bestking13
New Member
Download Khóa luận Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ vận tải Hiệp Phương miễn phí
Chi phí NVL trực tiếp tại công ty bao gồm NVL chính, NVL phụ, vật liệu luân chuyển dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất thi công công trình.
- Nguyên vật liệu chính bao gồm bê tông cốt thép, dây cáp, gạch đá, xà sứ các chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng định mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức.
- Nguyên vật liệu phụ bao gồm bu lông, ốc vít
Với đặc điểm hoạt động của ngành xây dựng nên yếu tố chi phí NVL thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp của công ty, do đó việc hạch toán chi phí NVL và quản lý NVL vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty luôn chú trọng tới việc hạch toán quản lý nguyên vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và trong cả quá trình sản xuất thi công ở công trường.
Công ty hầu hết phải mua ngoài các loại nguyên vật liệu theo giá thị trường. Với đặc điểm sản phẩm xây dựng có thời gian thi công kéo dài do đó giá nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng lớn từ sự biến động cung cầu trên thị trường. Hiện nay công ty hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình theo giá thành thực tế của từng loại vật liệu. Giá nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo giá thực tế đích danh. Tùy thuộc vào từng công trình cụ thể mà công ty mua NVL sử dụng cho công trình đó ngay tại nơi diễn ra công trình. Do đó nguyên vật liệu mua ngoài sử dụng ngay không qua kho.
Khi có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công, hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý, tháng phải được gửi cho ban lãnh đạo công ty xem xét, tính toán tính hợp lý, hợp lệ của tài liệu đó, giá cả vật tư rồi mới quyết định mua vật tư. Nếu được sự đồng ý, phê duyệt thi thủ quỹ sẽ xuất quỹ tạm ứng mua vật tư. Vật tư mua ngoài chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công và thuộc trách nhiệm quản lý của chủ nhiệm công trình thi công.
thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp cho công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.
Trong trường hợp công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:
Z = Ddk + C – Dck
Trong đó:
Z : Giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.
Dđk, Dck : Chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
C : Chi phí phát sinh trong kỳ.
Nếu các công trình, hạng mục công trình có thiết kế khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một Đội công trình sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện theo dõi quản lý riêng việc sử dụng các chi phí khác nhau cho từng công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất đã tập hợp được trên toàn bộ công trình, hạng mục công trình đều phải được phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình. Khi đó, giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình là:
Gdti xH
Trong đó:
H : Tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế.
H =
SC
SGdt
x 100%
∑C : Tổng chi phí thực tế của các công trình, hạng mục công trình
∑Gdt : Tổng dự toán của tất cả các công trình
Gdti : Giá trị dự toán của công trình thứ i
*Phương pháp tổng cộng chi phí.
Đối với các công trình, hạng mục công trình phải qua nhiều giai đoạn thi công thì giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình được tính như sau:
Z = Dđk+ C1 + C2 + … + Cn - Dck
Trong đó:
Z : Giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình
C1,C2,… Cn : Chi phí xây dựng công trình ở từng giai đoạn
Dđk, Dck : Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo.
*Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Theo phương pháp này, giá thành được xác định:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp
=
Giá thành định mức của sp xây lắp
+
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
Chênh lệch do thoát ly định mức
Trong đó:
Giá thành định mức là giá định mức của các chi tiết cấu thành nên sản phẩm xây lắp và giá thành sản phẩm của từng giai đoạn của từng công trình hạng mục công trình.
Chênh lệch do thay đổi định mức = định mức cũ - định mức mới
Chênh lệch thoát ly định mức
=
Chi phí thực tế (theo từng khoản mục)
_
Chi phí định mức (theo từng khoản mục)
Áp dụng phương pháp này có tác dụng trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý tiết kiệm hiệu quả hay lãng phí sản xuất ngay cả khi chưa có sản phẩm hoàn thành. Giảm bớt khối lượng tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp.
*Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu các công trình theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Chu kỳ sản xuất của mỗi đơn đặt hàng thường dài, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo.
Theo phương pháp này, kế toán giá thành mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh được tập hợp lại theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp đựoc cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Trong trường hợp nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được đến thời điểm đó của từng đơn đặt hàng sẽ là chi phí của khối lượng xây lắp dở dang.
IV. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN SỬ DỤNG ĐỂ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP:
Sổ kế toán tổng hợp: Tuỳ theo từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán tương ứng với từng hình thức để thực hiện kế toán các chỉ tiêu tổng hợp về chi phí sản xuất. Nhưng ở hình thức nào cũng có chung hình thức sổ cái tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán tổng hợp được mở một sổ cái và nó đều phản ánh một chỉ tiêu về chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. Nó cung cấp các chỉ tiêu thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí giá thành. Cụ thể:
- Theo hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, thì sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 621, TK622, TK 623, TK627, TK 154.
- Theo hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”, hệ thống sổ kế toán tập hợp là các nhật ký chứng từ, sổ cái TK 621, TK622, TK 623, TK 627, TK154, các bảng kê và bảng phân bổ.
- Theo hình thức kế toán “ nhật ký chung”, hệ thống sổ kế toán tổng hợp bao gồm: sổ nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154.
Sổ kế toán chi tiết : Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về chi phí sản xuất và giá thành mà kế toán sẽ mở các sổ chi tiết để kế toán các chỉ tiêu chi tiết về chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin về các doanh nghiệp. Thông thường mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm:
Sơ đồ số 8:
Sổ kế toán vật tư,
tiền lương,
TSCĐ, vốn bằng tiền…
Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh
Sổ kế toán tổng hợp TK 621, TK 622,
TK 623, TK 627.
Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, tài liệu kế toán về khối lượng sản phẩm sản xuất
Sổ chi tiết chi phí sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Sổ kế toán tổng hợp TK 154
Báo cáo sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất, giá thành
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HIỆP PHƯƠNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HIỆP PHƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty CP Xây dựng và dịch vụ vận tải Hiệp Phương được thành lập từ tháng 9 năm 2006. Là đơn vị kế thừa tổ chức cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lành nghề của Đại lý Vận tải và xây dựng giao thông Hải Phòng có từ năm 1993 và hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 0203002534 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp ngày 14/9/2006.
Trụ sở hoạt động kinh doanh và giao dịch của công ty tại số 278 Đường Đà Nẵng - Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại : 0313.852623
FAX : 0313852623
Vốn điều lệ của công ty: 2.600.000.000 VND
Mã số thuế: 0200688841
Công ty vay tín dụng tại ngân hàng Techcombank- Hải Phòng với mã tài khoản: 10920210641017
Lĩnh vực kinh doanh của công ty: xây dựng công trình giao thông dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cấp thoát nước, nạo vét sông biển, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải, tư vấn thiết kế gi
Last edited by a moderator: