký của thủ trưởng đơn vị- người phê duyệt và đóng dấu của đơn vị.
- Nội dung tóm tắt các hoạt động mua bán cần diễn đạt gọn, rõ ràng, chính xác.
- Các đơn vị đo lường cần thiết: Mỗi loại hàng hoá cần sử dụng đơn vị đo lường thống nhất.
- Ngoài ra một số hoá đơn có thêm yếu tố thời gian thanh toán, hình thức thanh toán, thuế...
- Các yếu tố này cần bố trí, sắp xếp hợp lý, đảm bảo cho việc ghi chép thuận tiện.
c) Nội dung:
- Nội dung của hoá đơn thể hiện ý nghĩa tính hợp pháp, hợp lý của hoạt động kinh tế tài chính, bởi vậy cần diễn đạt gọn, rõ ràng, chính xác giúp cho việc kiểm tra, thanh tra nội dung hoạt động kinh tế tài chính và ghi sổ kế toán hoạt động đó được đúng đắn.
d) Phương pháp ghi chép.
Hoá đơn GTGT gồm 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại cuống
+ Liên 2: Giao khách hàng
+ Liên 3: Lưu tại cuống( cuối tháng bỏ ra lưu theo chứng từ đã xuất).
Biểu hoá đơn GTGT gồm 6 cột:
+ Cột 1: Ghi số thứ tự
+ Cột 2: Ghi tên hàng hoá, dịch vụ.
+ Cột 3: Ghi đơn vị tính.
+ Cột 4: Ghi số lượng
+ Cột 5: Ghi đơn giá
+ Cột 6: Thành tiền = Số lượng * Đơn giá.
- Cộng tiền hàng: Cộng dọc Cột 6. Ghi rõ mức thuế suất GTGT... %. Mức phí xăng dầu( nếu là hoá đơn mua dầu).
- Tổng tiền thanh toán = Cộng tiền hàng + Thuế suất GTGT + Phí xăng dầu
( nếu có)
- Ghi rõ tổng số tiền bằng chữ.
e) Công việc của nhân viên kế toán:
- Hạch toán ban đầu có thể do nhân viên kế toán hay những người có liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế tài chính thực hiện. Các chứng từ liên quan đến quá trình hoạt động của đơn vị nảy sinh ở những thời điểm khác nhau, thời gian khác nhau đều phải được tập trung về bộ phận của kế toán của đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ để sử lý và sử dụng trong công tác kế toán, công tác quản lý. Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ theo số liên quy định và bộ phận kế toán đơn vị thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra chứng từ. Khi nhận được chứng từ kế toán thực hiện kiểm tra các nội dung: tính hợp pháp, hợp lệ của hoạt động kinh tế ghi trong chứng từ, tính rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực của các yếu tố. Những chứng từ không đảm bảo phải báo ngay cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị để xử lý kịp thời. Những chứng từ đảm bảo không vi phạm mới sử dụng để ghi số kế toán.
- Tập hợp, phân loại chứng từ phục vụ ghi sổ kế toán.
- Chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra và hoàn chỉnh cần được tổ chức luân chuyển đến các bộ phận, đơn vị, cá nhân có liên quan ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Viettel Nghệ An Kế toán & Kiểm toán 0
D kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần thương mại đầu tư xây dựng nam phát Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy Bê tông Amaccao Kế toán & Kiểm toán 0
D Tính toán thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công chi tiết càng C15 với nguyên công phay đồng thời các mặt A , B và E Khoa học kỹ thuật 0
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M Công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở xí nghiệp 26.1 - Công ty 26 Luận văn Kinh tế 0
R Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
A Hoàn thiện hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 2
W Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty công trình giao thông Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top